Spartacus

Đấu sĩ nô lệ người Thrace, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nô lệ lần ba

Spartacus (tiếng Hy Lạp: Σπάρτακος, Spártakos; tiếng Latinh: Spartacus[1] sinh năm 111 tr.CN - 71 trước CN), theo các sử học gia, là một đấu sĩ nô lệ, người đã trở thành một trong các thủ lĩnh của cuộc nổi dậy không thành công của các nô lệ chống lại Cộng hòa La Mã được biết là Chiến tranh nô lệ lần ba. Ông được biết đến nhờ các sự kiện trong cuộc chiến tranh và qua một vài dấu vết lịch sử mong manh và mâu thuẫn. Cuộc đấu tranh của Spartacus, thường được ghi nhận là cuộc đấu tranh của những người bị đàn áp chống lại chế độ chiếm hữu nô lệ để giành tự do, đã mang lại một ý nghĩa mới cho những nhà văn hiện đại từ thế kỷ 19. Nhân vật Spartacus và cuộc nổi dậy của ông, đã trở thành một nguồn cảm hứng cho các nhà văn hiện đại, những người đã dùng ngòi bút biến ông trở thành một anh hùng cổ/hiện đại.

Spartacus
The Death of Spartacus by Hermann Vogel (1882)
Chức vụ
Rebel slave leader
Thông tin chung
Quốc tịchThracian
Sinhc. 111 BC
The area around the middle course of the Strymon
(the modern-day Struma river, Bulgaria)
Mất71 BC (aged 39–40)
Battlefield near Petelia
(modern-day Strongoli, Calabria, Italy)
Binh nghiệp
Tham chiếnThird Servile War
Spartacus by Denis Foyatier, 1830

Nguồn gốc của Spartacus sửa

 
Cộng hòa Roman vào năm 100 TCN

Các tài liệu cổ không thống nhất về nguồn gốc của Spartacus. Plutarch mô tả ông như là "một người Thracia có nguồn gốc du cư" và "có nhiều nét Hy Lạp hơn là Thracia" khi viết về nhân cách của ông.[2] Appian nói rằng ông là "một người Thracia bởi dòng dõi, người đã từng phục vụ như là một quân nhân cùng với người Roman nhưng đã bị biến thành tù nhân và bị bán thành một võ sĩ giác đấu." [3]Florus (2.8.8) đã mô tả ông là một trong những" lính đánh thuê Thracia, đã trở thành lính La Mã, một người lính đào ngũ và là một tên cướp và sau đó, từ sự để ý sức mạnh của mình, một võ sĩ giác đấu".[4] Một số tác giả quy cho ông thuộc bộ tộc Maedi của Thracia,[5] những người trong lịch sử đã chiếm vùng đất ở mép tây nam của Thrace (nay là tây nam-Bun-ga-ri). Có một Giả thuyết, ông đã được sinh ra ở thành phố Thracia Desudava, nằm trong khu vực ngày nay là Sandanski nơi mà công trình tưởng niệm ông được xây dựng.[6][7][8] Plutarch cũng viết rằng, vợ của Spartacus, một nữ tiên tri của một vài bộ lạc cũng bị bắt làm nô lệ cùng với ông. Tên Spartacus còn được viết theo cách khác ở khu vực Biển Đen: Vua của triều đại Thracia của vương quốc Cimmerian Bosporus [9]Pontus [10] được biết đến như vậy và một người Thracia "Spardacus" hoặc "Sparadokos", cha của Seuthes I của Odrysae,[11] or "Sparadokos",[12] cũng được biết đến tương tự.

