Người Việt

dân tộc ở châu Á có nguồn gốc từ miền bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc ngày nay

Người Việt hay người Kinh là một dân tộc hình thành tại khu vực địa lý mà ngày nay là miền Bắc Việt Nammiền nam Trung Quốc. Đây là dân tộc chính, chiếm khoảng 86,2% dân số Việt Nam và được gọi chính thức là dân tộc Kinh để phân biệt với những dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Ngôn ngữ chính của người Việt là tiếng Việt, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Việt của ngữ hệ Nam Á. Người Việt sinh sống trên khắp đất nước Việt Nam và một số nước khác. Cộng đồng người Việt hải ngoại đông nhất định cư ở Hoa Kỳ.

Người Việt / Kinh
Tổng dân số
100 triệu
Khu vực có số dân đáng kể
 Việt Nam82,09 triệu (2021)[1]
 Hoa Kỳ2.183.000 (2019)[2]
 Campuchia400.000-1.000.000[3]
 Nhật Bản432.934 (2021)[4]
 Pháp300.000[5]–350.000[6][7]
 Úc294.798 (2016)[8]
 Canada240.514[9]
 Đài Loan215.491 (2022)[a]
 Hàn Quốc208.000 (2021)[19]
 Đức200.000 (2021)[20]
 Nga13.954[21]–150.000[22]
 Thái Lan100.000[23][24]–500.000[25]
 Lào100.000[26]
 Vương quốc Anh90.000[27]–100.000[28][29]
 Malaysia80.000[30]
 Cộng hòa Séc60.000-80.000[31]
 Ba Lan40.000-50.000[31]
 Angola40.000[32][33]
 Trung Quốc36.205 (2010)[b][34] - 303.000 (2020)[35]/33.112 (2020)[36][c]
 Na Uy28.114 (2022)[37]
 Hà Lan24.594 (2021)[38]
 Thụy Điển21.528 (2021)[39]
 Ma Cao20.000 (2018)[40]
 UAE20.000[41]
 Ả Rập Xê Út20.000[42][43][44]
 Slovakia7.235[45]–20.000[46]
 Đan Mạch16.141 (2022)[47]
 Singapore15.000[48]
 Bỉ12.000-15.000[49]
 Phần Lan13.291 (2021)[50]
 Síp12.000[51][52]
 New Zealand10.086 (2018)[53]
 Thụy Sĩ8.000[54]
 Hungary7.304 (2016)[55]
 Ukraina7.000[56][57]
 Ireland5.000[58]
 Ý5.000[59]
 Áo5.000[60][61]
 România3.000[62]
 Bulgaria2.500[63]
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
Tôn giáo
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáoTín ngưỡng dân gian[64][65][66]
Công giáo, Cao Đài, Hòa Hảo và các tôn giáo khác.
Sắc tộc có liên quan
Một nhóm phụ nữ trong một gia đình người Việt những năm 1950

Nguồn gốc

Truyền thuyết

Theo truyền thuyết, những người Việt đầu tiên là con cháu của một thần rồng tên là Lạc Long Quân và một vị tiên tên là Âu Cơ. Hai người đã lấy nhau, sinh sống cùng nhau và đẻ ra một bọc 100 trứng, số trứng này nở ra 100 người con. Những người con sinh ra cùng một bọc gọi là "cùng bọc" (hay còn gọi là Đồng bào) và "đồng bào" là cách gọi của người Việt để nói rằng tất cả người Việt Nam đều có chung một nguồn gốc.

Nhân chủng học

Có hai luồng quan điểm về nguồn gốc của người Việt. Một số học giả tin rằng người Việt đầu tiên di chuyển từ quần đảo Indonesia thông qua bán đảo Mã Lai và Thái Lan cho đến khi họ định cư ở khu vực đồng bằng sông Hồng,[67] bằng cách lần theo con đường của các công cụ đá từ cuối Thế Pleistocen (600.000-12.000 trước Công nguyên), trên đảo Java, bán đảo Malaysia, Thái Lan và phía bắc Miến Điện. Những công cụ bằng đá được cho là các công cụ con người đầu tiên được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà khảo cổ tin rằng vào thời điểm này Hymalaya, một dãy núi ở miền bắc Miến Điện và Trung Quốc, tạo ra một rào cản băng giá cô lập người dân Đông Nam Á. Một số khác cho rằng người Việt đầu tiên vốn là một bộ tộc gốc Mông Cổ ở Tây Tạng, di cư xuống phía nam từ thời đồ đá cũ.[68] Nhóm dân tộc này định cư tại vùng Bắc Bộ, thượng nguồn sông Hồng ngày nay và tạo nên nền văn minh Đông Sơn. Nhóm bộ tộc này cũng có sự tương đồng rất lớn về nhân chủng, văn hóa với các tộc người ở phía Nam Trung Quốc - mà sử Trung Quốc còn gọi là cộng đồng Bách Việt.

