Việt kiều

cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài
(Đổi hướng từ Người Việt hải ngoại)

Việt kiều (hay người Việt hải ngoại, người Việt Nam ở nước ngoài) là thuật ngữ để chỉ người Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch Việt Nam hoặc/và quốc tịch của nước sở tại.

Việt kiều
Tổng dân số
~5,300,000
 Hoa Kỳ2.183.000 (2019)[1]
 Campuchia400.000-1.000.000[2]
 Nhật Bản432.934 (2021)[3]
 Pháp300.000[4]–350.000[5][6]
 Úc294.798 (2016)[7]
 Canada240.514[8]
 Đài Loan215.491 (2022)[a]
 Hàn Quốc208.000 (2021)[17]
 Đức188.000 (2019)[18]
 Nga13.954[19]–150.000[20]
 Thái Lan100.000[21][22]–500.000[23]
 Lào100.000[24]
 Vương quốc Anh90.000[25]–100.000[26][27]
 Malaysia80.000[28]
 Cộng hòa Séc60.000-80.000[29]
 Ba Lan40.000-50.000[29]
 Angola40.000[30][31]
 Trung Quốc36.205 (2010)[b][32] - 303.000 (2020)[33]/33.112 (2020)[34][c]
 Na Uy28.114 (2022)[35]
 Hà Lan24.594 (2021)[36]
 Thụy Điển21.528 (2021)[37]
 Ma Cao20.000 (2018)[38]
 UAE20.000[39]
 Ả Rập Xê Út20.000[40][41][42]
 Slovakia7.235[43]–20.000[44]
 Đan Mạch16.141 (2022)[45]
 Singapore15.000[46]
 Bỉ12.000-15.000[47]
 Phần Lan13.291 (2021)[48]
 Síp12.000[49][50]
 New Zealand10.086 (2018)[51]
 Thụy Sĩ8.000[52]
 Hungary7.304 (2016)[53]
 Ukraina7.000[54][55]
 Ireland5.000[56]
 Ý5.000[57]
 Áo5.000[58][59]
 România3.000[60]
 Bulgaria2.500[61]
Ngôn ngữ
Tiếng Việt, Tiếng Pháp, Tiếng Anh, Tiếng Nga,...
Tôn giáo
Phật giáo, Kitô giáo, Cao Đài,...
Sắc tộc có liên quan
Người Việt

Từ điển Thiều Chửu định nghĩa chữ "kiều" (僑) là "ở nhờ, đi ở nhờ làng khác hay nước khác gọi là kiều cư, kiều dân"[62]. Như vậy, Việt kiều vốn có nghĩa chỉ những người Việt đang có quốc tịch Việt Nam sống nhờ ở các nước bên ngoài Việt Nam, chứ không chỉ công dân nước khác có gốc Việt. Tuy nhiên, ngày nay "Việt kiều" là thuật ngữ mà những người Việt sống tại Việt Nam dùng để gọi toàn bộ những người Việt sống ở nước ngoài, chứ không phải là thuật ngữ mà những người Việt sống ở nước ngoài gọi chính họ.[63] Tại Việt Nam ngày nay, từ "kiều bào" cũng được dùng với nghĩa tương tự.

Đầu thập niên 1970 có khoảng 100.000 người Việt sống ngoài Việt Nam, chủ yếu tập trung tại các nước láng giềng (Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, v.v.) và Pháp. Con số này tăng vọt sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 và số quốc gia có người Việt định cư cũng tăng theo; họ ra đi theo đợt di tản tháng 4 năm 1975, theo các đợt thuyền nhân và theo Chương trình Ra đi có Trật tự. Đầu thập niên 1990 với sự sụp đổ của khối Đông ÂuLiên Xô, những người do nhà nước Việt Nam cử đi học tập, lao động không trở về nước đã góp phần vào khối người Việt định cư tại các nước này. Như vậy, ngoài Việt Nam hiện nay có khoảng 5,3 triệu người Việt sinh sống trên hơn 130 quốc gia ở năm châu lục, trong đó có 1,799,632 sống tại Hoa Kỳ.[64]