Chiến tranh nô lệ lần thứ ba sửa

Bài chi tiết:Chiến tranh nô lệ lần thứ ba

Lãnh đạo cuộc nổi dậy tới chiến tranh nô lệ lần thứ 3 sửa

Theo vài nguồn khác nhau, Sparatacus có thể đã từng là quân trợ chiến trong quân đoàn La Mã và sau này bị biến làm nô lệ [13] Spartacus đã được đào tạo tại trường đào tạo võ sĩ giác đấu (ludus) gần Capua, thuộc về Lentulus Batiatus.Cuối cùng vào năm 73 TCN, Spatacus và khoảng 70 [14] người theo sau trốn thoát khỏi trường đào tạo võ sĩ giác đấu của Lentulus Batiatus.[15] Cướp lấy một con dao trong một cửa hàng ăn và một toa xe đầy đủ vũ khí, các nô lệ đã rút tới caldera của Núi lửa Vesuvius, ngày nay gần Naples. Tham gia cùng với họ là các nô lệ khác ở vùng nông thôn.[16][17]

Sau khi tự do, các đấu sĩ trốn thoát đã chọn Spartacus và hai nô lệ người xứ Gaul - CrixusOenomaus - như các nhà lãnh đạo của họ. Mặc dù các tác giả La Mã giả định rằng nhóm nô lệ này đã đồng nhất rằng Spartacus là lãnh đạo của họ.

Ý định của Spartacus là rời bỏ Italy để trở về quê nhà. Những chỉ huy trợ giúp ông là các đấu sĩ từ Gaul và Germania, được đặt tên là Crixus, Castus, Gannicus, và Oenomaus.. Các nô lệ bỏ trốn khác tiếp tục tham gia vào khiến cho số lượng của họ tăng lên vài trăm người. Trong khi đó tỉ lệ nô lệ trong số dân cư La mã là rất cao, một vấn đề lớn hơn là vào thời gian của cuộc trỗi dậy, Pompey đang chiến đấu chống lại cuộc nổi dậy của Quintus Sertorius tại Hispania, trong khi cùng lúc chấp chính quan Lucius Licinius Lucullus được giao số quân đoàn la mã còn lại cho việc chống lại vua Mithridates VI của Pontus trong chiến tranh Mithridates lần thứ ba. Việc phân tán quân đội La mã trên hai mặt trận xa xôi như vậy khiến cuộc nổi loạn của nô lệ này trở thành một mối đe dọa rất nghiêm trọng, La mã đã thất bại khi trấn áp. Với kinh nghiệm của quân đoàn được phái đến, và tin tưởng rằng nô lệ sẽ không thể đánh bại quân đoàn của họ,viện nguyên lão đã gửi một pháp quan là Claudius Glaber (tên của ông có thể là Claudius,còn họ thì không rõ) chống lại phiến quân cùng với 3000 dân binh. Họ đã bao vây quân khởi nghĩa tại núi Vesuvius và chặn trốn thoát của họ, nhưng Spartacus đã dùng những sợi dây thừng làm từ cây nho và cùng với những chiến hữu của mình leo xuống một vách đá ở phía bên kia của núi lửa, ở phía sau của những người lính La Mã, và tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ. Không đề phòng những người nô lệ tấn công, người La Mã đã không đào hào để phòng thủ. Kết quả là, hầu hết các binh sĩ La Mã vẫn ngủ và chết trong cuộc tấn công này.[18] Các nô lệ cũng đánh bại một cuộc viễn chinh thứ hai, gần như bắt được viên pháp quan chỉ huy, giết chết những phụ tá của ông ta và chiếm được các trang bị quân sự.[19] Sau thành công này, nhiều người nô lệ bỏ trốn đã gia nhập cùng với Spartacus, đến khi phát triển thành một đội quân được báo cáo là tới 70000 nô lệ bỏ trốn.[20]

Trong những cuộc giao tranh, Spartacus đã chứng tỏ mình là một chiến lược gia xuất sắc, có giả thiết rằng ông có thể đã có kinh nghiệm quân sự trước đó. Mặc dù các nô lệ thiếu huấn luyện quân sự, họ dường như đã sử dụng khéo léo các vật liệu có sẵn tại địa phương và ít sử dụng chiến thuật khi phải đối mặt với quân đội La Mã được huấn luyện kỷ luật.[21] Họ đã dành mùa đông 73-72 TCN để huấn luyện, vũ trang và trang bị cho tân binh của họ, và mở rộng sự đánh phá lãnh thổ bao gồm các thị trấn Nola, Nuceria, ThuriiMetapontum.[22] Khoảng cách giữa các địa điểm và các sự kiện tiếp theo cho thấy rằng các nô lệ hoạt động ở hai nhóm chỉ huy bởi các nhà lãnh đạo còn lại là Spartacus và Crixus.

