Hoài Nhơn
Hoài Nhơn là một thị xã ven biển thuộc tỉnh Bình Định, Việt Nam.
Hoài Nhơn
|
|||
---|---|---|---|
Thị xã | |||
Thị xã Hoài Nhơn | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Duyên hải Nam Trung Bộ | ||
Tỉnh | Bình Định | ||
Trụ sở UBND | đường Nguyễn Tất Thành, KĐT Bạch Đằng, khu phố 4, phường Bồng Sơn | ||
Phân chia hành chính | 11 phường, 6 xã | ||
Thành lập | 1/6/2020[1] | ||
Loại đô thị | Loại IV | ||
Năm công nhận | 2019[2] | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Lê Đặng Tuấn | ||
Hội đồng nhân dân | Trần Hữu Thảo | ||
Chánh án TAND | Ngô Văn Thành | ||
Bí thư Thị ủy | Phạm Trương | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 14°25′32″B 109°00′50″Đ / 14,425599°B 109,013793°Đ | |||
| |||
Diện tích | 420,87 km² | ||
Dân số (2024) | |||
Tổng cộng | 259.287 người[1] | ||
Thành thị | 190.268 người | ||
Nông thôn | 69.019 người | ||
Mật độ | 616 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh (chiếm số ít, đa số sinh sống tại phường Bồng Sơn) Ba-na (5%) Người Chăm (38%, tập trung ở khu vực phía đông sông Dinh) Người Hoa (27%) | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 543[3] | ||
Mã bưu chính | 593 | ||
Biển số xe | 29-BV (thường trú tại P. Hoài Đức, X. Hoài Mỹ, P. Hoài Hương,p. Hoài Xuân)
| ||
Website | hoainhon | ||
Địa lý
sửaThị xã Hoài Nhơn nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 85 km về phía bắc, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
- Phía nam giáp huyện Phù Mỹ
- Phía tây giáp các huyện Hoài Ân và An Lão
- Phía đông giáp Biển Đông.
Thị xã Hoài Nhơn có diện tích 420,87 km², dân số năm 2024 là 259.287 người, mật độ dân số đạt 616 người/km².[1] Đây là nơi mà sông Lại Giang đổ ra Biển Đông.
Hành chính
sửaThị xã Hoài Nhơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 phường: Bồng Sơn, Hoài Đức, Hoài Hảo, Hoài Hương, Hoài Tân, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Xuân, Tam Quan, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam và 6 xã: Hoài Châu, Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Hải.
Lịch sử
sửaSau năm 1975, huyện Hoài Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình, bao gồm 12 xã: Bồng Sơn, Hoài Châu, Hoài Đức, Hoài Hảo, Hoài Hương, Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân, Hoài Thanh, Hoài Xuân, Tam Quan Bắc và Tam Quan Nam.
Ngày 19 tháng 2 năm 1986, chia xã Bồng Sơn thành thị trấn Bồng Sơn và xã Hoài Tiến.[4]
Ngày 7 tháng 11 năm 1986, chia xã Hoài Thanh thành 2 xã: Hoài Thanh và Hoài Thắng; chia xã Tam Quan Bắc thành 2 xã: Tam Quan Bắc và Tam Quan; chia xã Hoài Hảo thành 2 xã: Hoài Hảo và Hoài Phú; chia xã Hoài Châu thành 2 xã: Hoài Châu và Hoài Thuận.[5]
Năm 1989, huyện Hoài Nhơn thuộc tỉnh Bình Định vừa được tái lập.[6]
Ngày 3 tháng 6 năm 1993, xã Hoài Thắng đổi tên là xã Hoài Thanh Tây; xã Hoài Thuận đổi tên là xã Hoài Châu Bắc; xã Hoài Tiến đổi tên thành xã Bồng Sơn Tây.[7]
Ngày 11 tháng 7 năm 1994, thành lập xã Hoài Hải trên cơ sở ấp Kim Giao của xã Hoài Hương và ấp Diêu Quang của xã Hoài Mỹ; sáp nhập xã Bồng Sơn Tây vào thị trấn Bồng Sơn.[8]
Ngày 26 tháng 12 năm 1997, chuyển xã Tam Quan thành thị trấn Tam Quan.[9]
Ngày 30 tháng 12 năm 2010, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1174/QĐ-BXD công nhận thị trấn Bồng Sơn mở rộng là đô thị loại IV.[10]
Ngày 25 tháng 10 năm 2019, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 879/QĐ-BXD công nhận huyện Hoài Nhơn là đô thị loại IV.[2]
Đến năm 2019, huyện Hoài Nhơn có 2 thị trấn: Bồng Sơn (huyện lỵ), Tam Quan và 15 xã: Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Đức, Hoài Hải, Hoài Hảo, Hoài Hương, Hoài Mỹ, Hoài Phú, Hoài Sơn, Hoài Tân, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Xuân, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam.