Quá trình hình thành

Theo Ủy ban người Việt ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao, cách đây hàng trăm năm đã có người Việt Nam ra nước ngoài sinh sống. Tiêu biểu như con cháu hoàng tộc Lý đã sang Cao Ly (nay là Triều Tiên và Hàn Quốc) lập nghiệp. Thế kỷ 17-18 là những người Việt sang các nước láng giềng như Campuchia, Lào hay Trung Quốc. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, một số người Việt đi du học, làm công chức tại Pháp hoặc bị động viên đi lính, phu tại một số thuộc địa của Pháp. Trong thời kỳ chiến tranh, có thêm một số người ra đi lánh nạn, kiếm sống, theo chồng hồi hương hoặc đi tu nghiệp, du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, trước năm 1975 số lượng người Việt Nam ở nước ngoài không lớn khoảng 16 - 20 vạn người ở 10 nước, phần đông số này có tư tưởng sinh sống tạm thời, chờ điều kiện thuận lợi trở về nước. Từ sau năm 1975, đã có sự thay đổi sâu sắc về số lượng, thành phần, tính chất cũng như địa bàn sinh sống của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Số người ra nước ngoài đã lên tới khoảng 2 triệu người, chủ yếu tới Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, các nước Tây và Tây Bắc Âu... Thêm vào đó sau năm 1980, một số khá đông sinh viên, thực tập sinh và lao động Việt Nam ở các nước thuộc Liên Xô (cũ), Đông Âu cũ ở lại làm ăn.

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài có những đặc điểm nổi bật như là cộng đồng trẻ, năng động, nhanh chóng hoà nhập và đại đa số có xu hướng định cư lâu dài ở nước sở tại chủ yếu là Mỹ, Úc, Canada các nước Tây Âu (khoảng 80% đã nhập quốc tịch nước cư trú nhưng hầu hết chưa thôi quốc tịch Việt Nam), trong khi phần lớn người Việt tại Nga, Đông Âu vẫn coi cuộc sống là tạm cư, khi có điều kiện sẽ trở về nước. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có đặc điểm là phức tạp về thành phần xã hội, xu hướng chính trị và đa dạng về nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc, đặc biệt bị chi phối, phân hoá bởi sự khác biệt về giai tầng, chính kiến và hoàn cảnh ra đi cũng như cư trú ở các địa bàn khác nhau. Chính vì vậy, tính liên kết, gắn bó trong cộng đồng không cao; cộng đồng sinh sống phân tán, sinh hoạt cộng đồng có khó khăn, việc duy trì tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống đang là thách thức lớn đối với tương lai của cộng đồng.

Dù được coi là thành đạt nhanh ở Mỹ và phương Tây, tiềm lực kinh tế của cộng đồng còn hạn chế, thu nhập bình quân đầu người nhìn chung thấp so với mức bình quân của người bản xứ (55% người Việt có cuộc sống ổn định, nhiều người vẫn phải sống nhờ vào trợ cấp xã hội). Trong khi đó, tiềm lực chất xám, trí tuệ của cộng đồng khá lớn, nhất là ở phương Tây, Nga, Đông Âu. Hiện ước tính trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 300.000 người[cần dẫn nguồn] (một số tài liệu nêu 400.000 người, con số này cũng chỉ ước đoán, chưa có điều tra cơ bản chính thức) được đào tạo ở trình độ đại học, trên đại học và công nhân kỹ thuật bậc cao, có kiến thức cập nhật về văn hoá, khoa học và công nghệ, về quản lý kinh tế. Trong đó có nhiều người đạt được vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh và các tổ chức quốc tế. Một thế hệ trí thức mới người nước ngoài gốc Việt đang hình thành và phát triển tập trung ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Châu Đại dương ở nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành và kinh tế mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, điều khiển học, sinh học, quản lý kinh tế, chứng khoán.

Việt kiều trên thế giới

Theo số liệu của Báo Nhân Dân năm 2020, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có trên 5,3 triệu người và phân bố không đồng đều tại hơn 130 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, 98% trong số đó tập trung ở 21 nước tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Áchâu Đại Dương.