Trong mùa xuân năm 72 TCN, nô lệ rời bỏ lều trại trú đông của họ và bắt đầu di chuyển về phía bắc. Đồng thời, viện nguyên lão La Mã, được sự cảnh báo bởi sự thất bại của lực lượng dưới quyền pháp quan, gửi hai quân đoàn lãnh sự theo sự chỉ huy của Lucius Gellius PublicolaGnaeus Cornelius Lentulus Clodianus.[23] Hai quân đoàn đã bước đầu thành công - Đánh bại một nhóm 30.000 nô lệ chỉ huy bởi Crixus gần núi Garganus - nhưng sau đó bị đánh bại bởi Spartacus.[24]

Bị báo động về cuộc nổi dậy không ngừng gia tăng, viện nguyên lão cử Marcus Licinius Crassus, người đàn ông giàu có nhất ở Rome và là người tình nguyện viên duy nhất cho vị trí, với nhiệm vụ kết thúc cuộc nổi dậy. Crassus đã được giao tám quân đoàn, khoảng 40,000-50,000 binh sĩ được huấn luyện của La Mã,[25][26] mà ông đã lãnh đạo hết sức khắc nghiệt, kỷ luật, thậm chí tàn bạo, phục hồi sự trừng phạt của luật một phần 10.[27] Khi Spartacus và những người theo ông, những người vì lý do không rõ ràng đã rút về phía nam của Ý, lại di chuyển về phía bắc một lần nữa vào đầu năm 71 TCN, Crassus triển khai sáu của quân đoàn của mình trên biên giới của khu vực và tách ra để lại cho Mummius, legate của ông với hai quân đoàn cơ động để mai phục phía sau Spartacus. Mặc dù đã có lệnh không tấn công các nô lệ, Mummius đã tấn công tại một thời điểm dường như không thích hợp và đã thất bại.[28] Sau đó, quân của Crassus đã chiến thắng trong nhiều cuộc đụng độ, buộc Spartacus phải tiến xa hơn về phía nam qua Lucania vì Crassus đã đạt được thế thượng phong. Đến cuối năm 71 TCN, Spartacus đã hạ trại ở Rhegium (Reggio Calabria), gần eo biển Messina.

Theo Plutarch, Spartacus đã thỏa thuận với bọn cướp biển Cilician để đưa ông và khoảng 2.000 người của mình tới Sicilia, nơi ông dự định kích động một cuộc nổi dậy của nô lệ và tuyển mộ thêm lực lượng.[28] Tuy nhiên, ông bị phản bội bởi bọn hải tặc, những người đã chiếm đoạt của cải và sau đó bỏ lại những người nô lệ nổi loạn[29] Lực lượng của Spartacus sau đó rút lui về phía Rhegium. Quân đội của Crassus được phòng ngự và công sự được xây dựng trên eo đất tại Rhegium, bất chấp các cuộc tấn công quấy rối từ những nô lệ nổi loạn. Lực lượng khởi nghĩa đã bị vây hãm và bị cắt đứt nguồn tiếp tế của họ.[30]

 
Sự thất bại của Spatacus

Tại thời điểm này, các quân đoàn của Pompey trở về từ Tây Ban Nha và được lệnh của viện nguyên lão tiến về phía nam để hỗ trợ Crassus.[31] Trong khi Crassus lo sợ, rằng Pompey đến sẽ đoạt mất vinh quang của ông ta, Spartacus đã không thành công khi cố gắng để đạt được một thỏa thuận với Crassus.[32] Khi Crassus từ chối, một phần lực lượng của Spartacus bỏ chạy về những ngọn núi phía tây Petelia (hiện nay là Strongoli) ở Bruttium, theo sau là sự truy đuổi bởi những quân đoàn của Crassus.[33]

