M16

loạt súng trường Hoa Kỳ

M16 là một loạt súng trường do hãng Colt cải tiến từ súng AR-15 của hãng Armalite. Đây là loại súng tác chiến bắn đạn 5,56×45mm NATO. M16 là súng thông dụng của quân đội Hoa Kỳ từ năm 1969.

Súng trường tấn công M16, 5,56 mm
Từ trên xuống: M16A1, M16A2, M4 Carbine, M16A4
LoạiSúng trường tấn công
Nơi chế tạo Hoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Phục vụ1963 – nay
Sử dụng bởiXem Các quốc gia sử dụng
TrậnChiến tranh Việt Nam
Chiến dịch Xuân – Hè 1972
Chiến tranh Vùng Vịnh
Chiến tranh Afghanistan
Chiến tranh Iraq
Xung đột vũ trang tại Bắc Ireland
Nội chiến Campuchia
Nội chiến Lào
Nội chiến Syria
Nổi dậy cộng sản Malaysia (1968-1989)
Nội chiến Iraq (2014 đến nay)
Khủng hoảng Marawi
Lược sử chế tạo
Người thiết kếEugene Stoner
Colt
Năm thiết kế1959
Nhà sản xuất
Giai đoạn sản xuất1963 – nay
Số lượng chế tạoKhoảng 8 triệu khẩu vào năm 2011
Các biến thểXem Các biến thể
Thông số (M16A2)
Khối lượngKhông có đạn:
6.37 lb (2.89 kg) (M16A1)

7.5 lb (3.40 kg) (M16A2 không có băng đạn và dây đeo)[1]
7.5 lb (3.40 kg) (M16A4)

8.81 lb (4.00 kg) (M16A4 được nạp băng đạn 30 viên và dây đeo)[2]
Chiều dài38.81 in (986 mm) (M16A1)

39.63 in (1,007 mm) (M16A2)

39.37 in (1,000 mm) (M16A4)
Độ dài nòng20 in (508 mm)

Đạn5,56×45mm NATO
Cơ cấu hoạt độngTrích khí trực tiếp, thoi nạp đạn xoay
Tốc độ bắn700–800 viên/phút (M16A1)[3]
700-900 viên/phút (M16A2, M16A3)[4]
800 viên/phút (M16A4)[4]
Sơ tốc đầu nòng3200 ft/s (M16A1)
3050 ft/s (M16A2)
Tầm bắn hiệu quả550 m
Chế độ nạpBăng đạn STANAG

Băng đạn 20, 30, 40, 60 viên

Băng đạn hình trống Beta C-Mag 100 viên
Ngắm bắnĐiểm ruồi
Các loại ống ngắm

M16 nhẹ, khoảng 3,1 kg, do có thành phần làm bằng thép, hợp kim, nhôm và nhựa cứng (sợi thủy tinh hoặc polymer), sử dụng kỹ thuật giảm nhiệt bằng hơi, tác động lên cò bằng khí ép, đạn nạp từ băng tiếp đạn với cơ cấu khóa nòng xoay.[5]. Có ba loại khác nhau trong qua trình sản xuất súng M16. Loại đầu tiên là M16 và M16A1, sử dụng trong thập niên 1960, bắn đạn M193/M196 (hoặc .223 Remington), có thể bắn hoàn toàn tự động hay bán tự động, và hai mẫu XM16E1 và M16A1 đồng loạt được sử dụng ở chiến trường Việt Nam, sử dụng băng đạn 20 viên. Loại kế tiếp là M16A2, thập niên 1980, bắn đạn M855/M856 (do FN Herstal của Bỉ thiết kế), có khả năng bắn từng viên hay bắn từng loạt 3 viên, băng đạn được cải tiến lên 30 viên. Loại sau cùng là M16A4, súng trường tiêu chuẩn của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong chiến tranh Iraq. M16A4 và súng trường M4 Carbine dần dần được dùng thay thế M16A2, vốn đã hơi lỗi thời và kém tiện dụng. So với M16A1 và A2, M16A4 và M4/M4A1 có một số cải tiến về hình dáng ngoài: quai xách tháo rời có thể dùng để gắn kính ngắm, dụng cụ chấm mục tiêu bằng tia laser, kính nhìn ban đêm, đèn pinsúng phóng lựu.

M16A1 với hộp tiếp đạn 30 viên
Một người lính Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ với khẩu M16A4.

Lịch sử

sửa

Nguồn gốc

sửa

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu để tạo ra một loại súng trường tự động thay thế cho M1 Garand, M1 Carbine, M1918 BAR, M3 "Grease Gun"Thompson. Tuy nhiên, những thí nghiệm ban đầu với phiên bản nhiều chế độ bắn của M1 Garand đã thất bại. Trong chiến tranh Triều Tiên, M1 Carbine đã thay thế những súng tiểu liên tiêu chuẩn và trở thành phiên bản súng carbine được sử dụng nhiều nhất. Dù vậy, những kinh nghiệm rút ra từ chiến trường đã nêu lên rằng loại đạn .30 Carbine (7,62x33 mm) không có nhiều uy lực, khi sát thương tầm xa đem lại kết quả kém do sử dụng loại đạn đầu tròn kéo dài của súng ngắn. Từ đó, những nhà thiết kế vũ khí Hoa Kỳ đã kết luận rằng một cỡ đạn tầm trung là cần thiết, và nó nên là một loại đạn cỡ nhỏ, đầu đạn nhọn, sơ tốc cao.