Châu Mỹ

Hoa Kỳ

Với gần 1.8 triệu người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ[65], vào thời điểm năm 2010 số người Việt ở Mỹ chiếm khoảng một nửa số Việt kiều trên toàn thế giới. Họ thường tập trung ở miền Tây, chủ yếu là ở các khu vực đô thị. Riêng tiểu bang California chiếm phân nửa, tập trung đông đảo nhất tại Quận Cam, sau đó là San Jose, CaliforniaHouston, Texas. Trong số 1,132,031 người từ 25 tuổi trở lên, 30.2% không có bằng trung học, 21.5% chỉ tốt nghiệp trung học hoặc tương đương, 18.6% có bằng cử nhân, 22.8% có bằng nghề hoặc liên kết, 6.9% có bằng tốt nghiệp[66] hoặc chuyên nghiệp[65]. Vì hầu hết số người Mỹ gốc Việt là người tỵ nạn chống cộng sản hay thân nhân của người tỵ nạn, họ là thành phần bất đồng chính kiến với chính quyền cộng sản Việt Nam.[67] Nhiều người Mỹ gốc Việt thường xuyên biểu tình lên án tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và gần đây đã vận động chính quyền địa phương công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa làm biểu tượng cho cộng đồng người Việt Hải Ngoại qua "Chiến dịch Cờ Vàng" và nay được xem là "Lá cờ Tự do và Di sản" (Heritage and Freedom Flag) của người Việt tại Mỹ.

Canada

Người Canada gốc Việt (tiếng Anh: Vietnamese Canadian) là những người sinh sống tại Canada có nguồn gốc dân tộc Việt. Người Việt tại Canada là một trong những cộng đồng dân tộc có nguồn gốc khác châu Âu lớn nhất tại Canada.

Những người Việt đầu tiên tại Canada là sinh viên học sinh du học từ miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Nhiều người Việt bắt đầu di cư đến Canada sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, với hàng nghìn người tị nạn từ miền Nam Việt Nam để tránh chế độ cộng sản. Từ con số 1.500 người vào cuối năm 1974, cộng đồng người Việt tại Canada đã tăng trưởng mạnh và đã lên đến 180.000 người vào năm 2006, trở thành một trong những cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất trên thế giới.

Châu Đại Dương

Úc

Theo cuộc thống kê toàn quốc năm 2001, dân số Úc có 154.807 người sinh tại Việt Nam và 174.246 người dùng tiếng Việt trong các hoạt động trong gia đình[68]. Nếu kể cả những con em gốc Việt sinh tại Úc, con số người gốc Việt lên đến 245 ngàn người. Vì lý do ngôn ngữ, liên hệ gia đình, việc làm và nhất là do tình đồng hương, đa số người Việt sống quây quần với nhau và thường tập trung tại các thành phố lớn như Sydney, Melbourne. Người Việt vùng Sydney tụ tập đông nhất ở Cabramatta, còn mệnh danh là "Saigonmatta"[cần dẫn nguồn], và khu Bankstown ở ngoại ô phía tây thành phố. Cộng đồng người Việt tại Úc là một cộng đồng non trẻ, vì mới thành lập và có tuổi bình quân là trẻ. Người Việt tại Úc thường sống rất đoàn kết[69], và thường xuyên có những sinh hoạt cộng đồng để giữ gìn văn hóa và bản sắc Việt[69]. Nhiều Hội đoàn đồng hương được thành lập, như Cộng đồng Người Việt Tự do Liên bang Úc châu. Nhiều người Úc gốc Việt cũng tạo nhiều thành công trong đời sống. Về mặt chính trị, nhiều người cũng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyển Úc, như ông Lê Văn Hiếu hiện là Phó toàn quyền tiểu bang Nam Úc, bà Lâm Lệ Hoa (Le Lam) hiện là thị trưởng thành phố Auburn, New South Wales và là phụ nữ Úc cũng như người châu Á đầu tiên giữ chức vụ thị trưởng tại Úc[70], Nguyễn Minh Sang (Sang Nguyen) từng là thị trưởng trẻ nhất quận hạt Richmond và hiện là nghị sĩ tiểu bang Victoria[71]. Về khoa học, nữ Tiến sĩ Vũ Thị Ngọc Trang là phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào Viện Khoa học Kỹ thuật Hoàng gia, kiêm nhiệm chức vụ giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xã hội thực nghiệm Úc, giáo sư - tiến sĩ sử học Trần Mỹ Vân tại Đại học Nam Úc (University of South Australia)[72]. Về Y học, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là giáo sư Dịch tễ học trường UNSW School of Public Health and Community Medicine và là giáo sư Y học dự đoán của trường University of Technology, Sydney[73].

