Srivijaya hay Tam Phật Tề (三佛齊) là một liên minh kiểu mandala gồm nhiều nhà nước cổ từng tồn tại ở miền Đông Sumatra, bán đảo Malay và một phần đảo BorneoJava, hình thành từ thế kỷ 7 hoặc thế kỷ 8 và kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 13. Trung tâm của liên minh này là nhà nước bá chủ của người Mã Lai mà kinh đô là Srivijaya - ban đầu ở hoặc gần Palembang rồi về sau dời đến Jambi. Các nhà nước khác là những nhà nước độc lập và làm những chư hầu.[3] Sự thịnh vượng của liên minh này nằm ở lợi thế của nó về mặt thương mại trên biển, đóng vai trò là trung chuyển trong buôn bán giữa Ấn Độ và thế giới Ả Rập với Trung Quốc. Những người Mã Lai với kỹ thuật đóng tàu và hàng hải khá tiên tiến thời đó vừa là người vận tải hàng hóa, vừa bổ sung hàng hóa của mình vào thương mại với các thị trường trên. Srivijaya còn là một trung tâm Phật giáo quan trọng của thế giới.[4][5]

Srivijaya (Kadatuan Sriwijaya)
Tên bản ngữ
  • Kadatuan Sriwijaya
650–1377
Đế quốc Srivijaya vào thời cương vực lãnh thổ lớn nhất, khoảng thế kỷ thứ 8
Đế quốc Srivijaya vào thời cương vực lãnh thổ lớn nhất, khoảng thế kỷ thứ 8
Vị thếChư hầu của Vương quốc Mã Lai (1183–1377)
Thủ đô
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Mã Lai cổtiếng Phạn
Tôn giáo chính
Đại thừa, Kim cương thừa, Thuyết vật linh, Shaiv giáo
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Maharaja 
• 683
Dapunta Hyang Sri Jayanasa
• 775
Dharmasetu
• 792
Samaratungga
• 835
Balaputra
• 988
Sri Cudamani Warmadewa
Lịch sử 
• Cuộc thám hiểm và mở rộng của Dapunta Hyang (dòng chữ Kedukan Bukit)
650
• Singhasari chinh phục năm 1288, Majapahit chấm dứt cuộc nổi loạn Srivijaya năm 1377
1377
Kinh tế
Đơn vị tiền tệTiền vàng và bạc bản địa
Tiền thân
Kế tục
Kantoli
Sailendra
Vương quốc Mã Lai
Vương quốc Singapura
Samudera Pasai Sultanate
Hiện nay là một phần của Indonesia
 Singapore
 Malaysia
 Thái Lan

Tên gọi

sửa

Srivijaya thực ra là tên gọi kinh đô của nhà nước bá chủ. Người nước ngoài lấy nó gọi tên cả liên minh này. Srivijaya còn được viết là Sriwijaya. Trong tiếng Phạn, sri (श्री) nghĩa là "tỏa sáng" còn vijaya (विजय) nghĩa là "vinh quang".[6] Người Trung Hoa xưa ký âm của từ này bằng chữ Hán thành 室利仏逝 (Shih-li-fo-shih, phiên âm Hán-Việt: Thất Lợi Phật Thệ).

Sử người Việt dùng tên Tam Phật Tề.[7]