Những cuộc thử nghiệm đầu tiên giữa AK-47M14 đã diễn ra vào thời gian đầu của Chiến tranh Việt Nam. Những báo cáo từ chiến trường ghi lại rằng M14 gần như "không thể kiểm soát" khi bắn ở chế độ liên thanh, chiều dài và trọng lượng của M14 quá cao và người lính không mang đủ lượng đạn cần thiết để duy trì hỏa lực so với AK-47 của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong khi M2 Carbine có tốc độ bắn cao (750 phát/phút), khả năng duy trì hỏa lực khá ổn vì lực giật của đạn .30 Carbine sinh ra khá thấp, nhưng sức mạnh của nó lại hoàn toàn bị lấn át trước AK-47. Do vậy, sự thay thế là hoàn toàn cần thiết - một sự kết hợp cân bằng giữa loại súng trường có uy lực mạnh, sức công phá cao như M14, và sự linh hoạt, cơ động của M2 Carbine.

 
M16A2 và AK-47
 
M16A2 trong đợt thao duyệt quân sự tại Hawaii,2003. Ảnh của Quân đội Hoa Kỳ do Thượng sĩ Bradley Rhen chụp.

Ưu điểm

sửa
  • Nhẹ, tốc độ bắn nhanh.
  • Độ chính xác cao.
  • Sát thương do gia tốc đạn gây ra lớn.
  • Phù hợp cho cả người thuận tay trái và tay phải.

Nhược điểm

sửa
  • Vật liệu phức tạp, nhiều chi tiết nhỏ.
  • Việc tháo lắp tương đối lâu, cần được đào tạo bài bản.
  • Dễ bị kẹt đạn do sử dụng cơ chế trích khí trực tiếp làm thuốc súng dính vào nòng súng (với các phiên bản trước M16A4)
  • Khó bảo quản trong điều kiện bình thường.

Các biến thể

sửa
 
M16A4 với kính ngắm ACOG, ray Picatinny và chân chống chữ Y.
 
Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tập bắn M16A3.

Phiên bản đầu tiên của dòng M16, cải tiến từ khẩu AR-15, có ốp lót tay hình tam giác và hộp tiếp đạn 20 viên. Tuy nhiên, loại súng này rất dễ kẹt đạn vì hãng Colt làm nhẹ các bộ phận chuyển động của mẫu AR-15 đi.

M16A1

sửa

Cải tiến từ M16, sửa một số lỗi, đặc biệt ít kẹt đạn hơn hẳn. Thay đổi rõ rệt nhất là M16A1 có một cần đẩy với nút nhấn ở bên phải cò súng (Foward Assist) giúp thay đạn nhanh hơn. Phiên bản hoàn chỉnh được thông qua và sản xuất vào năm 1967.

M16A2

sửa

Đây là phiên bản cải tiến lớn của dòng súng M16. Ngoài thay đổi về độ xoắn nòng, Colt cũng trang bị cho M16A2 một nòng dày và chịu lực tốt hơn, giúp chống uốn cong và cho phép bắn trong thời gian dài. Đặc biệt, nó có một loa che lửa mới giúp tránh bám bụi tốt hơn. Ngoài ra, hãng Colt còn thay đổi ốp lót tay của súng từ dạng tam giác sang dạng tròn với nhiều vân giúp cầm nắm dễ dàng hơn. Đặc biệt, M16A2 không còn chế độ bắn tự động mà thay vào đó là điểm xạ loạt 3 viên. Được thông qua và sử dụng vào đầu những năm 1980. M16A2 còn là tiền đề để hãng Colt thiết kế khẩu M4A1 danh tiếng của họ

M16A3

sửa

Cải tiến từ M16A2 với chức năng chọn chế độ bắn: tự động, bán tự động và khoá an toàn. Được sử dụng với số lượng nhỏ, chủ yếu trong một số lực lượng của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

M16A4

sửa

Phiên bản cuối cùng của dòng M16, được chia thành hai loại chính với các chế độ bắn khác nhau. Phiên bản có số hiệu R0901/ NSN 1005-01-383-2872 có 3 chế độ: khóa an toàn, bán tự động và tự động hoàn toàn. Còn phiên bản R0905 có 3 chế độ là: khóa an toàn, bán tự động và loạt 3 viên. Phiên bản này được nhận xét là tốt nhất trong dòng súng M16 với khả năng tản nhiệt tốt hơn và giảm tỉ lệ bị kẹt đạn đi rất nhiều lần so với các phiên bản trước. Ngoài ra, Colt đã gỡ bỏ quai xách đặc trưng phía bên trên thân súng và thay vào đó là hệ thống ray Picatinny hoàn chỉnh, giúp súng có khả năng gắn được nhiều loại kính ngắm hơn.