Châu Á

Đài Loan

Theo báo Tiền phong online ngày 9 tháng 12 năm 2006, cộng đồng người Việt sống ở Đài Loan tính đến nay đã có hơn 20 vạn người, trong đó có khoảng 10 vạn là cô dâu lấy chồng người Đài Loan, hơn 7 vạn là những người lao động sang làm việc, trong đó có 80% là phụ nữ. Như vậy số Việt kiều chỉ khoảng dưới 10 vạn người.

Còn theo số liệu mới nhất của Uỷ ban các vấn đề lao động (COA), hiện có 85.528 người Việt Nam làm việc tại Đài Loan. Tuy nhiên đây không phải là Việt kiều theo đúng nghĩa mà là những người quốc tịch Việt Nam sống và làm việc có thời hạn tại Đài Loan.

Campuchia

Lào

Thái Lan

Triều Tiên

Người Việt tại Triều Tiên có một lịch sử từ cuối thời nhà Lý khi nhiều hoàng tử của nhà Lý đã chạy qua Cao Ly để tỵ nạn chính trị ở triều đình của vương quốc Goryeo sau khi nhà Trần lên nắm quyền. Sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia làm hai quốc gia CHDCND Triều TiênHàn Quốc, người Việt tại đây tiếp tục sống ở cả hai quốc gia.

Người Việt di cư sang Hàn Quốc sau này nhưng đã tăng về số lượng, họ gồm công nhân, phụ nữ lấy chồng Hàn thông qua các đơn vị môi giới hôn nhân. Năm 1994, có 20.493 người lao động nhập cư từ Việt Nam đến Hàn Quốc bằng hộ chiếu tu nghiệp sinh, đến năm 1997,con số này đã tăng 10% lên 22.325 người. Phần lớn công nhân nhập cư Việt Nam tại Hàn Quốc là nam giới có tay nghề thấp hoặc không được đào tạo nghề và làm trong các công ty vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động chân tay như ngành chế tạo và ngư nghiệp.

Singapore

Người Việt định cư lâu dài (Permanent Resident) ở Singapore chủ yếu là cô dâu Việt lấy chồng người Singapore. Phần lớn họ đến từ các tỉnh phía nam Việt Nam, chủ yếu miền Tây Nam Bộ. Trong những năm 2000 trở đi, Singapore có chính sách nhập cư thông thoáng và ưu đãi lao động trình độ cao. Du học sinh Việt Nam đã tốt nghiệp đại học công lập tại Singapore (Nanyang Technological University, National University of Singapore, Singapore Management University) được khuyến khích định cư và nhập quốc tịch Singapore. Hiện nay họ đã trở thành một phần đáng kể trong cộng đồng người Việt định cư ở đảo quốc này.

Theo thông báo từ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore trong Tiệc chiêu đãi Đón tết Cổ truyền tại Đại sứ Quán năm 2012, tại Singapore có khoảng 12 000 người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc. Một số nguồn tin cũ hơn ước tính số lương 7 000 người Việt tại Singapore[74]. Với chính sách nhập cư ngày càng thắt chặt, nhất là sau Bầu cử năm 2011, phần lớn người Việt ở Singapore hiện nay đều là non-resident chủ yếu là sinh viên và người lao động với visa lưu trú có thời hạn.

Châu Âu

Pháp

Số người Việt tại Pháp được ước tính từ khoảng 200.000[75] đến 250.000[76] người.

Đức

Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức có 87.214 người có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống tại Đức tính đến cuối năm 2015 [77][78], trong số đó 22.469 người lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp lâu năm hay tiền trợ cấp xã hội (2014).[77][79]. Không được tính trong các con số đó là những người Việt đã nhập quốc tịch Đức. Giữa những năm 1981 và 2007, 41.499 người đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam để lấy quốc tịch Đức[77].Thêm vào đó, khoảng 40.000 người di cư gốc Việt không chính thức cũng hiện đang sinh sống tại Đức, chủ yếu tại các bang ở miền Đông[80].