Vào năm 257 TCN An Dương Vương thành lập vương quốc Âu Lạc, tại miền Bắc Việt Nam bây giờ. Vào năm 208 TCN vua nước Nam ViệtTriệu Đà tiến đánh và chiếm được Âu Lạc. Triệu Đà hợp nhất Âu Lạc vào Nam Việt.

Năm 2019, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc - công nghệ gen Vinmec công bố kết quả nghiên cứu về bộ gen người Việt khẳng định sự khác biệt giữa quần thể người Hán và quần thể người Việt. Người Việt có nguồn gốc chính từ người Đông Nam Á cổ đại. Nghiên cứu của Vinmec cũng củng cố giả thuyết khoa học về việc con người từ châu Phi di cư tới các nước Đông Nam Á. Sau đó, con người di cư sâu vào lục địa theo hướng từ phía Nam lên phía Bắc.[69][70][71]

Phân bố

Trên thế giới

Vào thế kỷ 16, một số người Việt di cư lên phía bắc vào Trung Quốc. Tuy đã bị ảnh hưởng Trung Hoa nhiều hơn, con cháu những người này vẫn còn nói tiếng Việt và được công nhận là một dân tộc thiểu số tại Trung Quốc.

Trong thời Pháp thuộc, một số người Việt làm công nhân đồn điền, khai mỏ tại Tân Đảo[72] (nay là Nouvelle-Calédonie và Vanuatu)... Ngoài ra còn một số cộng đồng người Việt ở Réunion, Haiti... thành lập từ những chí sĩ yêu nước bị đày ải. Tại Xiêm, Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng có khá nhiều người Việt sinh sống. Cũng trong thời kỳ này, một số người Việt yêu nước đã sang Xiêm, Trung Quốc, Liên Xô... thành lập các tổ chức cách mạng nhằm tránh sự bắt bớ của chính quyền thuộc địa tại Việt Nam.

Khi thực dân Pháp rời khỏi Việt Nam vào năm 1954, một số người Việt di cư sang Pháp, gần 900.000 người từ miền Bắc di cư vào miền nam.

Sau Chiến tranh Việt Nam, hơn 1 triệu người Việt di tản và vượt biên. Phần lớn những người này tái định cư tại Bắc Mỹ, Tây ÂuÚc. Tại Hoa Kỳ có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt khá lớn.

Tại Việt Nam

Tuy gốc từ miền Bắc Việt Nam, người Việt đã Nam tiến và chiếm đất đai của vương quốc Chiêm Thành qua thời gian. Hiện nay họ là dân tộc đa số trong phần lớn các tỉnh tại Việt Nam.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Kinh ở Việt Nam có dân số 73.594.427 người, chiếm 85,7% dân số cả nước, cư trú tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. Các tỉnh, thành phố có số lượng người Kinh lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (6.699.124 người), Hà Nội (6.370.244 người), Thanh Hóa (2.801.321 người), Nghệ An (2.489.952 người), Đồng Nai (2.311.315 người), An Giang (2.029.888 người).

Người Kinh là dân tộc đa số tại Việt Nam, tuy nhiên tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, người Kinh lại là dân tộc thiểu số: Lào Cai (212.528 người, chiếm 34,6% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số), Hòa Bình (207.569 người, chiếm 26,4% dân số toàn tỉnh, người Mường là dân tộc đa số ở Hòa Bình, chiếm 63,9%), Sơn La (189.461 người, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh, người Thái là dân tộc đa số ở Sơn La), Lạng Sơn (124.433 người, chiếm 17,0% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số), Hà Giang (95.969 người, chiếm 13,2% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số), Điện Biên (90.323 người, chiếm 18,4% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số), Lai Châu (56.630 người, chiếm 15,3% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số), Bắc Kạn (39.280 người, chiếm 13,4% dân số toàn tỉnh, người Tày là dân tộc đa số ở tỉnh này), Cao Bằng (29.189 người, chỉ chiếm 5,76% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số).