Lịch sử

sửa
Bài viết này nằm trong chủ đề
Lịch sử Indonesia
 
Xem thêm:
Niên biểu lịch sử Indonesia
Thời tiền sử
Những nhà nước đầu tiên
Tarumanagara (358–669)
Sunda (669–1579)
Sailendra (giữa thế kỷ 8 - giữa thế kỷ 9)
Srivijaya (cuối thế kỷ 7 - 13)
Medang (giữa thế kỷ 8 - thế kỷ 10)
Kediri (1049–1221)
Singhasari (1222–1292)
Majapahit (1293–1527)
Các nhà nước Hồi giáo
Sự phát triển của Hồi giáo (1200–1600)
Vương quốc Malacca (1400–1511)
Vương quốc Demak (1475–1518)
Hồi quốc Aceh (1496–1903)
Hồi quốc Banten (1526–1813)
Hồi quốc Mataram (thế kỷ 16 - 18)
Thời kỳ thuộc địa
Bồ Đào Nha (1512–1850)
Công ty Đông Ấn Hà Lan (1602–1800)
Đông Ấn Hà Lan (1800–1942)
Indonesia trỗi dậy
Đánh thức Quốc gia (1899–1942)
Thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng (1942–1945)
Tuyên ngôn độc lập (1945)
Cách mạng Dân tộc (1945–1950)
Thời kỳ độc lập
Dân chủ tự do (1950–1957)
"Dân chủ kỷ luật" (1957–1965)
Quá độ tới "Trật tự Mới" (1965–1966)
"Trật tự Mới" (1966–1998)
Thời kỳ "Reformasi" (1998–nay)
sửa

Hình thành

sửa
 
Bia ký Kedukan Bukit.
 
Bia ký Kota Kapur.

Theo những tư liệu nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đưa ra hai mốc về thời gian hình thành vương quốc Srivijaya.

  • Nghiên cứu thứ nhất cho rằng Srivijaya hình thành vào thế kỷ 7 sau sự sụp đổ của đế chế Phù Nam. Srivijaya nổi lên ở eo biển Malacca nhằm thay thế vai trò đế quốc hàng hải của Phù Nam
  • Nghiên cứu thứ hai cho rằng Srivijaya hình thành vào cuối thế kỷ 8, sau khi một người con thứ hai của vị vua của vương triều Sailendra ở đảo Java láng giềng tấn công các tiểu quốc có từ trước như Malayu, Langkasuka, Pan Pan. Hợp nhất các tiểu quốc này và hình thành nên Srivijaya.

Bia ký sớm nhất có ghi tên Srivijaya là tấm bia ký có tên Kedukan Bukit được đoán có từ năm 683.[8] Tấm bia tiếng Malay cổ có lẫn một số từ tiếng Phạn này ghi người sáng lập Srivijaya là Dapunta Hyang Çri Yacanaca (Jayanasa). Ông đã dẫn 20 ngàn quân đến chiếm được một thị cảng trên sông Musi gần Palembang ngày nay. Thượng nguồn sông này có nhiều sản vật có giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc.[9] Jayanasa còn chinh phục được cả Jambi. Ngày nay các nhà khảo cổ và lịch sử kết luận rằng Jambi chính là kinh đô của nhà nước cổ Malayu. Điều này dẫn họ tới kết luận rằng Malayu là một trong những nhà nước đầu tiên bị liên kết (bằng vũ lực) vào mandala của Srivijaya.[10]

Trong khu vực của người Mã Lai ở Sumatra và bán đảo Malacca xưa thực ra có rất nhiều cảng, và có khả năng tại mỗi cảng đã có một thực thể chính trị, hay các cảng thị. Giữa các cảng thị này có sự cạnh tranh. Nhưng từ thế kỷ thứ 7, Palembang và Jambi là những cảng thị đã thắng trong cuộc cạnh tranh. Nguyên nhân là trong khi các cảng thị khác dựa quá nhiều vào thương mại hàng hải để sinh tồn và nhập khẩu lương thực và thực phẩm từ các vùng đất sâu trong đất liền, thì Palembang đã biết phát triển nghề trồng lúa ở bồn trũng sông Musi ngay gần cảng và khai thác các lâm thổ sản ở thượng nguồn sông Musi. Cảng thị ở Jambi cũng tương tự. Và có thể vì thế, một trong những hành động đầu tiên để thành kẻ thống trị hệ thống cảng Mã Lai của Palembang là chinh phạt Jambi. Một nhân tố nữa khiến Palembang cạnh tranh thắng lợi là tài năng của các đấng cai trị ở đây. Đối với các vùng đất liền kề mình, họ dùng con đường hôn nhân để củng cố quan hệ. Còn đối với các cảng thị xa, họ dùng vũ lực. Đặc biệt, sức mạnh của Palembang gắn với Sailendra. Giữa thế lực bá chủ Sumatra và thế lực bá chủ Trung Java có quan hệ gắn bó bằng hôn nhân. Mặc dù biết phát triển nghề trồng lúa, nhưng vựa lúa ở bồn trũng sông Musi không đủ để nuôi các thủy thủ sống ở Palembang cho đến mùa (có gió) ra khơi. Liên minh với Sailendra, thế lực mà nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước, giúp Palembang có đủ lương thực.[11]

