Tôn Lỗ Dục (chữ Hán: 孙鲁育; ?-255),[1] biểu tự Tiểu Hổ (小虎), là một công chúa Đông Ngô thời Tam Quốc của Trung Quốc. Bà là con gái nhỏ của Tôn Quyền, hoàng đế khai quốc Đông Ngô, và người thiếp Bộ Luyện Sư. Bà còn được gọi là Chu Công chúa (朱公主) do từng được ban hôn cho Chu Cứ, một võ tướng phục vụ Tôn Quyền.

Tôn Lỗ Dục
孫魯育
Chu Công chúa (朱公主)
Thông tin chung
SinhKhông rõ
Mất255[1]
Nam Kinh, Giang Tô
Phối ngẫu
Hậu duệChu Hoàng hậu
Tên đầy đủ
Tôn Lỗ Dục (孫魯育)
Tên tự
Tiểu Hổ (小虎)
Thân phụTôn Quyền
Thân mẫuBộ Luyện Sư

Cuộc đời sửa

Tôn Lỗ Dục là con gái nhỏ của Tôn Quyền, hoàng đế khai quốc của Đông Ngô, và người thiếp Bộ Luyện Sư. Bà có một người chị gái, Tôn Lỗ Ban. Tên biểu tự của hai chị em, lần lượt là Đại Hổ (大虎) và Tiểu Hổ (小虎).

Tôn Lỗ Dục ban đầu được vua cha ban hôn cho Chu Cứ, một võ tướng của Đông Ngô.[2] Hai người có với nhau một cô con gái, người về sau đã cưới con trai thứ sáu của Tôn Quyền, Tôn Hưu, cũng là anh em cùng cha khác mẹ của Tôn Lỗ Dục.[3][4]

Vào những năm 240, một cuộc đấu tranh quyền lực đã nổ ra giữa hai người con trai của Tôn Quyền - Thái tử Tôn Hòa và người em Tôn Bá, để tranh giành vị trí Trữ quân. Cuộc đấu tranh quyền lực có tác động phân cực đối với các triều thần của Tôn Quyền; hai phe đối lập, mỗi phe ủng hộ Tôn Hòa hoặc Tôn Bá, nổi lên trong số đó. Trong thời gian này, chồng của Tôn Lỗ Dục, Chu Cứ, ủng hộ Tôn Hòa,[5] trong khi chị gái của bà là Tôn Lỗ Ban và chồng Toàn Tông đứng về phía Tôn Bá. Khi Tôn Lỗ Ban cố gắng để vận động Tôn Lỗ Dục hỗ trợ Tôn Bá, nhưng lại bị Tôn Lỗ Dục từ chối, bà đã trở thành cái gai trong mắt của chính chị gái ruột của mình.[6][7]

Năm 250, cuộc đấu tranh quyền lực đã chấm dứt khi Tôn Quyền buộc Tôn Bá phải tự sát và phế truất Tôn Hòa khỏi vị trí Thái tử. Nhiều đại thần tham gia vào cuộc đấu tranh quyền lực đã bị xử tử, lưu đày hoặc bị cách chức.[8] Chồng Tôn Lỗ Dục, Chu Cứ, bị giáng chức và bị điều đi làm Thái thú Tân Đô (新都郡; phụ cận Thuần An, Chiết Giang ngày nay). Trong khi Chu Cứ đang trên đường đến Tân Đô, Tôn Hoằng, một trong những người ủng hộ Tôn Bá, đã lợi dụng sức khỏe yếu của Tôn Quyền để giả truyền sắc chỉ ra lệnh cho Chu Cứ phải tự sát.[9]

Sau khi Chu Cứ chết, Tôn Quyền đã gả con gái mình cho Lưu Toản. Vốn Lưu Toản trước đây đã từng cưới người con gái thứ hai của Tôn Quyền (chị cùng cha khác mẹ của Tôn Lỗ Dục), nhưng bà đã chết sớm. Vì vậy Tôn Quyền đã sắp xếp cho con gái nhỏ Tôn Lỗ Dục góa chồng kết hôn với phò mã Lưu Toản góa vợ.[10][11]

Vào tháng 8 hoặc tháng 9 năm 255, dưới triều Tôn Lượng, Tôn Nghi và một số triều thần âm mưu lật đổ quyền thần Tôn Tuấn, nhưng đã bị phát hiện và xử tử trước khi có thể thực hiện kế hoạch. Tôn Lỗ Ban, vốn lén lút tư thông Tôn Tuấn sau khi chồng là Toàn Tông qua đời năm 249, đã nắm lấy cơ hội để buộc tội cô em gái mình là Tôn Lỗ Dục có liên quan đến âm mưu này. Tôn Lỗ Dục bị bắt và xử tử.[1][12] Bà được chôn cất tại Thạch Tử Cương (石子崗),[13] một ngọn đồi ở Vũ Hoa Đài, Nam Kinh, Giang Tô ngày nay.