Kinh tế

Có thể nói nền kinh tế mạnh nhất là nền nông nghiệp lúa nước. Nền văn minh lúa nước đã được khai sinh từ rất ngàn đời xưa và đạt được trình độ nhất định. Nền nông nghiệp phát triển cũng nhờ một phần vào sự đào đê, đào nương. Ngoài nghề nông nghiệp, người Kinh cũng làm một số các nghề khác ví dụ như chăn nuôi gia súc, làm đồ thủ công...

Văn hóa

Văn học

Văn học của người Việt đã từng tồn tại từ rất lâu và được truyền miệng qua truyển cổ, ca dao, tục ngữ... Nghệ thuật phong phú như ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, múa, diễn xướng... Hàng năm thì theo truyền thống các làng đều tổ chức hội làng với các sinh hoạt cộng đồng. Khoảng sau Công Nguyên, người Kinh bị Bắc thuộc nên đã dùng chữ Hán, nhưng về sau tự tạo thêm chữ viết riêng là chữ Nôm. Tuy nhiên chữ Hán vẫn là ngôn ngữ chính thức được dùng trong hành chính và giáo dục. Từ khoảng thế kỷ thứ 16 các giáo sĩ truyền giáo đến từ phương Tây thấy cần dùng chữ cái Latin để ký âm tiếng Việt. Từ đó xuất hiện chữ Quốc Ngữ được sử dụng rộng rãi ngày nay.[73] Năm 1945, 95% dân số Việt Nam mù chữ[74] nhưng đến năm 2010 tỷ lệ biết chữ ở người lớn là 97,3%.[75] Tuy nhiên tỷ lệ đọc sách của người Việt khá thấp ở mức 0,8 cuốn sách/người/năm.[76]

Người Việt có truyền thống ăn trầu cau, hút thuốc lá, nước vối, nước chè, hút thuốc lào, các loại cơm, cháo, xôi, mắm tôm, thịt chó, trứng vịt lộn. Việc hút thuốc lá, thuốc lào có lẽ sau thế kỷ 16, sau khi cây thuốc lá nhập vào Việt Nam từ châu Mỹ. Ngoài các giá trị vật chất, người Việt còn có những giá trị tâm linh như việc thờ cúng tổ tiên, giỗ và các lễ hội như Tết. Các tôn giáo phổ biến như Phật giáo, Công giáo Rôma, đạo Cao Đài...

Trang phục

 
Trang phục truyền thống trong đám cưới của người Việt ngày xưa

Nói chung người Việt Nam dù ở Bắc, Trung hay Nam đều có cách mặc gần giống nhau. Các loại quần áo như áo ngắn mặc với quần lá tọa ống rộng, quần có cạp hoặc dùng dây rút. Thời xưa thì đàn ông để tóc dài, búi tó, hoặc thắt khăn đầu rìu,... Vào các lễ hội đặc biệt thì mặc áo dài khăn đống, mùa áo đơn giản không có văn hoa. Chân thì đi guốc mộc.

Vào thời xưa thì phụ nữ người Kinh ai cũng mặc yếm. Váy thì váy dài với dây thắt lưng. Các loại nón thông thường như thúng, ba tầm... Trong những ngày hội thì người phụ nữ thường mặc áo dài. Các thiếu nữ thì hay làm búi tóc đuôi gà. Các đồ trang sức truyền thống như trâm, vòng cổ, hoa tai, nhẫn, vòng tay mang phong cách tùy theo từng vùng. Phụ nữ Nam Bộ thường mặc áo bà ba với các kiểu cổ như tròn, trái tim, bà lai với các khăn trùm đầu. Nón lá có thể nói là nón được sử dụng rộng rãi nhất cho phụ nữ thời xưa do nó có thể tự làm và che nắng rất tốt.

Xã hội

Theo truyền thống ngàn đời thì người Kinh sống theo làng. Nhiều làng họp lại thì thành một . Mỗi làng có thể có nhiều xóm. Nếu tính ra một thôn của miền Bắc thì bằng với một ấp của miền Nam. Trong các làng và xã đều có luật lệ riêng mà mọi người đều phải thi hành. Các làng miền Bắc thường được che chắn bằng cách trồng tre hoặc xây cổng kiên cố. Mỗi làng đều có nơi hội tụ và thờ lạy chung. Một số làng có đình thờ thành hoàng làng, là người được coi là thần bảo hộ của làng. Vào thời xưa thì phụ nữ bị cấm không được đến đình làng.