Thời kỳ hưng thịnh

sửa
 
Một ngôi tháp mang phong cách Srivijaya ở chùa Wat Borom That ChaiyaChaiya, tỉnh Surat Thani, Thái Lan. Nó cho thấy phạm vi phía Bắc của Srivijaya.

Nằm trên một địa bàn trù phú và làm chủ được eo biển Sunda, Srivijaya có điều kiện để phát triển nhanh chóng và trở thành một quốc gia hùng mạnh, một trung tâm kinh tế và văn hóa quan trọng khu vực Đông Nam Á.

Mặc dù các tài liệu đương thời rất hiếm hoi và không cho biết cụ thể, nhưng cũng cho ta hình dung được sự giàu có về sản vật, và quan hệ buôn bán rộng rãi với nước ngoài của Srivijaya như sau:

Tống thư viết "...vương quốc này có tới 15 nước chư hầu, người dân không nộp thuế thì bị hình phạt; trong nước chưa có tiền mà dùng vàng bạc để trao đổi mua bán. Sumatra nổi tiếng là có nhiều vàng,bạc và đồ gia vị, nên nó còn được gọi là đảo vàng (Suvarnadvipa)..."

Tư liệu của cổ Ấn Độ cho biết ": Diện tích của vương quốc khoảng 900 dặm Ba Tư, nhà vua này đồng thời là chúa tể của một số lớn các hòn đảo trải rộng ra trên khoảng cách 1000 dặm hoặc hơn nữa..."

Một thương nhân người Ba Tư viết năm 916: "...những vùng lãnh thổ của nó sản xuất ra long não, dầu tẩy lô hội, đinh hương, gỗ trầm hương, nhục đậu khấu, bạch đậu khấu, cây tiêu thuốc và nhiều thứ khác nữa..."

Một thương nhân người Ả Rập tên Mas'udi viết vào năm 955 đã chỉ rõ "...việc bảo vệ địa vị đặc quyền đặc lợi như Srivijaya đòi hỏi phải luôn dùng đến vũ lực để nắm độc quyền thương mại rộng lớn và cần phải khuất phục hoặc vô hiệu hóa các đối thủ..."

Một bia ký khác, bia Kota Kapur, tìm thấy ở đảo Bangka, cho biết Jayanasa đã chính phục hầu khắp miền Nam đảo Sumatra tới tận Lampung và cả đảo Bangka, tiến sang cả đảo Java. Ghi chép của Trung Quốc vào khoảng cuối thế kỷ 7 cho biết có ít nhất hai nhà nước ở đảo Sumatra và 3 nhà nước ở đảo Java đã bị liên kết vào mandala của Srivijaya. Đến giữa thế kỷ 8, nhiều nhà nước ở miền tây đảo Java, như TarumanagaraHoling, đã phải chấp nhận làm chư hầu cho Srivijaya.[12] Những cuộc chinh phạt này nhằm mục đích nâng cao vị trí bá chủ ở eo biển Sunda.

