Nước công nghiệp mới

Nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Country - NIC) là những quốc gia đã cơ bản hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, trên thế giới hiện nay, nhóm này đứng trên các nước đang phát triển nhưng xếp sau các nước phát triển.

Các nước công nghiệp mới theo IMF tính đến năm 2020[1]

Đây là các quốc gia chưa đạt được trình độ tiến bộ kinh tế xã hội cao như các nước thuộc thế giới thứ nhất nhưng có sự phát triển vượt trội so với các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba. Một đặc điểm của các nước công nghiệp mới (NIC) là có tốc độ tăng trưởng cao (thường là hướng về xuất khẩu). Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng là một chỉ số quan trọng để trở thành một nước công nghiệp mới. Ở nhiều quốc gia thuộc NIC, đảo lộn xã hội có thể xảy ra đặc biệt là ở khu vực nông thôn như dân cư nông nghiệp di cư ra các thành thị kiếm việc làm, nơi sự đi lên của lĩnh vực chế tạo cần rất nhiều lao động.

Các NIC thường mang đặc điểm chung là:

  • Quyền dân sự và tự do xã hội được cải thiện
  • Kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo
  • Nền kinh tế thị trường ngày càng mở, cho phép tự do thương mại với các nước trên toàn thế giới
  • Các tập đoàn quốc gia lớn bành trướng hoạt động ra toàn cầu
  • Hấp thu luồng đầu tư tư bản dồi dào từ nước ngoài
  • Lãnh đạo chính trị mang lại ảnh hưởng lớn đến sự thúc đẩy kinh tế.

Các nước công nghiệp mới thường nhận được hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như WTO, v.v. Tuy vậy, bởi những lợi ích thu được từ quá trình toàn cầu hóa, nhiều người theo chủ nghĩa bảo hộ (và có thể cả những người ủng hộ thương mại bình đẳng) phản đối hàng hóa nhập khẩu từ các nước công nghiệp mới, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Nguồn gốc thuật ngữ

sửa

Từ ngữ các nước công nghiệp mới bắt đầu được sử dụng ở thập niên 1970 khi "Bốn con Hổ châu Á" là Hồng Kông (khi đó còn là thuộc địa của Anh), Hàn Quốc, SingaporeĐài Loan nổi lên với sự tăng trưởng ngoạn mục từ thập niên 1960. Thuật ngữ "các nước công nghiệp mới" được dùng để chỉ các quốc gia trên trong giai đoạn đó. Ngày nay, các nước quốc gia và vùng lãnh thổ này đã vượt qua giai đoạn công nghiệp hóa, và "NIC" được dùng chỉ các nước tiếp bước con đường thành công của họ.

Bốn con hổ châu Á giờ đây đã đạt trình độ tương đương các nước phát triển với tiến trình cởi mở chính trị, GDP trên đầu người cao, và chính sách kinh tế mạnh mẽ, hướng về xuất khẩu. Các quốc gia và vùng lãnh thổ này có chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức hơn 90% chỉ số trung bình của Liên minh châu Âu, đặc biệt, riêng Hàn Quốc còn là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Câu lạc bộ ParisNhóm các nền kinh tế lớn (G20).

Đôi khi "Bốn con hổ châu Á" được gọi là các nước công nghiệp mới thế hệ thứ nhất để phân biệt với các nước công nghiệp hóa đi sau.

Các nước công nghiệp mới hiện nay

sửa

Bảng sau liệt kê danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ được coi là các nước công nghiệp mới:[2][3][4][5]

Châu lục Tên nước GDP (PPP)
(Tỷ USD) (2018)
GDP (PPP)
trên đầu người (đô la quốc tế) (2018)
HDI
(2015)
Nguồn
Châu Phi   Nam Phi 795 13,675 0.699 (trung bình) [3][4][5]
Bắc Mỹ   México (thành viên OECD) 2,570 20,602 0.774 (cao) [2][3][4][5]
Nam Mỹ   Brasil 3,365 16,154 0.759 (cao) [2][3][4][5]
Châu Á   Trung Quốc 25,270 18,110 0.752 (cao) [3][4][5]
  Ấn Độ 10,505 7,874 0.640 (trung bình) [3][4][5]
  Indonesia 3,495 13,230 0.694 (trung bình) [3][4][5]
  Malaysia 1,002 30,860 0.802 (rất cao) [3][4][5]
  Philippines 1,021 9,538 0.712 (cao) [2][3][4][5]
  Thái Lan 1,321 19,476 0.755 (cao) [2][3][4][5]
Châu Âu   Thổ Nhĩ Kỳ (ứng cử viên gia nhập Liên minh châu Âu) 2,521 31,956 0.806 (rất cao) [3][4][5]

Trung QuốcẤn Độ là hai trường hợp đặc biệt: với quy mô dân số khổng lồ của hai nước (tổng cộng khoảng 2,7 tỷ người) thì dù thu nhập bình quân đầu người còn thấp, quy mô nền kinh tế của họ vẫn có thể vượt qua Hoa Kỳ.

Bởi tầm quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, hàng năm, năm quốc gia gồm Ấn Độ, Brasil, Hàn Quốc, México và Trung Quốc gặp mặt nhóm G8 để bàn bạc các vấn đề tài chính, nhóm này được biết đến dưới cái tên G8+5.

Các nước công nghiệp mới thường thu được lợi ích trong thương mại quốc tế nhờ chi phí lao động cạnh tranh đưa đến giá sản phẩm thấp. Kết quả là chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở các nước này rẻ hơn rất nhiều ở các nước phát triển, gây áp lực giảm tiền lương ở các nước này, nơi mà chi phí sinh hoạt cao hơn và công đoàn cũng như các tổ chức khác của người lao động có tiếng nói chính trị.

Ưu thế cạnh tranh tương đối này thường bị chỉ trích bởi những người cổ vũ cho thương mại bình đẳng.

Tham khảo

sửa
  1. ^ IMF. “World Economic and Financial Surveys World Economic Outlook Database - WEO Groups and Aggregates Information April 2020”. www.imf.org. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2020.
  2. ^ a b c d e Paweł Bożyk (2006). “Newly Industrialized Countries”. Globalization and the Transformation of Foreign Economic Policy. Ashgate Publishing, Ltd. tr. 164. ISBN 0-7546-4638-6.
  3. ^ a b c d e f g h i j k Mauro F. Guillén (2003). “Multinationals, Ideology, and Organized Labor”. The Limits of Convergence. Princeton University Press. tr. 126 (Table 5.1). ISBN 0-691-11633-4.
  4. ^ a b c d e f g h i j k David Waugh (3rd edition 2000). “Manufacturing industries (chapter 19), World development (chapter 22)”. Geography, An Integrated Approach. Nelson Thornes Ltd. tr. 563, 576–579, 633, and 640. ISBN 0-17-444706-X. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  5. ^ a b c d e f g h i j k N. Gregory Mankiw (4th Edition 2007). Principles of Economics. ISBN 0-324-22472-9. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

sửa