Cộng hòa Séc

Cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Séc, tính đến năm 2011, vào khoảng 58.000 người, là cộng đồng người nhập cư lớn thứ 3 tại Cộng hòa Séc (là cộng đồng thiểu số lớn thứ 3 sau UkrainaSlovakia). Họ Nguyễn hiện là họ phổ biến đứng thứ 9 tại Cộng hòa Séc.[81]

Hiện công đồng người Việt tại Cộng hòa Séc đã là dân tộc thiểu số chính thức (official minority).[82]

Việt kiều lao động

Trước đây người Việt đi lao động nước ngoài thường tới Liên Xô và các nước thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa (cũ). Ngày nay những địa điểm chính là Đài Loan, Nhật Bản, MalaysiaHàn Quốc. Con số tổng cộng khoảng 500 ngàn người, 1/3 là phụ nữ. Theo tường trình năm 2013 của chính phủ Hoa Kỳ, so với những người lao động nước ngoài từ các nước Á Châu khác, họ thường thiếu nợ nhiều, cho nên dễ bị làm lao động ép buộc và những lao động có dính líu tới nợ nần. Theo một nghiên cứu 2013 của CSAGA, một tổ chức phi chính phủ Việt Nam, 1/3 trong số 350 người được phỏng vấn, cảm thấy đã bị lừa đảo, và bóc lột. Bị đối xử tệ hại đã đẩy một số công nhân phá hợp đồng, đi làm lậu. Nó trở thành một vấn đề lớn ở Hàn Quốc dẫn tới việc chính phủ họ hủy bỏ hệ thống cấp giấy phép cho người Việt sang làm việc tại đây. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Việt Nam), Hàn Quốc sẽ thí điểm cấp lại giấy phép nhưng sẽ đóng cửa lần nữa nếu số người làm lậu không giảm giảm từ 40% xuống còn 30%.[83]

Ảnh hưởng

Việt kiều ở nước ngoài là một nguồn vốn về kinh tế và nhân lực cho Việt Nam và có sức tiêu thụ cao. Kiều hối cũng là một nguồn doanh thu quan trọng cho Việt Nam. Năm 2009, số tiền người Việt hải ngoại gửi về nước cho thân nhân thông qua những kênh chính thức là 6,2 tỷ đô la, năm 2010 là 8,1 tỷ đô-la (khoảng 8% GDP cả nước, 101 tỷ đô la lúc đó), năm 2011 là 9 tỷ đô la (tăng hơn 20% từ năm 2010).[84]

Ngoài ra số doanh nghiệp Việt Kiều cũng đầu tư về làm ăn tại Việt Nam, cho đến năm 2010 ước tính khoảng 3.400 doanh nghiệp, với tổng số vốn đầu tư về nước là khoảng 6 tỷ USD, trong đó có một số doanh nghiệp lớn của cộng đồng Việt Kiều đã phát triển thành công, vươn lên thành những doanh nghiệp có thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Vingroup, Euro Windows.

Ủy ban người Việt ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao

Ủy ban người Việt ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao là một trong các cơ quan chuyên trách về công tác người Việt ở nước ngoài. Ủy ban này có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương liên quan thực hiện các biện pháp giúp người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hội nhập vào xã hội sở tại, hướng về Tổ quốc; đấu tranh với những hành vi phương hại đến lợi ích chung của dân tộc, cộng đồng và quan hệ hữu nghị hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam cũng như thông tin cho người Việt Nam ở nước ngoài về đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước; hỗ trợ kiều bào giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam; hỗ trợ tăng cường các mối giao lưu về kinh tế, văn hóa, thể thao, giáo dục, đào tạo, khoa học, kỹ thuật và công nghệ giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với đồng bào trong nước. Chỉ đạo, hướng dẫn các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; hỗ trợ, định hướng cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, thành lập các hội đoàn người Việt Nam phù hợp với pháp luật của nước sở tại và thẩm định. Đặc biệt, Ủy ban có nhiệm vụ hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài trong đầu tư, kinh doanh, hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hoá - xã hội ở trong nước; tổ chức, vận động và hỗ trợ các hoạt động xây dựng và phát triển đất nước của kiều bào và ghiên cứu, khảo sát, tổng hợp và đánh giá tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách, chiến lược vận động đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Song song với đó, Ủy ban có nhiệm vụ bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế.[85]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Số công dân Việt Nam hiện nay tại Đài Loan (với giấy phép cư trú hợp lệ) là 215.491 tính đến 30 tháng 4 năm 2022 (127.033 nam, 88.458 nữ).[9] Số công dân Việt Nam có giấy phép cư trú hợp lệ ở Đài Loan (bao gồm cả những người hiện không ở Đài Loan) là 240.986 tính đến 30 tháng 4 năm 2022 (140.372 nam, 100.614 nữ).[10] Số phối ngẫu ngoại quốc gốc Việt ở Đài Loan là 111.529 tính đến tháng 4 năm 2022 (2.383 nam, 109.146 nữ).[11] Tính tới năm 2014, khoảng 70% cô dâu Việt Nam đã có quốc tịch Đài Loan,[12] trong đó có nhiều người thôi quốc tịch Việt Nam để nhập tịch Đài Loan.[13]
    Theo Đài Tiếng nói Việt Nam, vào năm 2014, ở Đài Loan có khoảng 200.000 trẻ em lai có mẹ là người Việt và cha là người Đài Loan.[14] Trong đó, theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục Đài Loan, năm 2020 có 108.037 con em của người Việt đang học tập ở các cơ sở giáo dục ở Đài Loan (5.168 ở bậc mầm non, 25.752 ở bậc tiểu học, 22.462 ở bậc trung học, 33.430 ở bậc trung học phổ thông, và 21.225 ở bậc đại học/cao đẳng),[15] giảm 2.000 người so với năm trước đó, 110.176 người vào năm 2019 (6.348 ở bậc mầm non, 29.074 ở bậc tiểu học, 27.363 ở bậc trung học, 32.982 ở bậc trung học phổ thông, và 14.409 ở bậc đại học/cao đẳng).[16]
  2. ^ Số liệu này chỉ bao gồm người Kinh quốc tịch Việt Nam ở Trung Quốc Đại lục, không bao gồm người Kinh (Trung Quốc), người Việt ở Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan.
  3. ^ dữ liệu này chỉ bao gồm người Kinh (Trung Quốc)