Srivijaya còn thể hiện quyền bá chủ của mình trên bán đảo Mã Lai bằng cách chinh phục các nước Langkasuka, Pan Pan, Trambralinga. Các nhà nước trên bán đảo Mã Lai này cạnh tranh với Srivijaya bằng cách phát huy lợi thế đường bộ qua dải đất hẹp trên bán đảo.[13] Srivijaya khuất phục các nhà nước này để đảm bảo quyền vai trò trung tâm trung chuyển thương mại giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Tây Nam Á của mình, đồng thời khống chế eo biển Malacca.

Giai đoạn bành trướng ở Đông Nam Á

sửa
 
Sailendra và các cuộc tấn công vào láng giềng

Năm 782, vị đại vương thứ ba lên ngôi là Maharaja Dharanindra lên ngôi, thời cai trị của mình ông được đánh giá là "sát thủ của những anh hùng địch quân" khi thực hiện hàng loạt các chiến dịch quân sự vào các quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á, chinh phục các vương quốc ở đảo Sumatra, bán đảo Mã Lai vương quốc Malayu, Langkasuka, Kelantan,

Một tấm bia bằng chữ Phạn cổ đã nói tới, một người con thứ hai của Maharaja Dharanindra đã thu phục các vương quốc Malayu, Langkasuka, Kelantan và hợp nhất ba vương quốc này lại và trực tiếp nắm quyền cai trị vùng phía tây của đế chế Sailendra, sang thế kỷ 9 khi vương triều Sailedra ở Java bị Medang đánh bại, ông đã thành lập vương triều Srivijaya chống lại Medang dựa trên cơ sở ba vương quốc tiền thân Malayu, Langkasuka, Kelantan

Maharaja Dharaindra còn tấn công Chân Lạp, Champa và Giao Châu. Chân Lạp bị khuất phục và bị nhập vào mandala của Srivijaya. Sau này, khi Srivijaya suy yếu, một quý tộc Chân Lạp đã từ Srivijaya trở về lập nên đế quốc Khmer.

Năm 774, Srivijaya tấn công Champa.[14] Một bia ký ở tháp Po Nagar còn ghi lại sự kiện này. Năm 787, Champa lại bị Srivijaya tấn công lần nữa.[15] Champa thời đó nổi lên là một thế lực thương mại hàng hải với đội thủy thủ tài ba và kỹ thuật đóng tàu ưu tú, rõ ràng là mối đe dọa với quyền thống trị thương mại hàng hải của Srivijaya trong khu vực. Đây có thể là nguyên nhân của các cuộc tấn công.[16]

Năm 767, Srivijaya còn tấn công Giao Châu (lúc này đang là một phần của nhà Đường).[17] Sử Trung Quốc ghi lại rằng Giao Châu bị giặc biển từ Chà và Côn Lôn tấn công.

Suy vong

sửa
 
Đế chế Srivijaya và các cuộc tấn công vào láng giềng

Srivijaya bắt đầu suy vong có lẽ từ cuối thế kỷ 8. Năm 792, vua Srivijaya là Vishnu truyền ngôi cho Samaratunga - con rể của Dharmasetu và là người dòng họ Sailendra. Vị vua mới là một Phật tử mộ đạo; và ông dành nhiều tâm trí cho việc hoàn thành công trình Borobudur. Ông cử Jayavarman đi cai quản Indrapura (Campuchia ngày nay) và người này đã ly khai, lập nên đế quốc Angkor, khiến cho Srivijaya mất quyền chi phối miền nam Campuchia. Ông cũng phải gả con gái cho Rakai Pikatan- vua của Medang, và người này sau đó đã giành được quyền lực đáng kể ở triều đình Srivijaya và củng cố thế lực riêng của Medang. Con trai út của Samaratunga cuối cùng cũng lên ngôi vua, nhưng phải rút khỏi miền Trung Java.[18]