Ngày 22 tháng 4 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị xã Hoài Nhơn và các phường thuộc thị xã Hoài Nhơn (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2020)[1]. Theo đó:
- Thành lập thị xã Hoài Nhơn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Hoài Nhơn.
- Thành lập 11 phường: Bồng Sơn, Hoài Đức, Hoài Hảo, Hoài Hương, Hoài Tân, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Xuân, Tam Quan, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích dân số của 11 xã, thị trấn có tên tương ứng.
Sau khi thành lập, thị xã Hoài Nhơn có 11 phường và 6 xã.
Ngày 25/4/2024, xã Hoài Hải và phường Hoài Hương đã hoàn thành việc tổ chức lấy ý kiến của cử tri đối với Đề án sáp nhập xã Hoài Hải vào phường Hoài Hương. Theo đó, có 19.733 cử tri đã đồng ý sáp nhập Hoài Hải vào phường Hoài Hương, đạt tỷ lệ 98,78% và có 219 cử tri không đồng ý, chiếm tỷ lệ 1,10%
Tuy nhiên, do Hoài Hải chưa đáp ứng đủ yêu cầu để sáp nhập vào phường Hoài Hương nên hiện tại vẫn còn là một xã ở thị xã Hoài Nhơn.
Kinh tế - xã hội
sửaKinh tế
sửaHoài Nhơn có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu trồng lúa và hoa màu, gần đây Hoài Nhơn phát triển thêm ngành nghề truyền thống như dệt thảm dừa, dệt chiếu và các sản phẩm thủ công từ dừa rất được du khách yêu thích. Bên cạnh đó chủ trương mở rộng cảng cá Tam Quan đã đem lại nguồn lợi đáng kể về thủy sản cho huyện, số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ của Hoài Nhơn lớn nhất tỉnh. Về lâm nghiệp, thị xã Hoài Nhơn được dự án Việt Đức đầu tư (dự án viện trợ không hoàn lại của chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức - KfW6) trên lĩnh vực trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên đem lại công ăn việc làm cho các hộ nông dân.
Giáo dục
sửaThị xã Hoài Nhơn có 7 trường THPT:
- Trường THPT Tăng Bạt Hổ, trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An và trường THPT Phan Bội Châu ở phường Bồng Sơn.
- Trường THPT Nguyễn Trân và trường THPT Tam Quan ở phường Tam Quan.
- Trường THPT Lý Tự Trọng ở xã Hoài Châu Bắc.
- Trường THPT Nguyễn Du ở phường Hoài Hương.
Ngoài ra còn có các trường dạy nghề ở phường Hoài Tân và xã Hoài Châu Bắc.
Thị xã còn có trường Cao đẳng Bình Định cơ sở Hoài Nhơn (do trường trung cấp kỹ thuật - công nghệ Hoài Nhơn nhập vào trường cao đẳng Bình Định từ năm 2019).
Giao thông
sửaThị xã có đường Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam chạy qua, có ga Bồng Sơn và ga Tam Quan trên tuyến.
Một số tuyến đường khác trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn:
- Tỉnh lộ 629 từ vòng xuyến phía Đông (Đ. Võ Nguyên Giáp - Trường Sa - Trường Chinh) đến các huyện An Lão, Ba Tơ (Quảng Ngãi), tỉnh Kon Tum.
- Tỉnh lộ 630 từ cầu Dợi (đường Nguyễn Văn Linh - Điện Biên Phủ) đến huyện Hoài Ân, Vĩnh Thạnh.
- Tỉnh lộ 639 chạy ven biển Quy Nhơn - Hoài Nhơn (đường Võ Nguyên Giáp - Nguyễn Chí Thanh).
