Shaanxi KJ-200

máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không

Shaanxi KJ-200 (tiếng Trung: 空警-200; bính âm: Kōngjǐng Liǎngbǎi; dịch nghĩa: "Cảnh báo trên không-200"; Tên ký hiệu NATO: Moth hoặc Y-8 Balance Beam) là một loại máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AEW&C) được sử dụng trong Không quânHải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Nó được chế tạo bởi Shaanxi Aircraft Corporation (Tập đoàn Máy bay Thiểm Tây), dựa trên khung thân máy bay vận tải quân sự Shaanxi Y-8.

KJ-200
Kiểu Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AEW&C)
Quốc gia chế tạo Trung Quốc
Hãng sản xuất Shaanxi Aircraft Corporation
Trang bị cho Không quân Trung Quốc
Hải quân Trung Quốc
Số lượng sản xuất 11 chiếc[1]
Phát triển từ Shaanxi Y-8

Thiết kế và phát triển sửa

Thành phần quan trọng của chiếc máy bay này là hệ thống radar mảng quét điện tử chủ động AESA, nhìn bề ngoài tương tự như hệ thống Saab Erieye được gắn trên các thanh chống phía trên thân sau ở lưng máy bay, cũng như các vòm cảm biến ở dưới bụng. Khung thân máy bay dựa trên Shaanxi Y-8F-600, có thông tin cho rằng động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney Canada PW150B và hệ thống điện tử hàng không Honeywell đã được gắn kết hợp với nhau.

Nhà thiết kế chung của KJ-200 là Ouyang Shaoxiu (欧阳绍修),[2] và cũng là nhà thiết kế của Y-8. Theo Ouyang, KJ-200 đã được sửa đổi đáng kể (khoảng 80%) so với Y-8 ban đầu,[3] bao gồm cả việc sử dụng buồng lái màn hình hiển thị.[4]

Lịch sử hoạt động sửa

Năm 2006, một chiếc KJ-200 đã đâm vào một ngọn núi ở thành phố Quảng Đức khi đang trong quá trình thử nghiệm.

Trong cuộc duyệt binh mừng lễ Quốc khánh Trung Quốc vào ngày 1 tháng 10 năm 2009, một chiếc KJ-200 được đảm nhận vai trò dẫn đầu đoàn máy bay biểu diễn.[5]

Tháng 2 năm 2017, một chiếc máy bay Lockheed P-3 Orion của Hải quân Hoa Kỳ và một chiếc KJ-200 đã vô tình bay áp sát nhau trên Biển Đông. Hai máy bay chỉ cách nhau trong khoảng 300 mét (1.000 ft).[6][7]

Quốc gia sử dụng sửa

  Trung Quốc

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “World Air Force 2015” (PDF). Flightglobal. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2019.
  2. ^ “空警-200总师欧阳绍修:首次采用玻璃化座舱”. Sina. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2014.
  3. ^ KJ-200 vs Y-8 Lưu trữ 2013-11-05 tại Wayback Machine
  4. ^ “总师称中国空警200上首次采用玻璃化座舱”. Netease. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2014.
  5. ^ “KJ-200 in 2009 National Day Parade”. AirForceWorld.com. ngày 13 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2011.
  6. ^ U.S., China military planes come inadvertently close over South China Sea ngày 10 tháng 2 năm 2017 Lưu trữ 2019-04-30 tại Wayback Machine Reuters. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2017
  7. ^ Chinese and US aircraft in 'unsafe' encounter ngày 10 tháng 1 năm 2017 Lưu trữ 2017-02-12 tại Wayback Machine CNN. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2017
  8. ^ Rupprecht, Andreas (2018). Modern Chinese Warplane: Chinese Air Force - Aircraft and Units. Harpia Publishing. tr. 92. ISBN 978-09973092-6-3.
  9. ^ Rupprecht, Andreas (2018). Modern Chinese Warplane: Chinese Naval Aviation - Aircraft and Units. Harpia Publishing. tr. 29. ISBN 978-09973092-5-6.

Liên kết ngoài sửa