Tầm vóc

Hiện nay, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 168,1 cm, nữ cao trung bình 156,2 cm.[77]

Mức tăng chiều cao của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 1990-2020 tương đương thời kỳ vàng của Nhật Bản về tăng chiều cao thanh niên trong giai đoạn 1955-1995.[78]

Nhà cửa

Phong cách và hình dạng nhà cửa tùy theo từng vùngmiền. Chủ yếu là nhà được xây dựng bằng những vật liệu sẵn có như cỏ khô, rơm rạ, tre nứa. Nhà điển hình là nhà lá 3 gian hoặc 5 gian. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết khí hậu nên nhà cửa ở miền trung và miền nam có chút ít khác biệt nhưng nhìn chung vẫn là kết cấu nhà 5 gian. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân nên nhà ở đã có sự thay đổi cả về kết cấu và vật liệu xây dựng. Hầu như nhà nào cũng có phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn và nhà bếp (đôi khi phòng ăn và nhà bếp là một).

Hôn nhân gia đình

Tuổi kết hôn hợp pháp là nam đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi. Chế độ một vợ một chồng. Gia đình của mẹ gọi là nhà ngoại, gia đình của bố gọi là nhà nội. Hôn nhân đồng tính hiện không bị cấm (Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014) tuy nhiên vẫn "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8 của luật này).

Đánh giá

 
Một cô gái người Việt với trang phục áo dài

Những đánh giá về người Việt Nam hiện đại (thế kỷ 20-21) đã được một số học giả trong và ngoài nước đưa ra trong các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học, các tiểu luận hay các công trình nghiên cứu xã hội học và dân tộc học. Các đánh giá này được nêu tại những thời điểm lịch sử khác nhau, trong đó có một phần đáng kể về vai trò và tính hai mặt, ưu và nhược điểm trong tư duy, tính cách, tâm lý và tập quán người Việt trong tiến trình phát triển của dân tộc. Các tổng kết dựa trên các nghiên cứu còn một số khác là nhận định cá nhân hay suy diễn logic của các học giả nổi tiếng. Tính hai mặt của người Việt Nam đã được đa số các học giả thừa nhận và khẳng định trong các công trình nghiên cứu về tâm lý, văn hóa, xã hội và lịch sử dân tộc. Những đặc điểm phổ biến trong tư duy, tính cách, tâm lý và tập quán của người Việt mà các tác giả đã chỉ ra cũng không bất biến mà thay đổi theo sự thay đổi của những điều kiện xã hội cùng với sự giao lưu kinh tế, văn hóa, tư tưởng, học thuật với thế giới.

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Số công dân Việt Nam hiện nay tại Đài Loan (với giấy phép cư trú hợp lệ) là 215.491 tính đến 30 tháng 4 năm 2022 (127.033 nam, 88.458 nữ).[10] Số công dân Việt Nam có giấy phép cư trú hợp lệ ở Đài Loan (bao gồm cả những người hiện không ở Đài Loan) là 240.986 tính đến 30 tháng 4 năm 2022 (140.372 nam, 100.614 nữ).[11] Số phối ngẫu ngoại quốc gốc Việt ở Đài Loan là 111.529 tính đến tháng 4 năm 2022 (2.383 nam, 109.146 nữ).[12] Theo Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc, từ năm 1993 đến năm 2021, có 94.015 công dân Việt Nam đã nhập quốc tịch Trung Hoa Dân Quốc.[13] Tính tới năm 2014, khoảng 70% cô dâu Việt Nam đã có quốc tịch Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc),[14] trong đó có nhiều người thôi quốc tịch Việt Nam để nhập tịch Đài Loan.[15]
    Theo Đài Tiếng nói Việt Nam, vào năm 2014, ở Đài Loan có khoảng 200.000 trẻ em lai có mẹ là người Việt và cha là người Đài Loan.[16] Trong đó, theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục Đài Loan, năm 2020 có 108.037 con em của người Việt đang học tập ở các cơ sở giáo dục ở Đài Loan (5.168 ở bậc mầm non, 25.752 ở bậc tiểu học, 22.462 ở bậc trung học, 33.430 ở bậc trung học phổ thông, và 21.225 ở bậc đại học/cao đẳng),[17] giảm 2.000 người so với năm trước đó, 110.176 người vào năm 2019 (6.348 ở bậc mầm non, 29.074 ở bậc tiểu học, 27.363 ở bậc trung học, 32.982 ở bậc trung học phổ thông, và 14.409 ở bậc đại học/cao đẳng).[18]
  2. ^ Số liệu này chỉ bao gồm người Kinh quốc tịch Việt Nam ở Trung Quốc Đại lục, không bao gồm người Kinh (Trung Quốc), người Việt ở Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan.
  3. ^ dữ liệu này chỉ bao gồm người Kinh (Trung Quốc)