Việc quân đoàn của Crassus tìm cách chặn đánh một phần nhóm nổi loạn[34] khiến lực lược của Spartacus buộc phải tan rã thành từng nhóm nhỏ để phòng thủ.[35] Spartacus đã quyết định quay trở lại và dùng toàn bộ sức tàn của mình chống cự với quân đoàn hùng mạnh do Crassus chỉ huy. Toàn bộ nô lệ đã được điều động trong trận chiến cuối cùng này nhưng phần lớn họ đều bị giết.[36]

Trận chiến đánh dấu sự thất bại của Spartacus vào năm 71 trước công nguyên. Nó diễn ra trên lãnh thổ của Senerchia nằm bên phải bờ sông Sele, có biên giới giáp với Oliveto Citra cho đến Calabritto, gần làng Quaglietta, tại thung lũng High Sele, vào thời điểm đó là một phần của Lucania. Tại đây, từ năm 1899, người ta đã tìm thấy nhiều giáp sắt và gươm từ thời kỳ Roman.

Các nhà sử học Plutarch, Appian và Florus đều cho rằng Spartacus đã chết trong trận chiến. Tuy nhiên, Appian cũng báo cáo rằng xác của ông ta chưa bao giờ được tìm thấy.[37] Sáu ngàn người sống sót của nhóm phiến quân bị bắt giữ bởi Crassus và bị đóng đinh vào thập giá, kéo dài suốt Appian Way từ Rome cho tới Capua.[38]

Mục đích của Spartacus sửa

Có nhiều ý kiến khác nhau từ phía những nhà sử học về động cơ nào đã thúc đấy Spartacus. Plutarch cho rằng Spartacus chỉ muốn trốn khỏi phía bắc Cisalpine Gaul rồi giải tán lực lượng của mình.[39] Nếu việc trốn thoát khỏi bán đảo Ý thật sự là mục đích của Spartacus thì không có lý do nào ông ta lại quay trở lại phía Nam sau khi đánh bại quân đoàn được chỉ huy bởi hai quan chấp chính là Lucius Publicola và Gnaeus Clodianus, như vậy lực lượng của ông ta sẽ đi qua dãy Alps. Tuy nhiên, hai nhà sử học AppianFlorus lại cho rằng Spartacus có ý định tiến đánh Rome.[40] Appian nói rằng sau này ông đã loại trừ khả năng đó, vì nó không hơn gì sự phản ánh nỗi ám ảnh của Spartacus về người La Mã. Không có một hành động nào của Spartacus thật sự chỉ ra rằng ông ta muốn xây dựng lại xã hội La Mã hay chấm dứt chế độ nô lệ.

Dựa vào những sự kiện diễn ra vào cuối năm 73 – đầu năm 72 trước công nguyên, nói về việc hoạt động của các nhóm nổi dậy,[41] và ý kiến của nhà sử học Plutarch thì các nô lệ chạy trốn có xu hướng tiến đánh Ý hơn là trốn thoát qua dãy Alps.[39] Một vài tác giả hiện đại phỏng đoán rằng trên thực tế đã có một sự chia rẽ giữa nhóm Spartacus, những người muốn trốn thoát qua dãi Apls để đạt được tự do, và nhóm Crixus, những người muốn tiến về phía nam nước Ý để tiếp tục các cuộc tấn công bất ngờ và cướp bóc.

Nguyên nhân thất bại của Spartacus sửa

Cuộc nổi dậy của Spartacus bị thất bại bởi vì nhìn chung thành phần tham gia cuộc nổi dậy chủ yếu là nô lệ, đấu sĩ...Họ là những người thuộc nhiều dân tộc khác nhau, ít được học hỏi, kinh nghiệm, tinh thần kỷ luật, trang bị và quân số kém xa quân đội La Mã. Trong hầu hết các trận chiến lớn quân của Spartacus chủ yếu nằm trong tình thế bị động phải di chuyển, phòng thủ liên tục, không có căn cứ ổn định điều đó dẫn đến việc đánh chiếm mở rộng lực lượng rất khó khăn.