Song, cạnh tranh về thương mại trên biển dẫn tới xung đột quân sự là nguyên nhân khiến Srivijaya suy vong. Chola ở Ấn Độ mặc dù thống trị trên các vùng biển phía Tây vịnh Bengal, nhưng vẫn ghen tị với quyền thống trị eo biển Malacca của Srivijaya. Tương tự, Medang tuy thống trị trên các vùng biển Java và từ đó về phía Đông, nhưng vẫn khao khát thay thế Srivijaya thống trị cả eo biển Malacca.[19] Ngoài ra, sự quan tâm tới thương mại quốc tế của nhà Nam Tống đã gia tăng số lượng thương thuyền của nước này và làm giảm đáng kể độc quyền vận tải hàng hóa trên biển của Srivijaya. Các thương thuyền của người Hoa không chịu sức ép của vua Srivijaya, nên họ có thể chọn bất cứ cảng nào mà họ được đối xử tốt. Điều này đã dẫn tới sự nổi lên của một vài cảng cũng trong hệ thống cảng Srivijaya nhưng nó làm giảm ưu thế của cảng ở Palembang nơi vua Srivijaya đóng đô.[20]

Khi Srivijaya đánh mất trung Java, các vua người Java đã không ngừng tăng cường quyền lực của mình và bắt đầu cạnh tranh với các vua của Srivijaya.[21] Sau khi lên ngôi, vua Dharmavamca ở vương quốc Medang trên đảo Java đã bắt đầu một chính sách hiếu chiến với Srivijaya, năm 992 đội quân của Medang đã vượt biển tấn công và tàn phá thủ đô Palembang của Srivijaya, tiếp đó là các cuộc xung đột lẻ tẻ thường xuyên giữa hai nước. Từ cuối thế kỷ 10, các cuộc tấn công từ vương quốc Medang của người Java láng giềng khiến vương triều Srivijaya phải tìm kiếm sự ủng hộ từ các cường quốc trong vùng là nhà Tống-Trung Quốc và Chola - Ấn Độ, theo tư liệu cổ thì nhà Tống ủng hộ bằng ngoại giao bằng cách gây áp lực đối với Medang và Chola ủng hộ bằng những đạo quân vượt biển cùng tham gia đánh lại Medang, năm 1006 với góp mặt của quân đội Chola, liên quân Srivijaya và Chola tấn công và tàn phá kinh đô Mataram của Medang ở đảo Java

Tuy nhiên sau khi giành được chiến thắng đối với Medang, Srivijaya bắt đầu bành trướng trong hoạt động thương mại hàng hải, và việc này đã dẫn đến cuộc xung đột với Chola - lúc đó cũng đang là một đế quốc hàng hải ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Cuộc tấn công của Chola năm 1025 vào kinh đô Palembang đã bắt giữ được vua Srivijaya, Chola chiếm được các điểm ở trên bờ biển phía đông đảo Sumatra, trên bán đảo Mã Lai, tiếp theo là cuộc xâm lược thứ hai vào bán đảo Mã Lai vào năm 1067. Cuộc hành quân tốc chiến của người Ấn Độ đã để lại nhiều dấu vết trong ký ức của người Mã Lai truyền qua nhiều thế hệ đến ngày nay

Sự xung đột với người Chola đã đưa Srivijaya xích lại gần với địch thủ cũ của mình là người Java của Medang, tư liệu cũ cho biết có sự dàn hoà với Medang và còn được gắn kết bởi một sự liên minh qua hôn nhân, mặc dù lúc này Medang cũng đã suy yếu

Từ giữa thế kỷ 11, vương quốc Kediri nổi lên ở Java, thay thế Medang. Srivijaya lại có thêm một đối thủ bên cạnh Chola, bị kẹp giữa hai địch thủ: Kediri ở phía đông và Chola ở phía tây làm cho vai trò hàng hải của Srivijaya giảm đi đáng kể