Tham khảo

  1. ^ Tổng cục Thống kê (2019). Kết quả Toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (Completed Results of the 2019 Viet Nam Population and Housing Census) (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. ISBN 978-604-75-1532-5. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ “Vietnamese in the U.S. Fact Sheet”. Pew Research Center. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ Mauk, Ben (28 tháng 3 năm 2018). “A People in Limbo, Many Living Entirely on the Water”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ “令和3年末現在における在留外国人数について”. Bộ Tư pháp (Nhật Bản). 29 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ Phạm, Hạnh (31 tháng 3 năm 2018). “Người Việt trẻ ở Pháp níu giữ thế hệ thứ hai với nguồn cội”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ Thanh Binh Minh, Tran (2002). Étude de la Transmission Familiale et de la Practique du Parler Franco-Vietnamien dans les communautés Niçoise et Lyonnaise (PDF). International Symposium on Bilingualism (bằng tiếng Pháp). University of Vigo. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ “SPÉCIAL TÊT 2017 – Les célébrations du Têt en France par la communauté vietnamienne”. Le Petit Journal (bằng tiếng Pháp). 30 tháng 1 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ “2016 Census Community Profiles”. Australian Bureau of Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2018.
  9. ^ “Census Profile, 2016 Census”. Statistics Canada. ngày 7 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2018.
  10. ^ “2022.4 Foreign Residents by Nationality”. National Immigration Agency, Ministry of the Interior, Republic of China (Taiwan). 30 tháng 4 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  11. ^ 統計資料 [Statistics]. National Immigration Agency, Ministry of the Interior, Republic of China (Taiwan). 30 tháng 4 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  12. ^ 統計資料 [Statistics]. National Immigration Agency, Ministry of the Interior, Republic of China (Taiwan). 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  13. ^ “國籍之歸化取得人數”. Bộ Nội chính (Trung Hoa Dân Quốc). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2022.
  14. ^ “Cô dâu Việt ở Đài Loan và muôn nẻo kiếm tìm hạnh phúc”. Đài Tiếng nói Việt Nam. 24 tháng 1 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  15. ^ McKinsey, Kitty (14 tháng 2 năm 2007). “Divorce leaves some Vietnamese women broken-hearted and stateless”. Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  16. ^ “Những cô dâu dạy tiếng Việt ở xứ Đài”. Đài Tiếng nói Việt Nam. 26 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  17. ^ 109 學年度 各級學校新住民子女就學概況 (PDF) (Bản báo cáo). Department of Statistics - Ministry of Education, Taiwan. tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  18. ^ 108 學年度 各級學校新住民子女就學概況 (PDF) (Bản báo cáo). Department of Statistics - Ministry of Education, Taiwan. tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  19. ^ “Number of foreigners staying in S. Korea decreased 3.9% in 2021 amid pandemic”. The Korea Herald. Thông tấn xã Yonhap. 26 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  20. ^ “Bevölkerung in Privathaushalten nach Migrationshintergrund im weiteren Sinn nach ausgewählten Geburtsstaaten”. Federal Statistical Office of Germany (Statistisches Bundesamt). 12 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2022.
  21. ^ “Национальный состав населения по субъектам Российской Федерации”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2020.
  22. ^ L. Anh Hoang; Cheryll Alipio (2019). Money and Moralities in Contemporary Asia. Amsterdam University Press. tr. 64. ISBN 9789048543151. It is estimated that there are up to 150,000 Vietnamese migrants in Russia, but the vast majority of them are undocumented.