- Tỉnh lộ 638 đường phía tây tỉnh (đường Hùng Vương) Chương Hòa - An Nhơn (ĐT639B cũ).
Có 2 tuyến xe buýt:
- T12 Quy Nhơn - Tx. Hoài Nhơn (P. Tam Quan).
- T13 Tx. Hoài Nhơn (P. Bồng Sơn) - An Lão.
Du lịch
sửaĐặc sản
sửaMột số đặc sản của thị xã Hoài Nhơn gồm có: bánh tráng nước dừa, bánh tráng củ lang (Tam Quan), nem - chả Bồng Sơn, hải sản tươi và khô ở xã Hoài Hải, bánh xèo Hoài Đức, mè xửng Tam Quan, bánh đúc Hoài Thanh.
Di tích - danh thắng
sửa- Cụm di tích danh nhân Đào Duy Từ (Đền thờ Đào Duy Từ ở khu phố Cự Tài I, xã Hoài Phú; lăng Đào Duy Từ ở khu phố Phụng Du, phường Hoài Hảo và Từ đường Đào Duy Từ ở khu phố Ngọc Sơn Bắc, phường Hoài Thanh Tây).
- Di tích Cuộc biểu tình năm 1931 Cây số 7 Tài Lương (phường Hoài Thanh Tây).
- Di tích Đồi Mười (xã Hoài Châu Bắc).
- Di tích vụ thảm sát Ngã Ba Đình (xã Hoài Sơn).
- Di tích Mộ Cống quận công Trần Đức Hòa (xã Hoài Sơn).
- Nhà lưu niệm Chi bộ Cửu Lợi (phường Tam Quan Nam).
- Di tích động Cườm văn hóa Sa Huỳnh (phường Tam Quan Nam).
- Di tích Cấm An Sơn (xã Hoài Châu).
- Di tích chiến thắng Chợ Cát (phường Hoài Hảo).
- Di tích Bãi biển Lộ Diêu - nơi cập bến tàu không số chi viện vũ khí cho khu V (xã Hoài Mỹ).
- Di tích chiến thắng Trụ sở ngụy quyền (phường Hoài Tân).
- Di tích chiến thắng căn cứ Đệ Đức (phường Hoài Tân).
- Di tích vụ thảm sát tại nhà thờ Thác Đá Hạ (KP. Định Bình - Hoài Đức).
- Chùa Thắng Quang: Tọa lạc trên một ngọn đồi ở lưng chừng núi Cây Xay, xưa là ấp Hi Tường, xã Bồ Đề, huyện Bồng Sơn, phủ Quy Nhơn nay là khu phố Hi Tường, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Theo tài liệu "Những ngôi chùa nổi tiếng ở Hoài Nhơn" của nhà nghiên cứu Lộc Xuyên Đặng Quý Địch, thì tiền thân của chùa là một thảo am được "triệu kiến" vào năm Nhâm Thân (1692) nhưng mãi đến năm Đinh Dậu (1717), dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, thì ngài Minh Giác Kỳ Phương, đời Pháp thứ 34 Lâm tế chánh tông, mới khai sơn là Thắng Quang Tự.
- Mũi Gành (xã Hoài Hải).
Chú thích
sửa- ^ a b c d “Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc thành lập thị xã Hoài Nhơn và các phường thuộc thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”.
- ^ a b “Bình Định: Khu vực dự kiến thành lập thị xã Hoài Nhơn đạt tiêu chí đô thị loại IV”.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Quyết định 15-HĐBT năm 1986 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện An Nhơn, An Lão, Hoài Nhơn, Phú Mỹ và Tây Sơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình”.
- ^ “Quyết định 137-HĐBT năm 1986 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã của các huyện Hoài Nhơn và Vĩnh Thạnh thuộc tỉnh Nghĩa Bình”.
- ^ Nghị quyết phân vạch địa giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên
- ^ Nghị định 35-CP đổi tên một số xã thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
- ^ Nghị định 66-CP thành lập một số xã, thị trấn thuộc các huyện Tuy Phước và Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
- ^ “Nghị định 118/1997/NĐ-CP về việc chia tách, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thành phố Quy Nhơn, các huyện An Nhơn và Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”.
- ^ “Công nhận thị trấn Bồng Sơn mở rộng, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV”. Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng. 31 tháng 12 năm 2010.