Tham khảo

  1. ^ “Vietnamese in the U.S. Fact Sheet”. Pew Research Center. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ Mauk, Ben (28 tháng 3 năm 2018). “A People in Limbo, Many Living Entirely on the Water”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ “令和3年末現在における在留外国人数について”. Bộ Tư pháp (Nhật Bản). 29 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ Phạm, Hạnh (31 tháng 3 năm 2018). “Người Việt trẻ ở Pháp níu giữ thế hệ thứ hai với nguồn cội”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ Thanh Binh Minh, Tran (2002). Étude de la Transmission Familiale et de la Practique du Parler Franco-Vietnamien dans les communautés Niçoise et Lyonnaise (PDF). International Symposium on Bilingualism (bằng tiếng Pháp). University of Vigo. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ “SPÉCIAL TÊT 2017 – Les célébrations du Têt en France par la communauté vietnamienne”. Le Petit Journal (bằng tiếng Pháp). 30 tháng 1 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ “2016 Census Community Profiles”. Australian Bureau of Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2018.
  8. ^ “Census Profile, 2016 Census”. Statistics Canada. ngày 7 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2018.
  9. ^ “2022.4 Foreign Residents by Nationality”. National Immigration Agency, Ministry of the Interior, Republic of China (Taiwan). 30 tháng 4 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  10. ^ 統計資料 [Statistics]. National Immigration Agency, Ministry of the Interior, Republic of China (Taiwan). 30 tháng 4 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  11. ^ 統計資料 [Statistics]. National Immigration Agency, Ministry of the Interior, Republic of China (Taiwan). 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  12. ^ “Cô dâu Việt ở Đài Loan và muôn nẻo kiếm tìm hạnh phúc”. Đài Tiếng nói Việt Nam. 24 tháng 1 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  13. ^ McKinsey, Kitty (14 tháng 2 năm 2007). “Divorce leaves some Vietnamese women broken-hearted and stateless”. Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  14. ^ “Những cô dâu dạy tiếng Việt ở xứ Đài”. Đài Tiếng nói Việt Nam. 26 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  15. ^ 109 學年度 各級學校新住民子女就學概況 (PDF) (Bản báo cáo). Department of Statistics - Ministry of Education, Taiwan. tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  16. ^ 108 學年度 各級學校新住民子女就學概況 (PDF) (Bản báo cáo). Department of Statistics - Ministry of Education, Taiwan. tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  17. ^ “Number of foreigners staying in S. Korea decreased 3.9% in 2021 amid pandemic”. The Korea Herald. Thông tấn xã Yonhap. 26 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  18. ^ “Bevölkerung in Privathaushalten 2019 nach Migrationshintergrund”. Federal Statistical Office of Germany (Statistisches Bundesamt). 28 tháng 7 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2021.
  19. ^ “Национальный состав населения по субъектам Российской Федерации”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2020.
  20. ^ L. Anh Hoang; Cheryll Alipio (2019). Money and Moralities in Contemporary Asia. Amsterdam University Press. tr. 64. ISBN 9789048543151. It is estimated that there are up to 150,000 Vietnamese migrants in Russia, but the vast majority of them are undocumented.
  21. ^ Đình Nam (22 tháng 5 năm 2022). “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Thái Lan”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  22. ^ Hoàng Hoa; Ngọc Quang (25 tháng 8 năm 2019). “Chủ tịch Quốc hội gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan”. Báo điện tử Đảng Cộng sản. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  23. ^ Xuân Nguyên (25 tháng 11 năm 2015). “Người Việt bán hàng rong ở Thái Lan”. Radio Free Asia. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  24. ^ “Chủ tịch nước thăm cộng đồng người Việt tại Lào”. Đài Tiếng nói Việt Nam. 10 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  25. ^ Barber, Tamsin (2020). “Differentiated embedding among the Vietnamese refugees in London and the UK: fragmentation, complexity, and 'in/visibility'. Journal of Ethnic and Migration Studies. Taylor & Francis. 47 (21): 4835–4852. doi:10.1080/1369183X.2020.1724414.
