Tỉnh bang và lãnh thổ của Canada

các đơn vị hành chính cấp cao nhất của Canada
(Đổi hướng từ Tỉnh bang của Canada)

Tỉnh bang và lãnh thổ là đơn vị phân cấp hành chính theo hiến pháp Canada. Thời kỳ liên bang hóa Canada 1867, ba tỉnh bang của Bắc Mỹ thuộc Anh là New Brunswick, Nova Scotia và Canada (phân thành Ontario và Québec) thống nhất thành quốc gia mới. Kể từ đó, biên giới ngoại bộ của Canada thay đổi vài lần, và phát triển từ bốn tỉnh bang ban đầu thành mười tỉnh bang và ba lãnh thổ vào năm 1999. Khác biệt lớn nhất giữa một tỉnh bang và một lãnh thổ tại Canada là các tỉnh bang nhận được quyền lực và quyền uy trực tiếp từ Luật Hiến pháp 1867 trong khu vực quản hạt, trong khi các lãnh thổ nhận ủy nhiệm và quyền lực từ chính phủ liên bang. Theo thuyết hiến pháp Canada hiện đại, các tỉnh bang được xem là có đồng chủ quyền và mỗi tỉnh bang có một tỉnh trưởng đại diện cho quân chủ Canada, còn các lãnh thổ không có chủ quyền, song là bộ phận của Canada, và có một ủy viên đại diện cho chính phủ liên bang.

  • Tỉnh bang và lãnh thổ của Canada
Bản đồ Canada hiển thị 10 tỉnh và 3 vùng lãnh thổ
Thể loạiLiên bang
Số lượng còn tồn tại
  • 10 tỉnh
  • 3 vùng lãnh thổ
Hình thức chính quyềnChế độ quân chủ lập hiến

Tỉnh bang

sửa
Tỉnh kỳ Tỉnh huy Tên Viết tắt
bưu chính]]
Thủ phủ[1] Thành phố lớn nhất
(theo dân số)[2]
Gia nhập liên bang[3] Dân số
(tháng 5 2011)[4]
Diện tích đất liền (km²)[5] Diện tích mặt nước (km²)[5] Tổng diện tích (km²)[5] Ngôn ngữ chính thức[6] Số ghế trong
Hạ nghị viện liên bang[7]
Số ghế trong
Thượng nghị viện liên bang[7]
    Ontario ON Toronto Toronto 1 tháng 7 năm 1867 12.851.821 917.741 158.654 1.076.395 Tiếng AnhA 121 24
    Québec QC Québec Montréal 1 tháng 7 năm 1867 7.903.001 1.356.128 185.928 1.542.056 Tiếng PhápB 78 24
    Nova Scotia NS Halifax HalifaxC 1 tháng 7 năm 1867 921.727 53.338 1.946 55.284 Tiếng AnhD 11 10
    New Brunswick NB Fredericton Saint John 1 tháng 7 năm 1867 751.171 71.450 1.458 72.908 Tiếng AnhE
Tiếng PhápE
10 10
    Manitoba MB Winnipeg Winnipeg 15 tháng 7 năm 1870 1.208.268 553.556 94.241 647.797 Tiếng AnhA,F 14 6
    British Columbia BC Victoria Vancouver 20 tháng 7 năm 1871 4.400.057 925.186 19.549 944.735 Tiếng AnhA 42 6
    Đảo Hoàng tử Edward PE Charlottetown Charlottetown 1 tháng 7 năm 1873 140.204 5.660 0 5.660 Tiếng AnhA 4 4
    Saskatchewan SK Regina Saskatoon 1 tháng 9 năm 1905 1.033.381 591.670 59.366 651.036 Tiếng AnhA 14 6
    Alberta AB Edmonton Calgary 1 tháng 9 năm 1905 3.645.257 642.317 19.531 661.848 Tiếng AnhA 34 6
    Newfoundland và Labrador NL St. John's St. John's 31 tháng 3 năm 1949 514.536 373.872 31.340 405.212 Tiếng AnhA 7 6
Tổng các tỉnh bang &000000003336942300000033.369.423 &00000000054999180000005.499.918 &0000000000563013000000563.013 &00000000060629310000006.062.931 &0000000000000335000000335 &0000000000000102000000102

Ghi chú:

A.^ De facto; tiếng Pháp có địa vị hiến pháp hạn chế
B.^ Hiến chương ngôn ngữ Pháp; tiếng Anh có địa vị hiến pháp hạn chế
C.^ Nova Scotia giải thể các thành phố vào năm 1996 để thay thế bằng các đô thị tự trị khu vực; đô thị tự trị khu vực lớn nhất được sử dụng
D.^ Nova Scotia có rất ít đạo luật song ngữ (ba bằng tiếng Anh và tiếng Pháp; một bằng tiếng Anh và tiếng Ba Lan); một số cơ quan chính phủ có danh xưng luật hóa trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp
E.^ Điều 16 của Hiến chương Canada về quyền lợi và tự do
F.^ Đạo luật Manitoba

Tòa nhà cơ quan lập pháp cấp tỉnh bang

sửa

Lãnh thổ

sửa

Canada có ba lãnh thổ. Không giống với các tỉnh bang, các lãnh thổ của Canada không có quyền tài phán cố hữu, mà chỉ được chính phủ liên bang ủy nhiệm cho các quyền đó.[8][9][10] Chúng bao gồm toàn bộ đại lục Canada nằm ở phía bắc vĩ tuyến 60° Bắc và phía tây của vịnh Hudson, cùng với toàn bộ các đảo ở phía bắc của đại lục Canada.

Lãnh thổ của Canada
Khu kỳ Khu huy Lãnh thổ Tên viết tắt
bưu chính
Thành phố thủ phủ và lớn nhất[1] Gia nhập liên bang[3] Dân số
(tháng 5 2011)[4]
Diện tích đất liền (km²)[5] Diện tích mặt nước (km²)[5] Tổng diện tích (km²)[5] Ngôn ngữ chính thức Số ghế trong
Hạ nghị viện liên bang[7]
Số ghế trong
Thượng nghị viện liên bang[7]
    Các Lãnh thổ Tây Bắc NT Yellowknife 15 tháng 7 năm 1870 41.462 1.183.085 163.021 1.346.106 Chipewyan, Cree, Anh, Pháp, Gwich'in, Inuinnaqtun, Inuktitut, Inuvialuktun, North Slavey, Nam Slavey, Tłįchǫ[11] 1 1
    Yukon YT Whitehorse 13 tháng 6 năm 1898 33.897 474.391 8.052 482.443 Tiếng Anh,
tiếng Pháp[12]
1 1
  Nunavut NU Iqaluit 1 tháng 4 năm 1999 31,906 1,936,113 157,077 2,093,190 Inuinnaqtun, Inuktitut,
Anh, Pháp[13]
1 1
Tổng các lãnh thổ &0000000000107265000000107.265 &00000000035935890000003.593.589 &0000000000328150000000328.150 &00000000039217390000003.921.739 &00000000000000030000003 &00000000000000030000003

Tòa nhà cơ quan lập pháp cấp lãnh thổ

sửa

Phát triển lãnh thổ

sửa
 
Sự biến đổi của các ranh giới và tên tỉnh bang cùng lãnh thổ của Canada.

Ontario, Québec, New Brunswick, và Nova Scotia là các tỉnh bang ban đầu, được hình thành khi các thuộc địa của Bắc Mỹ thuộc Anh liên hiệp vào ngày 1 tháng 7 năm 1867, tạo thành Quốc gia tự trị Canada.[14] Trong sáu năm sau đó, Manitoba, British Columbia, và Đảo Hoàng tử Edward được thêm vào với địa vị tỉnh bang.[14]

Công ty vịnh Hudson duy trì quyền kiểm soát đối với các lãnh thổ lớn tại Tây bộ Canada, được gọi là Đất Rupert, đến năm 1870 thì lãnh thổ này được chuyển giao cho Chính phủ Canada.[15] Năm 1870, Manitoba và các Lãnh thổ Tây Bắc được hình thành từ Đất Rupert và Lãnh thổ Tây-Bắc.[15] Đương thời, các Lãnh thổ Tây Bắc bao gồm hầu hết phần bắc bộ và tây bộ Canada hiện nay, bao gồm cả hai phần ba phía bắc của Ontario và Québec, trừ Quần đảo vùng Bắc Cực, British Columbia và Manitoba.[16] Ngày 1 tháng 9 năm 1905, một bộ phận của các Lãnh thổ Tây Bắc ở phía nam của vĩ tuyến 60°B trở thành các tỉnh bang Alberta và Saskatchewan.[16] Năm 1912, ranh giới của các tỉnh bang Québec, Ontario và Manitoba được mở rộng về phía bắc: ranh giới của Manitoba kéo dài đến 60°B, ranh giới của Ontario đến vịnh Hudson và Quebec bao gồm cả huyện Ungava.[17]

