Nưa (thị trấn)
Nưa là một thị trấn thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Nưa
|
||
---|---|---|
Thị trấn | ||
Thị trấn Nưa | ||
Quang cảnh chân núi Nưa | ||
Tên cũ | Tân Ninh | |
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Bắc Trung Bộ | |
Tỉnh | Thanh Hóa | |
Huyện | Triệu Sơn | |
Thành lập | 1 tháng 12 năm 2019[1] | |
Loại đô thị | Loại V | |
Năm công nhận | 2015[2] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 19°44′19″B 105°37′18″Đ / 19,73861°B 105,62167°Đ | ||
| ||
Diện tích | 21,20 km²[1] | |
Dân số (2018) | ||
Tổng cộng | 9.638 người | |
Mật độ | 455 người/km² | |
Dân tộc | Kinh,... | |
Khác | ||
Mã hành chính | 15718[3] | |
Mã bưu chính | 41537 | |
Website | thitrannua | |
Lịch sử
sửaĐịa bàn thị trấn Nưa trước đây vốn là xã Tân Ninh, một xã nằm trên vùng đất cổ có từ thời các vua Hùng dựng nước.[4]
Vào thời Hùng Vương, vùng Tân Ninh (tức làng Cổ Định xưa) có tên gọi là chạ Kẻ Nưa (dưới chân dãy núi Ngàn Nưa).
Đến thời thuộc nhà Hán, chạ Kẻ Nưa được gọi là Cà Ná giáp. Thời thuộc nhà Tùy, nhà Đường sách sử ghi là Cà Ná giáp, dân dã gọi là Kẻ Nưa.
Thời nhà Lý, nhà Trần, xã được đổi thành hương Cổ Na.
Thời Lê sơ, Lê Thái Tổ đổi Cổ Na thành Cổ Ninh, thời Lê trung hưng được đổi thành Cổ Định (do tránh gọi tên húy của vua Lê Trang Tông là Lê Ninh).[5]
Thời nhà Nguyễn, làng Cổ Định thuộc tổng Cổ Định, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.[6]
Sau năm 1945, làng Cổ Định thuộc xã Tân Ninh, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1954, xã Tân Ninh chia thành 2 xã: Tân Ninh và Thái Hòa.[7]
Ngày 25 tháng 2 năm 1965, xã Tân Ninh chuyển sang trực thuộc huyện Triệu Sơn mới thành lập.[8][9]
Ngày 24 tháng 12 năm 2015, xã Tân Ninh được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.[2]
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019).[1] Theo đó, thành lập thị trấn Nưa thuộc huyện Triệu Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Tân Ninh.
Địa lý
sửaThị trấn Nưa nằm ở cực nam của huyện Triệu Sơn, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Nông Cống và xã Đồng Lợi
- Phía tây giáp xã Thái Hòa và huyện Như Thanh
- Phía nam giáp huyện Như Thanh và huyện Nông Cống
- Phía bắc giáp các xã Thái Hòa, Khuyến Nông và Đồng Lợi.
Thị trấn Nưa có diện tích 21,20 km², dân số năm 2018 là 9.638 người, mật độ dân số đạt 455 người/km².[1]
Thị trấn nằm ngay dưới chân núi Nưa cao khoảng 300 – 400 m, tên của thị trấn cũng lấy theo tên ngọn núi này.
Thị trấn Nưa nằm gần một vùng mỏ chromit vào loại lớn nhất Việt Nam. Mỏ chromit Cổ Định nằm trên địa bàn thị trấn đã được Bộ Công nghiệp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra quyết định thành lập từ ngày 28 tháng 2 năm 1956, nhằm khai thác chromi sa khoáng.[10]
Hành chính
sửaThị trấn Nưa được chia thành 11 tổ dân phố, đánh số từ 1 đến 11.[11][12]
Văn hóa
sửaLàng Cổ Định (Kẻ Nưa) vào năm 248 là căn cứ kháng chiến chống quân Đông Ngô của Bà Triệu. Ngày nay ở thị trấn có khu di tích lịch sử cấp quốc gia Am Tiên gắn với cuộc khởi nghĩa này.
Kẻ Nưa được cho là nơi khởi nguồn của một số dòng họ của người Việt trên đất nước Việt Nam như họ Trịnh, họ Doãn.
Thị trấn Nưa nằm bên tuyến kênh Nhà Lê, là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam từ kinh đô Hoa Lư đến Đèo Ngang và được xem là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh của người Việt.
Bảo vật quốc gia kiếm ngắn núi Nưa được tìm thấy ở đây năm 1961, khi công nhân khai thác mỏ chromit Cổ Định.[13]
Danh nhân
sửa- Doãn Anh Khái, sứ thần nhà Lý sang Tống.
- Doãn Tử Tư, sứ thần nhà Lý sang Tống, tiếp nhận tên gọi An Nam quốc do nhà Tống đặt cho Đại Việt (góp phần vào việc lần đầu tiên một triều đại phong kiến Trung Hoa công nhận Việt Nam là một quốc gia).
- Doãn Bang Hiến, Thượng thư bộ Hình nhà Trần, sứ thần sang nhà Nguyên tranh biện giải quyết tranh chấp biên giới Đại Việt – Đại Nguyên.
- Doãn Nỗ, khai quốc công thần nhà Hậu Lê.
- Lê Bật Tứ, hoàng giáp (tiến sĩ nho học) năm 1598 triều nhà Hậu Lê, đi sứ nhà Minh.[14]
Chú thích
sửaTham khảo
sửa- ^ a b c d “Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”.
- ^ a b Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (24 tháng 12 năm 2015). “Quyết định số 5425/QĐ-UBND về việc công nhận xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn đạt tiêu chuẩn đô thị loại V” (PDF). Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Bài Vài nét về sự hình thành làng xã ở vùng đồng bằng sông Mã của Hà Mạnh Khoa[liên kết hỏng]
- ^ Bài Cổ Định Đất học - Đất tài trên báo Thanh Hóa điện tử[liên kết hỏng]
- ^ Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, Nội trấn Thanh Hoa, phủ Tĩnh Gia, huyện Nông Cống, trang 116
- ^ Tên làng xã Thanh Hóa - Tập 1. Nhà xuất bản Thanh Hóa. 2000. tr. 96.
- ^ “Quá trình hình thành huyện Triệu Sơn”. Cổng thông tin điện tử huyện Triệu Sơn. 17 tháng 11 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
- ^ Hội đồng Chính phủ (16 tháng 12 năm 1964). “Quyết định 177-CP năm 1964 về việc điều chỉnh địa giới của một số huyện thuộc các tỉnh Lạng-sơn, Yên-bái và Thanh-hoá”. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
- ^ Công ty cổ phần Crômit Cổ Định Thanh Hóa.[liên kết hỏng]
- ^ “Quyết định số 1238/QĐ-UBND năm 2020 về việc phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
- ^ “Thanh Hóa thực hiện chuyển đổi 331 thôn, làng, bản thành tổ dân phố”. Báo Thanh Hóa điện tử. Ngày 21 tháng 12 năm 2020.
- ^ Cao Ngọ - Ngọc Minh, Bảo vật quốc gia - Kỳ 7: Kiếm ngắn núi Nưa, Website Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, đăng ngày 14/1/2014.
- ^ Văn bia đề danh tiến sĩ khoa thi Lưu trữ 2013-12-24 tại Wayback MachineMậu Tuất niên hiệu Quang Hưng thứ 21 (1598)