Các quốc gia sử dụng

sửa
 
Các quốc gia sử dụng M16 trên thế giới.

M16 là súng trường được sản xuất phổ biến thứ hai ( sau AK-47 ) trên thế giới. Hiện tại, M16 đang được sử dụng bởi 15 quốc gia NATO và hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới. Nhiều công ty ở Hoa Kỳ, CanadaTrung Quốc đã sản xuất hơn 8.000.000 khẩu súng trường của tất cả các biến thể M16. Khoảng 90% trong số chúng vẫn đang được sử dụng hết sức rộng rãi. M16 đã thay thế súng trường M14 và súng M2 Carbine làm súng trường bộ binh tiêu chuẩn của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, mặc dù M14 vẫn được sử dụng hạn chế, chủ yếu là hỗ trợ trong chiến đấu và sử dụng trong các nghi lễ.

Khoảng 8 triệu khẩu M16 thuộc mọi phiên bản đã được sản xuất và bán cho nhiều lực lượng, đã hoặc đang là súng trường tấn công tiêu chuẩn của 10 nước:

Cùng hơn 80 quốc gia khác trên thế giới.

Quốc gia cũ từng sử dụng

sửa

Phiến quân khủng bố

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Department of the Army & Department of the Air Force (1991), tr. 26.
  2. ^ Department of the Army & Department of the Air Force (1991), tr. 26; McNab, Shumate & Gilliland (2021), tr. 13.
  3. ^ Rottman (2011), tr. 26.
  4. ^ a b Rottman (2011), tr. 40.
  5. ^ tiếng Anh: Rotating bolt - một cơ động nạp và khóa cò trong hộp súng.
  6. ^ “M-16 Rifle Fact File for the United States Army”. Army.mil. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  7. ^ Exposición del Ejército Argentino en Palermo, Buenos Aires- Mayo de 2005. saorbats.com.ar
  8. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj ak al am an ao ap aq ar as Jane's Special Forces Recognition Guide, Ewen Southby-Tailyour (2005) p. 446
  9. ^ Report of the Bahrain Independent Commission of Inquiry (PDF) (Bản báo cáo). Bahrain Independent Commission of Inquiry. ngày 23 tháng 11 năm 2011.
  10. ^ “AR 15 (M16/M4)”. SALW Guide.
  11. ^ a b c d e “Report: Profiling the Small Arms Industry – World Policy Institute – Research Project”. World Policy Institute. tháng 11 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2010.
  12. ^ Working Papers Lưu trữ 2010-07-04 tại Wayback Machine. Small Arms Survey (2011-05-05). Truy cập 2011-09-27.
  13. ^ a b Miller, David (2001). The Illustrated Directory of 20th Century Guns. Salamander Books Ltd. ISBN 1-84065-245-4.
  14. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2012.
  15. ^ Jane's Sentinel Security Assessment – Southeast Asia. Issue 20 – 2007. Pages 146 and 152.
  16. ^ “Eesti Kaitsevägi – Tehnika – Automaat M-16 A1”. Mil.ee. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2008.
  17. ^ Gander, Terry J.; Hogg, Ian V. Jane's Infantry Weapons 1995/1996. Jane's Information Group; 21 edition (May 1995). ISBN 978-0-7106-1241-0.
  18. ^ “First steps to arming Iraq's soldiers”. BBC News. ngày 18 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2010.
  19. ^ Unwin, Charles C.; Vanessa U., Mike R. biên tập (2002). 20th Century Military Uniforms (ấn bản thứ 2). Kent: Grange Books. ISBN 1-84013-276-3 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp).
  20. ^ “Lietuvos kariuomenė:: Ginkluotė ir karinė technika » Automatiniai šautuvai » Automatinis šautuvas M-16”. Kariuomene.kam.lt. ngày 17 tháng 4 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  21. ^ “Recession? What Recession? - CNN iReport”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2012.
  22. ^ Sharma, Sushil (ngày 6 tháng 1 năm 2003). “Nepal takes delivery of US rifles”. BBC News. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2010.
  23. ^ “Pakdef.info — Pakistan Military Consortium: Special Service Group”. Saad, S.; Ali, M.; Shabbir, Usman. 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2009.
  24. ^ “Army seeks Sénégal ear-choppers”. BBC News. ngày 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2010.
  25. ^ Smith, Chris (tháng 10 năm 2003). In the Shadow of a Cease-fire: The Impacts of Small Arms Availability and Misuse in Sri Lanka (PDF). Occasional Paper No. 11. Small Arms Survey. tr. 13. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2018.
  26. ^ “Australian weapons, Viet Nam and since”. Diggerhistory.info. ngày 11 tháng 11 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  27. ^ Poyer, Joe. “Modern Firearms – AR-15 M16 M16A1 M16A2 M16A3 assault rifle”. World.guns.ru. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.

Liên kết ngoài

sửa