Xiêm
Xiêm (tiếng Thái Lan: สยาม; chuyển tự: Siam, IPA: [saˈjaːm]), còn gọi là Xiêm La (暹羅), là quốc hiệu chính thức của Thái Lan từ thời nhà Chakri được thành lập năm 1782 cho đến ngày 23 tháng 6 năm 1939[1].Từ "Xiêm" có nghĩa là "nước da nâu". Sau đó, tên gọi Xiêm được sử dụng lại một cách chính thức trong thời kỳ từ năm 1945 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949.
Vương quốc Xiêm
|
|||||
---|---|---|---|---|---|
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
| |||||
| |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Quân chủ chuyên chế | ||||
Thủ đô | |||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Thái |
Xiêm là tên gọi bắt nguồn từ tiếng Anh Siam (người phương Tây dùng danh này gọi tên nước Thái Lan từ thời vua thứ 4 triều đại Ma Hả Chắc Kri hiện tại). Tên gọi "Vương quốc của người Thái" (ราชอาณาจักรไทย - Ratcha Anachak Thai) đã thay thế cho tên gọi Xiêm trong thời kỳ 1939-1945 và thời kỳ 1949 đến nay.
Địa lýSửa đổi
Nằm ở Đông Nam Á. Phía bắc giáp Lào và Myanma. Phía Đông giáp Cam-pu-chia và Vịnh Thái Lan; phía Nam giáp Malaysia; phía Tây giáp biển Andaman và Mianma.
Dân số: 63,04 triệu người (2007) trong đó người Thái chiếm 75%, người Hoa 14%, các dân tộc khác 11%.
Với diện tích 514.000 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Siam xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma. Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. Phía Đông Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Siam. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.
Chú thíchSửa đổi
- ^ Thailand (Siam) History, CSMngt-Thai.