Cầu mây
Cầu mây (tên quốc tế: Sepak takraw, sepak nghĩa là "đá" trong tiếng Malay, takraw (ตะกร้อ) nghĩa là "quả cầu mây" trong tiếng Thái) là một môn thể thao có nguồn gốc từ Đông Nam Á, tương tự như bóng chuyền, ngoại trừ việc cầu mây sử dụng loại cầu làm bằng cây mây và không cho phép cầu thủ sử dụng tay để chạm bóng. Đây là một môn thể thao phổ biến tại Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Philippines và Lào. Tại các đại hội thể thao, Thái Lan là quốc gia mạnh nhất ở môn thể thao này.
Các chủ đề Thái Lan |
---|
Ẩm thực Văn hóa Âm nhạc Kinh tế Điện ảnh Chính trị Ngày lễ Tiếng Thái Hành chính Lịch sử Văn hóa Giáo dục Du lịch Dân số Trang phục Thể thao Du lịch |
edit box |
Nguồn gốc
sửaMôn cầu mây lần đầu tiên xuất hiện vào những năm thuộc thế kỷ 15 ở vương triều Srivijaya là kết hợp giữa bóng đá và bóng chuyền. Sau đó, môn thể nào này đã du nhập vào Xiêm (Thái Lan). Các triều đình Xiêm bắt đầu cải tiến luật bằng cách biến nó thành môn thể thao đồng đội (chứ không phải là cá nhân như lúc mới chỉ ở các vương triều Mã Lai). Các quốc gia Đông Nam Á đã bắt đầu phổ biến cầu mây ra tầm quốc tế tầm quốc tế một cách chậm rãi qua lối tấn công đầy xông xáo và luôn luôn biểu hiện hành động di chuyển nhanh nhẹn.
Có môn cầu mây đơn giản hơn gọi là Luk Takraw sử dụng quả bóng đan bằng cây mây, cũng ẩn chứa tinh thần sôi động vẫn tiềm tàng trong quá khứ của quốc gia. Môn thể thao Luk Takraw diễn ra khắp các vùng đất nước, dành cho đàn ông cùng nhau tụ tập rèn luyện thân thể, sau khi công việc đồng áng kết thúc hay thời gian rảnh rỗi. Lối chơi môn này: trừ hai tay, sử dụng toàn bộ bộ phận thân thể – hai chân, đầu gối, cùi chỏ, hai vai và đầu để giữ quả bóng di chuyển trên không lần luợt qua các vận động viên, bằng lối chuyền bóng uyển chuyển.
Ở Myanmar, cầu mây được gọi là chinlone. Chinlone đã đóng một vai trò quan trọng ở Myanmar trong khoảng 1.500 năm. Phong cách của nó dựa trên hiệu suất bởi vì nó lần đầu tiên được tạo ra như một hoạt động trình diễn để giải trí cho hoàng gia Miến Điện. Chinlone bị ảnh hưởng nhiều bởi võ thuật và vũ đạo truyền thống của Miến Điện.
Cách chơi
sửaCầu mây có nhiều kiểu chơi khác nhau như:
- Kiểu tâng cầu: người chơi đứng xung quanh vòng tròn và tâng cầu lẫn chuyền cầu cho nhau.
- Kiểu đối kháng: tương tự như bóng chuyền, 2 bên thi đấu với nhau qua một tấm lưới treo giữa và ghi điểm bằng việc sút quả cầu qua lưới và chạm sân của đối phương.
Tham khảo
sửaLiên kết ngoài
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cầu mây. |