  23. ^ Đình Nam (22 tháng 5 năm 2022). “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Thái Lan”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  24. ^ Hoàng Hoa; Ngọc Quang (25 tháng 8 năm 2019). “Chủ tịch Quốc hội gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan”. Báo điện tử Đảng Cộng sản. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  25. ^ Xuân Nguyên (25 tháng 11 năm 2015). “Người Việt bán hàng rong ở Thái Lan”. Radio Free Asia. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  26. ^ “Chủ tịch nước thăm cộng đồng người Việt tại Lào”. Đài Tiếng nói Việt Nam. 10 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  27. ^ Barber, Tamsin (2020). “Differentiated embedding among the Vietnamese refugees in London and the UK: fragmentation, complexity, and 'in/visibility'. Journal of Ethnic and Migration Studies. Taylor & Francis. 47 (21): 4835–4852. doi:10.1080/1369183X.2020.1724414.
  28. ^ “PM meets Vietnamese community in UK”. VietnamPlus. Thông tấn xã Việt Nam. 1 tháng 11 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  29. ^ “Vietnam who after 30 years in the UK”. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  30. ^ “Viet Nam, Malaysia's trade unions ink agreement to strengthen protection of migrant workers”. Tổ chức Lao động Quốc tế. 16 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  31. ^ a b “Vietnamese migrants are thriving in Poland and the Czech Republic”. The Economist. 27 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  32. ^ Lý Hà (11 tháng 6 năm 2019). “Lời cảnh tỉnh cho người xuất khẩu lao động”. Báo Công an Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  33. ^ Quốc Anh; Trọng Hoàng (12 tháng 3 năm 2016). “Phần lớn lao động Việt Nam tại Angola hiện nay là trái phép”. Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  34. ^ “Major Figures on Residents from Hong Kong, Macao and Taiwan and Foreigners Covered by 2010 Population Census”. National Bureau of Statistics of China. 29 tháng 4 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2011.
  35. ^ Quỳnh Trang; Tạ Lư (7 tháng 2 năm 2022). “Kiều hối về Việt Nam nhiều cỡ nào?”. VnExpress.
  36. ^ “2-22. Population by ethnic groups and gender”. National Bureau of Statistics of China. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  37. ^ “Immigrants and Norwegian-born to immigrant parents”. Statistisk sentralbyrå (Statistics Norway). 7 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  38. ^ “Population; sex, age, migration background and generation, 1 January”. Statistics Netherlands. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.
  39. ^ “Population by country of birth and year”. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  40. ^ “Việt Nam opens consulate office in China's Macau”. VietNamNews. 6 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  41. ^ “Embassy of the UAE in Hanoi » Vietnam - UAE Relations-Bilateral relations between UAE - Vietnam”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2014.
  42. ^ “CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở Ả-RẬP XÊ-ÚT MỪNG XUÂN ẤT MÙI - 2015”. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  43. ^ “Người trong cuộc kể lại cuộc sống "như nô lệ" của lao động Việt ở Ả Rập Saudi”. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  44. ^ “Tình cảnh 'Ô-sin' Việt ở Saudi: bị bóc lột, bỏ đói”. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  45. ^ Dlhopolec, Peter (3 tháng 3 năm 2022). “The Vietnamese campaign for their rights: "We belong here". The Slovak Spectator. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022. The 2021 data published by the Foreigners' Police reveals that 7,235 people from Vietnam have permanent or temporary residence in the country.
  46. ^ Rédli, Erik (28 tháng 7 năm 2015). “Slovakia's 'invisible minority' counters migration fears”. The Slovak Spectator. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  47. ^ “FOLK1C: Population at the first day of the quarter by region, sex, age (5 years age groups), ancestry and country of origin”. Statistics Denmark (bằng tiếng Anh).
