Sóng lạnh Bắc Mỹ đầu 2014

Bão tuyết Bắc Mỹ đầu 2014 là một hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng tới một phần Canada và phần lãnh thổ Hoa Kỳ phía đông dãy núi Rocky,[5] lan rộng về phía Nam tới miền Trung Florida,[6] và vùng đông bắc Mexico. Một frông lạnh từ vùng cực, ban đầu nối với một cơn bão nor'easter vào ngày 2 tháng 1, đã di chuyển qua Canada và Hoa Kỳ, gây ra những trận tuyết rơi dữ dội. Nhiệt độ giảm xuống mức thấp chưa từng thấy do tác động của frông này, nhiều khu vực trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ nhiệt độ giảm xuống tới mức kỷ lục, khiến nhiều trường học, công sở và đường phố phải đóng cửa, cùng với một lượng lớn các chuyến bay bị huỷ.[7][8][9][10] Tổng cộng có hơn 200 triệu người dân bị ảnh hưởng, trải dài từ miền Đông Alberta tới Tây Quebec và lan xuống phía Nam tới 187 triệu người Mỹ ở vùng lục địa của Hoa Kỳ.[11]

Sóng lạnh Bắc Mỹ đầu 2014
Ảnh từ vệ tinh khí tượng GOES 13 về hiện tượng thời tiết mùa đông khắc nghiệt ngày 2 tháng 1
Hình thành2 tháng 1 năm 2014
Tan11 tháng 1 năm 2014
Áp suất thấp nhất939 hPa (27,7 inHg)[1]
Số người chết21[3][4]
Thiệt hại5 tỷ USD (Hoa Kỳ)[2]
Vùng ảnh hưởngCanada
Hoa Kỳ
Mexico

Khí tượng học sửa

Xoáy cực
Phân bố xoáy cực thông thường vào tháng 11 năm 2013...
...Xoáy cực dạng sóng ngày 5 tháng 1 năm 2014.

Sự ấm lên đột ngột của tầng bình lưu sửa

Xoáy cực bị phá vỡ và sự di chuyển sau đó của khối khí vùng cực ở tầng đối lưu về phía nam là hậu quả của sự ấm lên đột ngột của tầng bình lưu (SSW),[12] một hiện tượng được phát hiện vào năm 1952. NASA tuyên bố, "Một hiện tượng SSW lớn giữa mùa đông xảy ra khi nhiệt độ tầng bình lưu khí quyển ở vùng cực đã tăng ít nhất 25 độ K trong một tuần, và áp suất gió giữa các đới khí là 10 (hoặc gần 10) hPa (ở độ cao khoảng 30 km) đảo chiều và ở hướng bắc lệch đông, khoảng 60° N."[13]

Nhiệt độ kỷ lục sửa

Ngày 05 tháng 1 nhiệt độ của Green Bay, Wisconsin đã được ghi nhận với mức -18 °F (-28 °C), Cơ quan thời tiết quốc gia xác nhận là nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận cho ngày đó, phá vỡ mức thấp kỷ lục trước đây. Ngày 6/1, sân bay quốc tế O'Hare của Chicago ghi nhận nhiệt độ thấp kỷ lục cho ngày đó, với mức -15 °F (-26 °C), phá vỡ kỷ lục thiết lập vào năm 1884. Thành phố Winnipeg, Manitoba ghi nhận gần mức thấp kỷ lục ngày 31 tháng 12 năm 2013 với nhiệt độ -37,9 °C (-36.2 °F), với gió lạnh -48 °C (-54 °F). Nhiệt độ trên sao Hỏa, ghi lại bởi Curiosity Rover cùng ngày chỉ âm 29 độ C, nhiệt độ cùng ngày ở Cực Bắc là âm 20 độ C. Đã có 13 đến 16 người chết trong đợt rét này. Trước khi các sự kiện của tháng 1 năm 2014, một số nghiên cứu về mối liên hệ giữa thời tiết khắc nghiệt và xoáy cực đã được công bố cho thấy một mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt và nhiệt độ cực thấp ở vĩ tuyến giữa (có nghĩa trung bộ Bắc Mỹ).[14][15][16][17][18][19]

