Robocon Kowloon 2012 là cuộc thi Robocon được tổ chức lần thứ 11 của Hiệp hội phát thanh truyền hình châu Á Thái Bình Dương diễn ra tại thành phố Hồng Kông, Hồng Kông.

Robocon Hồng Kông 2012
Biểu trưng của Robocon Hồng Kông 2012
Biểu trưng của Robocon Hồng Kông 2012
Thời gian19 tháng 8 năm 2012
Địa điểmTrung tâm thương mại Quốc tế KITEC
Thành phốHồng Kông
Quốc giaHồng Kông Hồng Kông
Chủ đềHoà bình & Thịnh vượng
Kết quả
Giải nhấtTrung Quốc Trung Quốc
Giải nhìViệt Nam Việt Nam
Giải baNhật Bản Nhật Bản, Thái Lan Thái Lan
Giải ý tưởngHồng Kông Hồng Kông 1
Giải thiết kếMalaysia Malaysia
2011 ABU Robocon 2013

Giới thiệu sửa

Mỗi đội có 3 robot: Robot bằng tay, Robot tự động, Robot thu thập. Luật thi được dựa trên lễ hội hái bánh bao của người Trung Hoa. Khi bắt đầu trận đấu, robot bằng tay sẽ gắp 1 đồng xu may mắn bỏ vào trong Token Box trước khi đi vào hầm, hoàn thành nhiệm vụ này sẽ được 10 điểm. Sau đó, robot tự động được phép xuất phát, khiêng 1 rổ ở vùng chung và đặt vào bất kỳ vị trí nào của khu vực robot bằng tay, hoàn thành nhiệm vụ được 20 điểm.Đồng thời Robot bằng tay khiêng Robot thu thập và đặt vào Robot tự động, hoàn thành nhiệm vụ được 10 điểm. Có 2 lựa chọn để tiến hành:

Lựa chọn 1: Robot tự động sẽ khiêng robot thu thập qua cầu, robot bằng tay khiêng rổ đi đến đảo, Robot tự động khiêng robot thu thập tới khu vực cầu thang, robot thu thập sẽ di chuyển lên cầu thang, hoàn thành nhiệm vụ được 30 điểm. Robot bằng tay mang rổ và đặt vào vị trí để rổ trên đảo, hoàn thành nhiệm vụ được 10 điểm. Robot thu thập lấy bánh bao trên tháp bánh bao thả vào rổ, 1 bánh bao ở tầng thấp nhất được 10 điểm, 1 bánh bao ở tầng giữa được 25 điểm. Robot bằng tay khiêng robot thu thập lên tầng cao nhất, lấy bánh bao trên tầng cao nhất và thả vào rổ. Nếu 3 bánh bao được thả chồng lên nhau theo thứ tự bánh bao tầng thấp nhất - bánh bao tầng giữa - bánh bao tầng cao nhất sẽ giành chiến thắng tuyệt đối.

Lựa chọn 2: Robot tự động khiêng 1 rổ, cõng robot thu thập qua cầu đến đảo và đặt rổ tại bất kỳ vị trí nào ở vùng cho robot bằng tay, hoàn thành nhiệm vụ được 20 điểm. Sau đó, robot tự động chạy đến vùng Loading 3 (kế bên đường hầm) và đặt robot thu thập vào đó, hoàn thành nhiệm vụ được 30 điểm. Robot bằng tay khiêng robot thu thập và rổ, chạy đến đảo và đặt robot thu thập lên đảo, đồng thời đặt rổ vào vị trí để rổ trên đảo, hoàn thành nhiệm vụ được 10 điểm. Robot thu thập để có điểm thì sẽ lấy bánh bao trên tháp bánh bao thả vào rổ ở tầng thấp nhất và tầng giữa. Robot bằng tay khiêng robot thu thập lên tầng cao nhất, lấy bánh bao trên tầng cao nhất và thả vào rổ. Nếu 3 bánh bao được thả chồng lên nhau theo thứ tự bánh bao tầng thấp nhất - bánh bao tầng giữa - bánh bao tầng cao nhất sẽ giành chiến thắng tuyệt đối.

Mỗi trận đấu diễn ra trong 180 giây, chiến thắng tuyện đối gọi là "Peng On Dai Gat"

 

Danh sách các đội tham dự sửa

STT Quốc gia Trường đại học đại diện Đài truyền hình
1   Brunei Đại học Brunei Darussalam Đài phát thanh truyền hình Brunei
2   Trung Quốc Đại học Khoa học điện tử và Công nghệ Trung Quốc Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc
3   Fiji Đại học Nam Thái Bình Dương Công ty TNHH truyền hình Fiji
4   Hồng Kông 1 Đại học Công nghệ Hồng Kông Đài Phát thanh - Truyền hình Hồng Kông
5   Hồng Kông 2 Đại học Hồng Kông Đài Phát thanh - Truyền hình Hồng Kông
6   Ấn Độ Viện công nghệ Maharashtra Doordarshan
7   Indonesia Viện công nghệ 10 tháng 11 Televisi Republik Indonesia
8   Nhật Bản Đại học Tokyo Tập đoàn truyền hình Nhật Bản (NHK)
9   Kazakhstan Đại học Công nghệ thông tin Quốc tế Thông tấn Khabar
10   Malaysia Đại học Công nghệ Malaysia Đài phát thanh & truyền hình Malaysia
11   Mông Cổ Đại học Khoa học và Công nghệ Mông Cổ Đài phát thanh & truyền hình Mông Cổ
12   Nepal Đại học Tribhuvan IOE Tập đoàn truyền thông Nepal
13   Pakistan Trung tâm Nghiên cứu cao cấp về kỹ thuật Đài phát thanh và truyền hình Pakistan
14   Nga Đại học Kỹ thuật nhà nước Nga Công ty phát thanh truyền hình nhà nước Nga
15   Sri Lanka Đại học Moratuwa Công ty TNHH Mạng truyền hình độc lập
16   Thái Lan Đại học Dhurakijpundit MCOT
17   Việt Nam Đại học Lạc Hồng Đài truyền hình Việt Nam

Kết quả chia bảng sửa

Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D Bảng E Bảng F
  Hồng Kông 2   Trung Quốc   Thái Lan   Nhật Bản   Hồng Kông 1   Việt Nam
  Brunei   Malaysia   Kazakhstan   Nga   Nepal   Indonesia
  Mông Cổ   Ấn Độ   Fiji   Pakistan   Sri Lanka

Vòng đấu loại trực tiếp sửa

Tứ kết Bán kết Chung kết
                   
       
   Hồng Kông 2  30
   Việt Nam  PODG  
   Việt Nam  PODG
      Nhật Bản  80  
   Nhật Bản   PODG
  Mông Cổ  0  
   Việt Nam  40
   
     Trung Quốc  PODG
   Thái Lan  PODG
  Ấn Độ  50  
   Thái Lan  105
      Trung Quốc  PODG  
  Hồng Kông 1  40
   Trung Quốc  PODG  
 

Kết quả sửa

Vô địch Robocon Hòng Kông 2012
 
Đại học Khoa học điện tử và Công nghệ Trung Quốc - Trung Quốc
Lần thứ năm

==Tham khảo==

Liên kết ngoài sửa

==