  48. ^ Lim, Vanessa; Min, Ang Hwee (21 tháng 7 năm 2021). “Vice activities by some Vietnamese in Singapore not representative of residents here: Embassy official”. CNA (kênh truyền hình). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  49. ^ Hoàng Hải (22 tháng 5 năm 2019). “Người Việt ở Bỉ và Đảng cộng sản kiểu mới, trẻ và hiện đại”. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  50. ^ “StatFin”. Tilastokeskus (Statistics Finland). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  51. ^ “Vietnamese in Cyprus, Laos celebrate traditional New Year”. VietnamPlus. Thông tấn xã Việt Nam. 4 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  52. ^ “Deputy FM meets Vietnamese nationals in Cyprus”. Nhân Dân. 18 tháng 9 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  53. ^ “2018 Census ethnic groups dataset | Stats NZ”. www.stats.govt.nz.
  54. ^ “Vietnamese community in Switzerland support fight against coronavirus”. VietNamNews. 4 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  55. ^ Vukovich, Gabriella (2018). Mikrocenzus 2016 - 12. Nemzetiségi adatok [2016 microcensus - 12. Ethnic data] (PDF). Hungarian Central Statistical Office (bằng tiếng Hungary). Budapest. ISBN 978-963-235-542-9. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2019.
  56. ^ “Hành trình trở về của người Việt tại Ukraine”. Nhân Dân. 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  57. ^ H. Chi (3 tháng 3 năm 2022). “Nỗ lực tối đa bảo hộ công dân Việt Nam ở Ukraine”. Báo Công an Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  58. ^ Khánh Lan (25 tháng 5 năm 2022). “Thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều mặt giữa Việt Nam và Ailen”. Báo điện tử Đảng Cộng sản. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  59. ^ Thu Trang; Cẩm Lai (27 tháng 3 năm 2020). “Người Việt tại tâm dịch của Italia”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  60. ^ “Truyền "ngọn lửa" văn hóa cho thế hệ trẻ người Việt tại Áo”. ngày 23 tháng 2 năm 2020.
  61. ^ Phương Linh; Hoàng Vũ (13 tháng 8 năm 2018). “Cộng đồng người Việt tại Áo luôn hướng về Tổ quốc”. Báo Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  62. ^ “Condiții inumane pentru muncitorii vietnamezi din România”. Digi24 (bằng tiếng Romania). 21 tháng 3 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  63. ^ “Lấy quốc tịch Châu Âu thông qua con đường Bulgaria”. Tuổi Trẻ. 13 tháng 3 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  64. ^ “Hữu Ngọc: Phật giáo phù hợp với tư tưởng người Việt”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2013.
  65. ^ Vietnam Tourism - Tôn giáo và tín ngưỡng Lưu trữ 2014-12-25 tại Wayback Machine Hiện nay, số người theo đạo Phật và chịu ảnh hưởng của đạo Phật khoảng trên 70% số dân cả nước.
  66. ^ SNIE 53-2-63, "The Situation in South Vietnam, ngày 10 tháng 7 năm 1963 Lưu trữ 2017-11-09 tại Wayback Machine, President Diem, his family, and a large proportion of the top leaders of the regime are Roman Catholics, in a population that is 70 to 80 percent Buddhist
  67. ^ Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Bình Nguyên Lộc, Xuân Thu, 1971
  68. ^ Madrolle C. L., 1918. Les populations de L'Indochine, Paris
  69. ^ Vinmec công bố nghiên cứu lớn nhất về bộ gen của người Việt Lưu trữ 2020-01-30 tại Wayback Machine VinMec 17/07/2019
  70. ^ VINMEC CÔNG BỐ NGHIÊN CỨU LỚN NHẤT VỀ BỘ GEN CỦA NGƯỜI VIỆT VinGroup ngày 16 tháng 7 năm 2019
  71. ^ A Vietnamese human genetic variation database Human Mutation 2019 Volume40, Issuengày 10 tháng 10 năm 2019 Pages 1664-1675. doi:10.1002/humu.23835 Epub 2019 Jul 3
  72. ^ Người Việt ở Tân đảo và hành trình xa xứ Lưu trữ 2013-09-17 tại Wayback Machine, Quang Lễ, Báo Công an nhân dân, 14/02/2010
  73. ^ “Quốc Ngữ”. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
  74. ^ Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào Bình dân học vụ Lưu trữ 2018-01-03 tại Wayback Machine, Phạm Hải Yến, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
  75. ^ Thành tựu về giáo dục trong phát triển quyền con người ở Việt Nam, Báo Nhân dân, Thứ năm, 13/12/2012 - 06:28 PM (GMT+7)
  76. ^ Giật mình! người Việt không đọc nổi 1 cuốn sách/năm, Vietnamnet
  77. ^ Thúy Quỳnh, Chiều cao người Việt tăng nhanh nhất từ trước đến nay, VnExpress, ngày 15 tháng 4 năm 2021
  78. ^ N.Dung, Lần đầu tiên chiều cao của thanh niên Việt là 1 trong 10 sự kiện y tế, Người lao động, ngày 31 tháng 12 năm 2020

Liên kết ngoài