Tư liệu cổ của Trung Quốc - Tống sử ghi chép đoàn sứ bộ cuối cùng của Srivijaya đến Trung Quốc vào năm 1178, tiếp đó vào năm 1183 có đoàn sứ bộ đầu tiên của vương quốc mới Malayu tới nhà Tống. Mặc dù đã có những dấu hiệu chia cắt song một vị quan nhà Tống - Triệu Nhữ Quát tới Sumatra cuối thế kỷ 12 có nói tới Srivijaya lúc này vẫn đang còn tới 15 chư hầu

Malayu và Kampe là hai xứ đầu tiên tách khỏi đế chế Srivijaya vào cuối thế kỷ 12, tiếp đó tới năm 1230, một tấm bia xác định quyền hành của Srivijaya đã mất trên bán đảo Mã Lai bởi sự xuất hiện của vương quốc Tambralinga,

Sự sụp đổ hoàn toàn của Srivijaya diễn ra vào cuối thế kỷ 13, trước sức ép từ hai cường quốc mới nổi trong khu vực ở phía bắc và phía đông. Ở phía bắc, người Thái đã thành lập nhà nước đầu tiên của họ Sukhothai ở miền trung Thái Lan ngày nay và dần gây sức ép về phía nam bán đảo Mã Lai, các chư hầu cũ của Srivijaya trên bán đảo lần lượt rơi vào tầm ảnh hưởng của người Thái. Ở phía đông, triều đại mới ở Java là Majapahit sau khi thành lập đã từng bước gây ảnh hưởng lên đảo Sumatra. Các nhà nghiên cứu chưa xác minh được thời điểm Srivijaya tiêu vong, nhưng nó nằm đâu đó trong khoảng thời kỳ cuối thế kỷ 13 và đầu thế kỷ 14

Danh sách các đấng cai trị

sửa

Các majahara của Srivijaya.[22][23]

Năm Tên vua Vị trí của kinh đô Sự kiện ghi trong các bia ký và sử Trung Quốc
683 Dapunta Hyang Sri Jayanasa Srivijaya Các bia Kedukan Bukit (682), Talang Tuo (684), và Kota Kapur

Chinh phạt Malayu, chinh phạt Trung Java

702 Indravarman

(Sử Trung Quốc phiên âm thành Che-li-to-le-pa-mo)

Srivijaya

(Thất Lợi Phật Thệ)

Sứ tới Trung Quốc 702-716, 724

Sứ tới Caliph Muawiyah I and Caliph Umar bin Abdul Aziz

728 Rudra vikraman

(Lieou-t'eng-wei-kong)

Srivijaya

(Thất Lợi Phật Thệ)

Sứ đoàn tới Trung Quốc 728-748
Không có thông tin về thời kỳ 728-775
790 Dharmasetu hay Vishnu Java Chinh phạt Nakhon Si Thammarat (Ligor), Vat Sema Muang
775 Dharanindra Java Chinh phạt Ligor; bắt đầu xây Borobudur vào 770,

Chinh phạt Chân Lạp, Champa, Giao Châu

782 Samaragrawira Java Chinh phạt Ligor, Srivijaya được tài liệu tiếng Ả Rập nhắc đến (790)
792 Samaratungga Java 802 đế quốc Khmer thành lập, thoát khỏi mandala của Srivijaya; 825 hoàn thành Borobudur
835 Balaputradewa Srivijaya

(Tam Phật Tề)

Mất Trung Java, quay lại Srivijaya (Palembang)

Bia ký Nalanda (860)

Không có thông tin về thời kỳ 835-960
960 Çri Udayadityavarman

(Tất Lợi Đại Hà Lý Đàn)

Srivijaya

(Tam Phật Tề)

Sứ đoàn tới Trung Quốc vào các năm 960, 962
980 Haji

(Hạ Địa)

Srivijaya

(Tam Phật Tề)

Sứ tới Trung Quốc các năm 980-983
988 Sri Culamanivarmadeva

(Se-li-chu-la-wu-ni-fu-ma-tian-hwa)

Srivijaya

(Tam Phật Tề)