Sự kiện sau đó sửa

Sau khi Tôn Tuấn chết năm 256, người em họ Tôn Lâm đã kế vị phụ chính cho hoàng đế Đông Ngô Tôn Lượng. Vào khoảng giữa năm 256 và 258, Tôn Lượng nghi ngờ rằng Tôn Lỗ Ban có liên quan đến cái chết của Tôn Lỗ Dục, vì vậy đã triệu kiến chị gái mình vào chất vấn. Tôn Lỗ Ban sợ hãi và nói dối, đổ lỗi cho các con trai của Chu Cứ là Chu Hùng (朱熊) và Chu Tổn (朱損).[a] Tôn Lượng tin lời Tôn Lỗ Ban, cho rằng chính Chu Hùng và Chu Tổn đã phản bội Tôn Lỗ Dục - đặc biệt là kể từ khi Chu Tổn cưới em gái Tôn Tuấn - vì vậy đã ra lệnh lão tướng Đinh Phụng Xử tử Chu Hùng và Chu Tổn.[15][16]

Năm 258, Tôn Lâm phế truất Tôn Lượng và tôn lập Tôn Hưu, con trai thứ sáu của Tôn Quyền, lên ngôi. Vợ của Tôn Hưu, Chu thị, là con gái của Chu Cứ và Tôn Lỗ Dục.[3] Ngày 18 tháng 1 năm 259, Tôn Hưu làm đảo chính, diệt trừ Tôn Lâm và bè đảng. Tôn hưu cũng cho quật mồ Tôn Tuấn và trừ bỏ các tước vị. Những người từng bị xử tử trong thời Tôn Tuấn và Tôn Lâm phụ chính đều được phục hồi, trong đó có cả Tôn Lỗ Dự, người vừa là chị vừa là mẹ vợ của Tôn Hưu.[17]

Ghi chú sửa

  1. ^ Although Zhu Xiong (朱熊) and Zhu Sun (朱損) were Zhu Ju's sons,[14] it is not known who their mother(s) was/were. They were most probably born to Zhu Ju's concubine(s), so Sun Luyu, as Zhu Ju's wife, would have been their stepmother.

Chú thích sửa

  1. ^ a b c ([高貴鄉公正元二年(乙亥、二五五年)]秋,七月,吳將軍孫儀、張怡、林恂謀殺孫峻,不克,死者數十人。全公主譖朱公主於峻,曰「與儀同謀」。峻遂殺朱公主。) Zizhi Tongjian vol. 76.
  2. ^ (魯育公主字小虎,大帝次女,步後所生,適朱據。) Jiankang Shilu vol. 4.
  3. ^ a b (孫休朱夫人,朱據女,休姊公主所生也。) Sanguozhi vol. 50.
  4. ^ (吳主權步夫人,... 生二女,長曰魯班,字大虎,前配周瑜子循,後配全琮;少曰魯育,字小虎,前配朱據,...) Sanguozhi vol. 50.
  5. ^ (殷基通語曰:初權旣立和為太子,而封霸為魯王,初拜猶同宮室,禮秩未分。... 自侍御賔客造為二端,仇黨疑貳,滋延大臣。丞相陸遜、大將軍諸葛恪、太常顧譚、驃騎將軍朱據、會稽太守滕胤、大都督施績、尚書丁密等奉禮而行,宗事太子,驃騎將軍步隲、鎮南將軍呂岱、大司馬全琮、左將軍呂據、中書令孫弘等附魯王,中外官僚將軍大臣舉國中分。) Tongyu annotation in Sanguozhi vol. 59.
  6. ^ (初,孫和為太子時,全主譖害王夫人,欲廢太子,立魯王,朱主不聽,由是有隙。) Sanguozhi vol. 50.
  7. ^ (初,全主譖王夫人並廢太子和,欲立魯肅王霸為嗣。朱主不聽,全主恨之。) Jiankang Shilu vol. 4.
  8. ^ (時全寄、吳安、孫奇、楊笁等陰共附霸,圖危太子。譖毀旣行,太子以敗,霸亦賜死。) Sanguozhi vol. 59.
  9. ^ (... 遂左遷新都郡丞。未到,中書令孫弘譖潤據,因權寢疾,弘為昭書追賜死,時年五十七。) Sanguozhi vol. 57.
  10. ^ (... 後配劉纂。) Sanguozhi vol. 50.
  11. ^ (吳歷曰:纂先尚權中女,早卒,故又以小虎為繼室。) Wu Li annotation in Sanguozhi vol. 50.
  12. ^ (五鳳中,孫儀謀殺峻,事覺被誅。全主因言朱主與儀同謀,峻枉殺朱主。) Sanguozhi vol. 50.
  13. ^ (及少帝即位,孫儀謀殺孫峻事覺,伏誅。全主因譖朱主,埋於石子崗。) Jiankang Shilu vol. 4.
  14. ^ (孫亮時,二子熊、損各復領兵,為全公主所譖,皆死。) Sanguozhi vol. 57.
  15. ^ (太平中,孫亮知朱主為全主所害,問朱主死意?全主懼曰:「我實不知,皆據二子熊、損所白。」亮殺熊、損。損妻是峻妹也,) Sanguozhi vol. 50.
  16. ^ (亮內嫌綝,乃推魯育見殺本末,責怒虎林督朱熊、熊弟外部督朱損不匡正孫峻,乃令丁奉殺熊於虎林,殺損於建業。) Sanguozhi vol. 64.
  17. ^ (永安元年十二月丁卯,... 闓乘船欲北降,追殺之。夷三族。發孫峻棺,取其印綬,斲其木而埋之,以殺魯育等故也。綝死時年二十八。休恥與峻、綝同族。特除其屬籍,稱之曰故峻、故綝云。休又下詔曰:「諸葛恪、滕胤、呂據蓋以無罪為峻、綝兄弟所見殘害,可為痛心,促皆改葬,各為祭奠。其罹恪等事見遠徙者,一切召還。」) Sanguozhi vol. 64.

Tham khảo sửa