Mục đích của cuộc nổi dậy: Mục đích Spartacus không rõ ràng trong việc có nên lật đổ La Mã và chế độ chiếm hữu nô lệ để xây dựng một xã hội mới hay chỉ muốn giải phóng một số lượng nô lệ được tự do để đi khỏi La Mã rồi giải tán lực lượng. Nội bộ quân nổi dậy gặp nhiều bất đồng dẫn đến việc sức mạnh giảm sút nghiêm trọng: Sự chia tách quân nổi dậy thành 2 lực lượng Spartacus và Crixus.

Phim ảnh sửa

  1. Spartacus sản xuất năm 1960
  2. Spartacus 2010 -2013 gồm bốn phần:
  • Phần một: Spartacus - Blood and Sand (Máu và cát)
  • Phần hai: series về tiền truyện của nhà Batiatus và đấu trường Capua là Spartacus: Gods Of The Arena (Chúa tể đấu trường)
  • Phần ba: Spartacus - Vengeance (Báo thù)
  • Phần bốn: Spartacus - War of the Damnned (Cuộc chiến nguyền rủa)

Chú thích sửa

  1. ^ M. Tullius Cicero,
  2. ^ Plutarch, Crassus 8
  3. ^ Appian, Civil Wars 1.116
  4. ^ Florus, Epitome of Roman History 2.8
  5. ^ The Histories, Sallust, Patrick McGushin, Oxford University Press, 1992, ISBN 0-19-872143-9, p. 112.
  6. ^ The Cambridge Ancient History: pt. 1. The prehistory of the Balkans; and the Middle East and the Aegean world, tenth to eighth centuries B.C, Cambridge University Press, 1982, p. 601.
  7. ^ The Spartacus war, Barry S. Strauss, Simon and Schuster, 2009, ISBN 1-4165-3205-6, p.31.
  8. ^ The Assyrian and Babylonian empires and other states of the Near East, from the eighth to the sixth centuries B.C., Volume 3, John Boardman, Cambridge University Press, 1991, ISBN 0-521-22717-8, p. 601.
  9. ^ Diodorus Siculus, Historical Library Book 12
  10. ^ Diodorus Siculus, Historical Library Book 16
  11. ^ Theucidides, History of the Peloponnesian War 2.101
  12. ^ “Tribes, Dynasts and Kingdoms of Northern Greece: History and Numismatics”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2011.
  13. ^ Appian, Civil Wars, 1:116; Plutarch, Crassus, 8:2. Note: Spartacus' status as an auxilia is taken from the Loeb edition of Appian translated by Horace White, which states "…who had once served as a soldier with the Romans…". However, the translation by John Carter in the Penguin Classics version reads: "…who had once fought against the Romans and after being taken prisoner and sold…".
  14. ^ However, according to Cicero (Ad Atticum VI, ii, 8) at the beginning his followers were much less than 50.
  15. ^ Plutarch, Crassus, 8:1–2; Appian, Civil Wars, 1:116; Livy, Periochae, 95:2 Lưu trữ 2011-06-29 tại Wayback Machine; Florus, Epitome, 2.8. Plutarch claims 78 escaped, Livy claims 74, Appian "about seventy", and Florus says "thirty or rather more men". "Choppers and spits" is from Life of Crassus.
  16. ^ Plutarch, Crassus, 9:1.
  17. ^ Appian, Civil Wars, 1:116; Florus, Epitome, 2.8.
  18. '^ Plutarchwe46', Crassus, 9:1–3; Frontinus, Stratagems, Book I, 5:20–22; Appian, Civil Wars, 1:116; Broughton, Magistrates of the Roman Republic, p. 109.
  19. ^ Plutarch, Crassus, 9:4–5; Livy, Periochae , 95 Lưu trữ 2011-06-29 tại Wayback Machine; Appian, Civil Wars, 1:116; Sallust, Histories, 3:64–67.
  20. ^ Plutarch, Crassus, 9:3; Appian, Civil War, 1:116.
  21. ^ Frontinus, Stratagems, Book I, 5:20–22 and Book VII:6.
  22. ^ Florus, Epitome, 2.8.
  23. ^ Appian, Civil Wars, 1:116–117; Plutarch, Crassus 9:6; Sallust, Histories, 3:64–67.
  24. ^ Appian, Civil Wars, 1:117; Plutarch, Crassus 9:7; Livy, Periochae 96 Lưu trữ 2017-07-19 tại Wayback Machine.
  25. ^ Plutarch, Crassus 10:1.
  26. ^ Appian, Civil Wars, 1:118; Smith, A Dictionary of Greek and Roman Antiquities, "Exercitus", p.494 Lưu trữ 2012-10-06 tại Wayback Machine.
  27. ^ Appian, Civil Wars, 1:118.
  28. ^ a b Plutarch, Crassus, 10:1–3.
  29. ^ Florus, Epitome, 2.8; Cicero, Orations, "For Quintius, Sextus Roscius...", 5.2
  30. ^ Plutarch, Crassus, 10:4–5.
  31. ^ Contrast Plutarch, Crassus, 11:2 with Appian, Civil Wars, 1:119.
  32. ^ Appian, Civil Wars, 1:120.
  33. ^ Appian, Civil Wars, 1:120; Plutarch, Crassus, 10:6.
  34. ^ Plutarch, Crassus, 11:3; Livy, Periochae, 97:1 Lưu trữ 2017-07-19 tại Wayback Machine. Bradley, Slavery and Rebellion. p. 97; Plutarch, Crassus, 11:4.
  35. ^ Plutarch, Crassus, 11:5;.
  36. ^ Appian, Civil Wars, 1:120; Plutarch, Crassus, 11:6–7; Livy, Periochae, 97.1 Lưu trữ 2017-07-19 tại Wayback Machine.
  37. ^ Appian, Civil Wars, 1:120; Florus, Epitome, 2.8.
  38. ^ Appian, Civil Wars, 1.120.
  39. ^ a b Plutarch Crassus, 9:5–6.
  40. ^ Appian, Civil Wars, 1:117; Florus, Epitome, 2.8.
  41. ^ Plutarch, Crassus, 9:7; Appian, Civil Wars, 1:117.