Sứ tới Trung Quốc các năm 988-992-1003

Bị các thế lực Java tấn công; tham gia xây lăng miếu cho hoàng đế Trung Quốc, Bia ký Tanjore hoặc Bia ký Leiden (1044), gift of village by Raja-raja I

1008 Sri Maravijayottungga

(Se-li-ma-la-pi)

Srivijaya

(Tam Phật Tề)

Sứ sang Trung Quốc năm 1008
1017 Sumatrabhumi Srivijaya

(Tam Phật Tề)

Sứ sang Trung Quốc năm 1017
1025 Sangramavijayottungga Srivijaya Bị Rajendra Chola tấn công

Bia ký Chola ở đền Rajaraja, Tanjore

1028 Sri Deva Palembang

(Pa-lin-fong)

Sứ sang Trung Quốc 1028

Tham gia xây đền Tien Ching, ở Quảng Châu thờ hoàng đế Trung Quốc

1078 Kulothunga Chola I

(Ti-hua-ka-lo)

Palembang

(Pa-lin-fong)

Sứ sang Trung Quốc 1079
Không có thông tin về thời kỳ 1080-1155
1156 Rajaraja Chola II Palembang

(Pa-lin-fong)

Larger Leyden Plates
1183 Srimat Trailokyaraja Maulibhusana Warmadewa Dharmasraya Kingdom Tượng Phật Chaiya bằng đồng năm 1183
Không có thông tin về thời kỳ 1183-1275
1286 Srimat Tribhuwanaraja Mauli Warmadewa Vương triều Dharmasraya Bia ký Padang Roco 1286, chinh phạt Pamalayu 1275-1293

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Indonesia - The Malay kingdom of Srivijaya-Palembang”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2019.
  2. ^ Partogi, Sebastian (ngày 25 tháng 11 năm 2017). “Historical fragments of Sriwijaya in Palembang”. The Jakarta Post. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2019.
  3. ^ Brown, tr. 19.
  4. ^ Lockard, tr. 36.
  5. ^ Cambrige History of Southeast Asia, tr. 173.
  6. ^ Munoz, tr. 117.
  7. ^ Nguyễn Thế Anh. (1994). "Indochina and the Malay World". Tuyển-tập Ngôn-ngữ và Văn-học Việt Nam, Tập 1 (Số 2), tr 125-54.
  8. ^ Peter Bellwood, James J. Fox, Darrell Tryon (1995). “The Austronesians: Historical and Comparative Perspectives”.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Munoz, tr. 113.
  10. ^ Munoz, tr. 124.
  11. ^ Cambridge History of Southeast Asia, tr. 199-202.
  12. ^ Ngô Đăng Doanh:..."Như vậy là, đến giữa thế kỷ VIII, miền trung Java đã trở thành một phần của mandala Srivijaya.".
  13. ^ Munoz, tr. 125-132
  14. ^ Ngô Đăng Doanh, "... đã một vài lần tấn công và cướp bóc vùng ven biển Việt Nam:... Nha Trang (774)..."
  15. ^ Ngô Đăng Doanh: "... Phan Rang (787)"
  16. ^ Ngô Đăng Doanh, trang 11, "... những mạng lưới buôn bán ở Việt Nam này là mối đe dọa sự cai quản của người Malay đối với việc buôn bán qua lại giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Vì vậy mà, các tàu thuyền của người Malay đã một vài lần tấn công và cướp bóc vùng ven biển Việt Nam.".
  17. ^ Ngô Đăng Doanh: "... Bắc Bộ (năm 767)"
  18. ^ Ngô Đăng Doanh, trang 12.
  19. ^ Cambridge History of Southeast Asia, tr. 174.
  20. ^ Cambridge History of Southeast Asia, tr. 175-176.
  21. ^ Ngô Đăng Doanh, trang 13.
  22. ^ Muljana, Slamet (2006). Sriwijaya. Yogyakarta: LKiS. ISBN 9798451627.
  23. ^ Munoz. Early Kingdoms. tr. 175.