Stibin là một hợp chất hóa học có thành phần chính là antimonhydro, có công thức hóa học được quy định là SbH3. Là một pnictogen hydride, loại khí không màu này là hợp chất hydride cộng hóa trị chủ yếu của antimon, và một chất tương tự của amonia. Loại khí này có mùi khó chịu như hydro sulfide (trứng thối).

Stibin
Danh pháp IUPACStibane
Tên khácAntimony trihydride
Nhận dạng
Số CAS7803-52-3
ChEBI30288
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Tham chiếu Gmelin795
Thuộc tính
Công thức phân tửSbH3
Khối lượng mol124.784 g/mol
Bề ngoàiKhí không màu
Mùikhó ngửi, tương tự hydro sulfide
Khối lượng riêng5.48 g/L, khí
Điểm nóng chảy −88 °C (185 K; −126 °F)
Điểm sôi −17 °C (256 K; 1 °F)
Độ hòa tan trong nướcít tan
Độ hòa tan trong trong các dung môi kháckhông tan
Áp suất hơi>1 atm (20°C)[1]
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Lịch sử sửa

Hợp chất stibin (SbH3) rất giống với arsin (AsH3), nó cũng được phát hiện bởi bài thử nghiệm Marsh. Thử nghiệm này phát hiện arsine được tạo ra khi có arsenic.[2] Các phương thức thực hiện này được James Marsh phát triển khoảng năm 1836 dựa trên việc xử lý một mẫu không chứa asen và axit sulfuric loãng: nếu mẫu chứa arsenic, khí arsine sẽ hình thành. Loại khí này được quét vào ống thủy tinh và bị phân hủy bằng cách đun nóng ở nhiệt độ khoảng 250 đến 300 °C. Sự có mặt của arsenic được biểu thị bởi sự hình thành một chất cặn hình thành trong phần nóng của thiết bị. Việc hình thành một chiếc gương màu đen trầm tích trong phần mát của thiết bị cho biết sự có mặt của nguyên tố antimon.

Năm 1837, Lewis Thomson và Pfaff độc lập phát hiện ra stibin. Phải mất một thời gian trước khi các tính chất của khí độc có thể được xác định, một phần là do hợp chất này không được tổng hợp sẵn.

Năm 1876 Francis Jones đã thử nghiệm một số phương pháp tổng hợp nhưng không thể thành công,[3] mãi cho đến năm 1901 khi Alfred Stock xác định hầu hết các đặc tính của stibin.[4][5]

Tham khảo sửa

  1. ^ “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0568”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  2. ^ Holleman, A. F.; Wiberg, E. (2001). Inorganic Chemistry. San Diego: Academic Press.
  3. ^ Francis Jones (1876). “On Stibine”. Journal of the Chemical Society. 29 (2): 641–650. doi:10.1039/JS8762900641.
  4. ^ Alfred Stock; Walther Doht (1901). “Die Reindarstellung des Antimonwasserstoffes”. Berichte der Deutschen Chemischen Gesellschaft. 34 (2): 2339–2344. doi:10.1002/cber.190103402166.
  5. ^ Alfred Stock; Oskar Guttmann (1904). “Ueber den Antimonwasserstoff und das gelbe Antimon”. Berichte der Deutschen Chemischen Gesellschaft. 37 (1): 885–900. doi:10.1002/cber.190403701148.