  26. ^ “PM meets Vietnamese community in UK”. VietnamPlus. Thông tấn xã Việt Nam. 1 tháng 11 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  27. ^ “Vietnam who after 30 years in the UK”. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  28. ^ “Viet Nam, Malaysia's trade unions ink agreement to strengthen protection of migrant workers”. Tổ chức Lao động Quốc tế. 16 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  29. ^ a b “Vietnamese migrants are thriving in Poland and the Czech Republic”. The Economist. 27 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  30. ^ Lý Hà (11 tháng 6 năm 2019). “Lời cảnh tỉnh cho người xuất khẩu lao động”. Báo Công an Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  31. ^ Quốc Anh; Trọng Hoàng (12 tháng 3 năm 2016). “Phần lớn lao động Việt Nam tại Angola hiện nay là trái phép”. Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  32. ^ “Major Figures on Residents from Hong Kong, Macao and Taiwan and Foreigners Covered by 2010 Population Census”. National Bureau of Statistics of China. 29 tháng 4 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2011.
  33. ^ Quỳnh Trang; Tạ Lư (7 tháng 2 năm 2022). “Kiều hối về Việt Nam nhiều cỡ nào?”. VnExpress.
  34. ^ “2-22. Population by ethnic groups and gender”. National Bureau of Statistics of China. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  35. ^ “Immigrants and Norwegian-born to immigrant parents”. Statistisk sentralbyrå (Statistics Norway). 7 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  36. ^ “Population; sex, age, migration background and generation, 1 January”. Statistics Netherlands. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.
  37. ^ “Population by country of birth and year”. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  38. ^ “Việt Nam opens consulate office in China's Macau”. VietNamNews. 6 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  39. ^ “Embassy of the UAE in Hanoi » Vietnam - UAE Relations-Bilateral relations between UAE - Vietnam”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2014.
  40. ^ “CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở Ả-RẬP XÊ-ÚT MỪNG XUÂN ẤT MÙI - 2015”. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  41. ^ “Người trong cuộc kể lại cuộc sống "như nô lệ" của lao động Việt ở Ả Rập Saudi”. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  42. ^ “Tình cảnh 'Ô-sin' Việt ở Saudi: bị bóc lột, bỏ đói”. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  43. ^ Dlhopolec, Peter (3 tháng 3 năm 2022). “The Vietnamese campaign for their rights: "We belong here". The Slovak Spectator. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022. The 2021 data published by the Foreigners' Police reveals that 7,235 people from Vietnam have permanent or temporary residence in the country.
  44. ^ Rédli, Erik (28 tháng 7 năm 2015). “Slovakia's 'invisible minority' counters migration fears”. The Slovak Spectator. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  45. ^ “FOLK1C: Population at the first day of the quarter by region, sex, age (5 years age groups), ancestry and country of origin”. Statistics Denmark (bằng tiếng Anh).
  46. ^ Lim, Vanessa; Min, Ang Hwee (21 tháng 7 năm 2021). “Vice activities by some Vietnamese in Singapore not representative of residents here: Embassy official”. CNA (kênh truyền hình). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  47. ^ Hoàng Hải (22 tháng 5 năm 2019). “Người Việt ở Bỉ và Đảng cộng sản kiểu mới, trẻ và hiện đại”. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  48. ^ “StatFin”. Tilastokeskus (Statistics Finland). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2022.
