Cát Tiên
Cát Tiên là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
Cát Tiên
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Cát Tiên | |||
![]() Một góc phố ở thị trấn Cát Tiên | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Tây Nguyên | ||
Tỉnh | Lâm Đồng | ||
Huyện lỵ | thị trấn Cát Tiên | ||
Trụ sở UBND | Tổ dân phố 13, thị trấn Cát Tiên | ||
Phân chia hành chính | 2 thị trấn, 7 xã | ||
Thành lập | 1987[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 11°39′38″B 107°23′27″Đ / 11,660556°B 107,390833°Đ | |||
| |||
Diện tích | 427,20 km² | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 35.283 người[2] | ||
Mật độ | 83 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Mạ, Xtiêng, Mnông, Cơ Ho | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 683[3] | ||
Mã điện thoại | 0263 | ||
Biển số xe | 49-N1 xxx.xx | ||
Website | cattien | ||
Địa bàn huyện Cát Tiên thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Địa lýSửa đổi
Cát Tiên nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Đạ Tẻh và huyện Bảo Lâm
- Phía tây giáp tỉnh Bình Phước
- Phía nam giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía bắc giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Phước.
Cát Tiên nằm ở vùng thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đa Dâng (còn gọi Đạ Đờng) làm ranh giới tự nhiên ở phía bắc, phía tây và phía nam của huyện.
Địa hìnhSửa đổi
Địa hình cơ bản của Cát Tiên là địa hình núi thấp chuyển tiếp từ vùng cao Nam Tây Nguyên xuống vùng đồng bằng. Độ cao trung bình 400m. Cát Tiên là một vùng tiếp giáp giữa Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, được bao bọc bởi sông Đồng Nai từ 3 phía: tây, nam, bắc.
Khí hậuSửa đổi
Cát Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nền nhiệt và bức xạ mặt trời cao đều quanh năm, không có những thay đổi cực đoan về khí hậu.
Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều tạo ra hai mùa: mùa mưa và mùa khô trái ngược nhau. Cát Tiên luôn luôn chịu cảnh hạn hán về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa. Hàng năm, về mùa lũ, đất trồng lúa bị ngập lũ, độ sâu và thời gian ngập rất khác nhau giữa các khu vực, độ sâu ngập từ 0,5 đến hơn 3m, thời gian ngập kéo dài từ 15 ngày tới 3 tháng, có nơi ngập nước quanh năm. Tuy nhiên, kể từ khi thủy điện Đồng Nai 4,5 hoàn thành thì Cát Tiên đã không còn lũ lụt quanh năm. Khí hậu Cát Tiên có những tháng nóng và những tháng lạnh, đặc biệt những tháng giáp Tết Nguyên đán, có những năm 15-19 độ C.
Tài nguyên thiên nhiênSửa đổi
Về thổ nhưỡng, Cát Tiên có 3 nhóm đất chính: - Đất phù sa trên địa hình bằng thấp dọc sông Đồng Nai và các dòng suối, phù hợp cho việc trồng lúa nước, chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp; - Đất vàng đỏ trên đá phiến sét có tuổi địa chất rất cổ trên địa hình cao; - Đất dốc tụ. Đỉnh núi cao nhất trong huyện là Laet Bite, nằm ở phía đông bắc, cao 659m.
Vườn quốc gia Cát Tiên, có khu bảo tồn tê giác một sừng.
Hành chínhSửa đổi
Huyện Cát Tiên có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Cát Tiên (huyện lỵ), Phước Cát và 7 xã: Đồng Nai Thượng, Đức Phổ, Gia Viễn, Nam Ninh, Phước Cát 2, Quảng Ngãi, Tiên Hoàng.
Dân cư, kinh tếSửa đổi
Toàn huyện rộng 428,3 km² và có 37,8 nghìn người (năm 2004). Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, dân số Cát Tiên năm 2003 là 39.500 người, bao gồm các dân tộc Kinh, Mạ, Xtiêng, Mnông, Cơ Ho...