Tham khảo sửa

  1. ^ “North America Zoom-in Surface Weather Map”. National Weather Service. ngày 8 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2014.
  2. ^ “Cost of the cold: 'polar vortex' spell cost US economy $5bn”. The Associated Press. The Guardian. ngày 9 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2014.
  3. ^ “U.S. polar vortex sets record low temps, kills 21”. CBC News. ngày 8 tháng 1 năm 2014.
  4. ^ “Polar Air Blamed For 21 Deaths Nationwide”. Chicago Defender. ngày 8 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2014.
  5. ^ Gutro, Rob. “Polar Vortex Enters Northern U.S.”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2014.
  6. ^ Matt Smith; Josh Levs (ngày 7 tháng 1 năm 2014). 'It's too darn cold': Historic freeze brings rare danger warning”. CNN. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2014.
  7. ^ “N America weather: Polar vortex brings record temperatures”. BBC News - US & Canada. BBC News Online. ngày 6 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2014.
  8. ^ Calamur, Krishnadev (ngày 5 tháng 1 năm 2014). 'Polar Vortex' Brings Bitter Cold, Heavy Snow To U.S.”. The Two Way. National Public Radio. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2014.
  9. ^ Preston, Jennifer (ngày 6 tháng 1 năm 2014). 'Polar Vortex' Brings Coldest Temperatures in Decades”. The Lede. The New York Times. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2014.
  10. ^ “Arctic Monday for 140 million as 'POLAR VORTEX' barrels across the US: 4,400 flights canceled, schools closed as far south as ATLANTA and the coldest temperatures recorded in 20 years”. Daily Mail. ngày 6 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2014.
  11. ^ Associated, The. “5 Things To Know About The Record-Breaking Freeze”. NPR. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2014.
  12. ^ Spotts, Pete (ngày 6 tháng 1 năm 2014). “How frigid 'polar vortex' could be result of global warming (+video)”. The Christian Science Monitor. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2014.
  13. ^ Coy, Lawrence; Pawson, Steven. “GEOS-5 Analyses and Forecasts of the Major Stratospheric Sudden Warming of January 2013”. NASA. Global Modeling and Assimilation Office. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2014.
  14. ^ Baldwin, M. P.; Dunkerton, TJ (2001). “Stratospheric Harbingers of Anomalous Weather Regimes”. Science. 294 (5542): 581–4. doi:10.1126/science.1063315. PMID 11641495.
  15. ^ Song, Yucheng; Robinson, Walter A. (2004). “Dynamical Mechanisms for Stratospheric Influences on the Troposphere”. Journal of the Atmospheric Sciences. 61 (14): 1711–25. doi:10.1175/1520-0469(2004)061<1711:DMFSIO>2.0.CO;2.
  16. ^ Overland, James E. (2013). “Atmospheric science: Long-range linkage”. Nature Climate Change. 4: 11–2. doi:10.1038/nclimate2079.
  17. ^ Tang, Qiuhong; Zhang, Xuejun; Francis, Jennifer A. (2013). “Extreme summer weather in northern mid-latitudes linked to a vanishing cryosphere”. Nature Climate Change. 4: 45–50. doi:10.1038/nclimate2065.
  18. ^ Screen, J A (2013). “Influence of Arctic sea ice on European summer precipitation”. Environmental Research Letters. 8 (4): 044015. doi:10.1088/1748-9326/8/4/044015.
  19. ^ Francis, Jennifer A.; Vavrus, Stephen J. (2012). “Evidence linking Arctic amplification to extreme weather in mid-latitudes”. Geophysical Research Letters. 39 (6): n/a. Bibcode:2012GeoRL..39.6801F. doi:10.1029/2012GL051000.