  49. ^ “Vietnamese in Cyprus, Laos celebrate traditional New Year”. VietnamPlus. Thông tấn xã Việt Nam. 4 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  50. ^ “Deputy FM meets Vietnamese nationals in Cyprus”. Nhân Dân. 18 tháng 9 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  51. ^ “2018 Census ethnic groups dataset | Stats NZ”. www.stats.govt.nz.
  52. ^ “Vietnamese community in Switzerland support fight against coronavirus”. VietNamNews. 4 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  53. ^ Vukovich, Gabriella (2018). Mikrocenzus 2016 - 12. Nemzetiségi adatok [2016 microcensus - 12. Ethnic data] (PDF). Hungarian Central Statistical Office (bằng tiếng Hungary). Budapest. ISBN 978-963-235-542-9. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2019.
  54. ^ “Hành trình trở về của người Việt tại Ukraine”. Nhân Dân. 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  55. ^ H. Chi (3 tháng 3 năm 2022). “Nỗ lực tối đa bảo hộ công dân Việt Nam ở Ukraine”. Báo Công an Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  56. ^ Khánh Lan (25 tháng 5 năm 2022). “Thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều mặt giữa Việt Nam và Ailen”. Báo điện tử Đảng Cộng sản. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  57. ^ Thu Trang; Cẩm Lai (27 tháng 3 năm 2020). “Người Việt tại tâm dịch của Italia”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  58. ^ “Truyền "ngọn lửa" văn hóa cho thế hệ trẻ người Việt tại Áo”. ngày 23 tháng 2 năm 2020.
  59. ^ Phương Linh; Hoàng Vũ (13 tháng 8 năm 2018). “Cộng đồng người Việt tại Áo luôn hướng về Tổ quốc”. Báo Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  60. ^ “Condiții inumane pentru muncitorii vietnamezi din România”. Digi24 (bằng tiếng Romania). 21 tháng 3 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  61. ^ “Lấy quốc tịch Châu Âu thông qua con đường Bulgaria”. Tuổi Trẻ. 13 tháng 3 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  62. ^ Xem Từ điển Thiều Chửu
  63. ^ Ines M. Miyares, Christopher A. Airriess (2007). Contemporary ethnic geographies in America. Rowman & Littlefield Publishers. tr. 4.
  64. ^ [1]
  65. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên uscensus
  66. ^ không phải tốt nghiệp trường theo nghĩa đen
  67. ^ Collet, Christian (26 tháng 5 năm 2000). “The Determinants of Vietnamese American Political Participation: Findings from the January 2000 Orange County Register Poll” (PDF). 2000 Annual Meeting of the Association of Asian American. Scottsdale, Arizona. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2008.
  68. ^ “Cộng đồng người Việt tại Úc”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2008.
  69. ^ a b “Người Việt ở Úc”.
  70. ^ National Pioneer Women's Hall of Fame Lưu trữ 2008-07-21 tại Wayback Machine Calitoday - 2 phụ nữ Việt ra ứng cử tại Sydney, Úc Lưu trữ 2008-03-28 tại Wayback Machine
  71. ^ “Tiền phong online”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2008.
  72. ^ “Homepage of Tran My Van”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.
  73. ^ “Homepage of Prof. Tuan Nguyen”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.
  74. ^ “From Humanitarian to Economic: The Changing Face of Vietnamese Migration”.
  75. ^ Dorais tr. 113
  76. ^ Quốc hội Pháp (ngày 20 tháng 11 năm 2001). “Rapport d'information du grouppe d'amitié France-Vietnam)”. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2009.
  77. ^ a b c Wolf tr. 3
  78. ^ Anzahl der Ausländer in Deutschland nach Herkunftsland in den Jahren 2014 und 2015 , statista
  79. ^ Woher die meisten Hartz-IV-Bezieher kommen - und wie viel sie wirklich kassieren, focus, 28.5.2014
  80. ^ Hillmann 2005, tr. 80
  81. ^ Nguyen je devátým nejčastějším příjmením v Česku, poráží i Procházky - iDNES.cz
  82. ^ BBC online
  83. ^ Going to debt mountain, economist, 14.02.2015
  84. ^ Thanh Nien online
  85. ^ “Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài | Tạp chí Quê Hương Online | Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2017.

Liên kết ngoài