Dân cư 91% làm nông nghiệp. Trồng đậu tương, dâu tằm, lúa, ngô. Chăn nuôi bò,.
Lịch sửSửa đổi
Xưa kia phần lớn địa bàn huyện Cát Tiên thuộc tỉnh Biên Hòa. Thời Việt Nam Cộng hòa, phần lớn huyện Cát Tiên thuộc quận Đôn Luân, tỉnh Phước Long. Đến năm 1977 thuộc xã Đồng Nai, huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé.
Ngày 29 tháng 12 năm 1981, chuyển xã Đồng Nai thuộc huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé về huyện Đạ Huoai của tỉnh Lâm Đồng quản lý.[4]
Ngày 6 tháng 3 năm 1984, chia xã Đồng Nai thành 4 xã: Đồng Nai, Quảng Ngãi, Phù Mỹ và Phước Cát.[5]
- Chia xã Quảng Ngãi thành 2 xã: Quảng Ngãi và Tư Nghĩa
- Chia xã Phù Mỹ thành 2 xã: Phù Mỹ và Mỹ Lâm
- Chia xã Đồng Nai thành năm đơn vị hành chính: xã Đức Phổ, xã Nam Ninh, xã Gia Viễn, xã Tiên Hoàng và thị trấn Đồng Nai
- Chia xã Phước Cát thành 2 xã: Phước Cát 1 và Phước Cát 2.
Huyện Cát Tiên được thành lập vào năm 1987, do chia huyện Đạ Huoai thành 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên[1]. Khi mới thành lập, huyện Cát Tiên có thị trấn Đồng Nai và 10 xã: Đức Phổ, Gia Viễn, Mỹ Lâm, Nam Ninh, Phù Mỹ, Phước Cát 1, Phước Cát 2, Quảng Ngãi, Tiên Hoàng, Tư Nghĩa.
Ngày 31 tháng 12 năm 2002, thành lập xã Đồng Nai Thượng thuộc từ một phần diện tích và dân số của xã Tiên Hoàng[7].
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, hợp nhất xã Phù Mỹ và thị trấn Đồng Nai thành thị trấn Cát Tiên.[8]
Ngày 12 tháng 4 năm 2018, thành lập thị trấn Phước Cát trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Phước Cát 1[9].
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Mỹ Lâm vào xã Nam Ninh, sáp nhập xã Tư Nghĩa vào xã Quảng Ngãi.[10]
Huyện Cát Tiên có 2 thị trấn và 7 xã như hiện nay.
Xem thêmSửa đổi
Tham khảoSửa đổi
- ^ a b “Quyết định 68-HĐBT năm 1986 điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đạ Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng”.
- ^ “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Tổng cục Thống kê.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Nghị quyết của Quốc hội về việc sáp nhập xã Đồng Nai thuộc huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé vào huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng
- ^ Quyết định 38-HĐBT phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Lâm Đồng
- ^ Quyết định 67-HĐBT điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Đạ Huoai, Đơn Dương, Di Linh và thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng
- ^ “Nghị định 112/2002/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Lâm Hà, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng”.
- ^ “Nghị quyết 134/NQ-CP năm 2013 điều chỉnh địa giới hành chính xã, thị trấn để mở rộng địa giới hành chính thị trấn Lạc Dương thuộc huyện Lạc Dương, thị trấn Di Linh thuộc huyện Di Linh, thị trấn Đồng Nai thuộc huyện Cát Tiên và đổi tên thị trấn Đồng Nai thành thị trấn Cát Tiên thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng”.
- ^ “Nghị quyết số 493/NQ-UBTVQH14 năm 2018 về việc thành lập thị trấn Phước Cát thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng”.
- ^ “Nghị quyết số 833/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng”.
Liên kết ngoàiSửa đổi
- Trang web chính thức
- Giới thiệu huyện Cát Tiên. Lưu trữ 2013-04-02 tại Wayback Machine