Ronald William Prest Drever (26 tháng 10 năm 1931 – 7 tháng 3 năm 2017) là nhà vật lý thực nghiệm người Scotland. Ông là giáo sư danh dự tại Học viện Công nghệ California, đồng sáng lập dự án LIGO, và đồng phát minh ra kỹ thuật Pound-Drever-Hall để ổn định tần số phát ra bởi chùm laser. Kỹ thuật này có đóng góp quan trọng vào phát hiện sóng hấp dẫn phát ra từ hai lỗ đen sáp nhập trong tháng 9 năm 2015.[2][3][4][5][6]

Ronald Drever
Sinh(1931-10-26)26 tháng 10, 1931[1]
Bishopton, Renfrewshire, Scotland, Anh
Mất7 tháng 3 năm 2017(2017-03-07) (85 tuổi)[1]
Edinburgh, Scotland, Anh
Tư cách công dânAnh
Trường lớpĐại học Glasgow
Nổi tiếng vìKỹ thuật ổn định chùm tia laser
Giải thưởngGiải Einstein (2007) bởi Hội Vật lý Mỹ
Giải Đột phá trong Vật lý cơ bản (2016)
Giải Gruber về Vũ trụ học (2016)
Giải Shaw (2016)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học, vật lý laser, Vật lý hấp dẫn thực nghiệm
Nơi công tácHọc viện Công nghệ California, Đại học Glasgow

Drever bắt đầu sự nghiệp tại đại học Glasgow, trước khi được mời về Caltech để tham gia nhóm đo lường sóng hấp dẫn.[7] Ông được bầu vào Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ năm 2002[8] và giành các giải thưởng: Giải Einstein cùng với Rainer Weiss vào năm 2007. Năm 2016, sau sự kiện tuyên bố đo được trực tiếp sóng hấp dẫn, ông cùng với Rainer Weiss, Kip Thorne đã nhận các giải thưởng: Giải Đột phá trong Vật lý cơ bản, giải Gruber về Vũ trụ họcgiải Shaw.[9]

Cùng với Kip Thorne và các nhà khoa học khác, ông đã thành lập lên nhóm nghiên cứu đo lường sóng hấp dẫn ở Caltech và sau đó nhóm này hợp nhất với nhóm ở Học viện Công nghệ Massachusetts để xây dựng đài quan trắc sóng hấp dẫn LIGO.[2]

Công trình gần đây của Drever bao gồm phát triển bàn cách ly quang học nhằm cản dao động địa chấn đối với các thiết bị thí nghiệm. Ông nghỉ hưu và ở nhà tại Scotland cũng như bị ảnh hưởng của chứng suy giảm trí nhớ.[2]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b “Caltech Mourns the Passing of LIGO Co-founder Ronald W. P. Drever”. Whitney Clavin. Caltech. ngày 8 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2017.
  2. ^ a b c Knapton, Sarah (ngày 12 tháng 2 năm 2016). “British scientist who played key role in gravitational waves research is suffering from dementia”. The Telegraph. Telegraph Media Group Limited. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2016.
  3. ^ Twilley, Nicola. “Gravitational Waves Exist: The Inside Story of How Scientists Finally Found Them”. The New Yorker. ISSN 0028-792X. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  4. ^ Abbott, B.P.; và đồng nghiệp (2016). “Observation of Gravitational Waves from a Binary Black Hole Merger”. Phys. Rev. Lett. 116: 061102. arXiv:1602.03837. Bibcode:2016PhRvL.116f1102A. doi:10.1103/PhysRevLett.116.061102.
  5. ^ Naeye, Robert (ngày 11 tháng 2 năm 2016). “Gravitational Wave Detection Heralds New Era of Science”. Sky and Telescope. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  6. ^ Castelvecchi, Davide; Witze, Alexandra (ngày 11 tháng 2 năm 2016). “Einstein's gravitational waves found at last”. Nature News. doi:10.1038/nature.2016.19361. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  7. ^ OVERBYE, DENNIS, CORUM, JONATHAN and DRAKEFORD, JASON (ngày 11 tháng 2 năm 2016). “Gravitational Waves Detected, Confirming Einstein's Theory”. New York Times. The New York Times Company. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2016.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ “Five Caltech Faculty Members Elected to Membership in the American Academy of Arts and Sciences”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  9. ^ “Shaw Prize 2016”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)

Liên kết ngoài sửa