Tham khảo sửa

Các tác giả cổ điển sửa

  • Appian. Civil Wars. Translated by J. Carter. (Harmondsworth: Penguin Books, 1996)
  • Florus. Epitome of Roman History. (London: W. Heinemann, 1947)
  • Orosius. The Seven Books of History Against the Pagans. Translated by Roy J. Deferrari. (Washington, DC: Catholic University of America Press, 1964).
  • Plutarch. Fall of the Roman Republic. Translated by R. Warner. (London: Penguin Books, 1972), with special emphasis placed on "The Life of Crassus" and "The Life of Pompey".
  • Sallust. Conspiracy of Catiline and the War of Jugurtha. (London: Constable, 1924)

Các tài liệu đương đại sửa

  • Bradley, Keith R. Slavery and Rebellion in the Roman World, 140 B.C.–70 B.C. Bloomington; Indianapolis: Đại học Indiana Press, 1989 (hardcover, ISBN 0-253-31259-0); 1998 (paperback, ISBN 0-253-21169-7). [Chapter V] The Slave War of Spartacus, pp. 83–101.
  • Rubinsohn, Wolfgang Zeev. Spartacus' Uprising and Soviet Historical Writing. Oxford: Oxbow Books, 1987 (paperback, ISBN 0-9511243-1-5).
  • Spartacus: Film and History, edited by Martin M. Winkler. Oxford: Blackwell Publishers, 2007 (hardcover, ISBN 1-4051-3180-2; paperback, ISBN 1-4051-3181-0).
  • Trow, M.J. Spartacus: The Myth and the Man. Stroud, United Kingdom: Sutton Publishing, 2006 (hardcover, ISBN 0-7509-3907-9).
  • Genner, Michael. "Spartakus. Eine Gegengeschichte des Altertums nach den Legenden der Zigeuner". Two volumes. Paperback. Trikont Verlag, München 1979/1980. Vol 1 ISBN 3-88167-053-X Vol 2 ISBN 3-88167-0

Liên kết ngoài sửa