Năm 1869, nhân dân Newfoundland bỏ phiếu ủng hộ vẫn là một thuộc địa của Anh do lo ngại về thuế và chính sách kinh tế.[18] Năm 1907, Newfoundland giành được tình trạng quốc gia tự trị.[19] Vào trung kỳ Đại khủng hoảng tại Canada, Newfoundland phải đối mặt với phá sản quốc gia, cơ quan lập pháp chuyển giao quyền kiểm soát chính trị cho Ủy ban chính phủ vào năm 1933.[20] Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai, trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1948, đa số khít khao công dân Newfoundland bỏ phiếu ủng hộ gia nhập Liên bang, và đến ngày 31 tháng 3 năm 1949, Newfoundland trở thành tỉnh bang thứ 10 của Canada.[21] Năm 2001, tỉnh bang chính thức đổi tên thành Newfoundland và Labrador.[22]

Năm 1903, tranh chấp vùng Cán xoong Alaska xác định biên giới tây bắc của British Columbia.[23] Đây là một trong hai tỉnh bang duy nhất trong lịch sử Canada từng bị giảm kích thước lãnh thổ. Đến năm 1927, tranh chấp biên giới giữa Canada và Quốc gia tự trị Newfoundland dẫn đến Labrador nhận thêm lãnh thổ của Québec.[24] Năm 1999, Nunavut được tách ra từ bộ phận đông bộ của các Lãnh thổ Tây Bắc.[25] Yukon nằm ở Tây bộ của Bắc Canada, trong khi Nunavut nằm ở phía đông.[26]

Cả ba lãnh thổ hợp thành khu vực dân cư thưa thớt nhất tại Canada, với diện tích đất liền là 3.921.739 km2 (1.514.192 dặm vuông Anh).[5] Chúng thường được đề cập là khu vực The North đối các mục đích tổ chức và kinh tế.[27] Trong phần lớn lịch sử ban đầu của mình, các Lãnh thổ Tây Bắc được chia thành một số huyện để tiện quản lý.[28] Huyện Keewatin hình thành với địa vị là một lãnh thổ riêng từ năm 1876 đến năm 1905, sau đó trở thành vùng Keewatin thuộc các Lãnh thổ Tây Bắc.[29]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Provinces and Territories”. Government of Canada. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ Place name (2013). “Census Profile”. Statistic Canada. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ a b Reader's Digest Association (Canada); Canadian Geographic Enterprises (2004). The Canadian Atlas: Our Nation, Environment and People. Douglas & McIntyre. tr. 41. ISBN 978-1-55365-082-9.
  4. ^ a b “Population and dwelling counts, for Canada, provinces and territories, 2011 and 2006 censuses”. Statistic Canada. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2012.
  5. ^ a b c d e f g “Land and freshwater area, by province and territory”. Statistics Canada. 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2013.
  6. ^ Olivier Coche, François Vaillancourt, Marc-Antoine Cadieux, Jamie Lee Ronson (2012). “Official Language Policies of the Canadian Provinces” (PDF). Fraser Institute. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2012.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ a b c d “Guide to the Canadian House of Commons”. Parliament of Canada. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  8. ^ “Northwest Territories Act”. Department of Justice Canada. 1985. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2013.
  9. ^ “Yukon Act”. Department of Justice Canada. 2002. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2013.
  10. ^ Department of Justice Canada (1993). “Nunavut Act”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2007.
  11. ^ Northwest Territories Official Languages Act, 1988 Lưu trữ 2005-04-08 tại Wayback Machine (as amended 1988, 1991-1992, 2003)
  12. ^ “OCOL - Statistics on Official Languages in Yukon”. Office of the Commissioner of Official Languages. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  13. ^ “Nunavut's Official Languages”. Language Commissioner of Nunavut. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  14. ^ a b Janet Ajzenstat (2003). Canada's Founding Debates. University of Toronto Press. tr. 3. ISBN 978-0-8020-8607-5.
  15. ^ a b James Stuart Olson; Robert Shadle (1996). Historical Dictionary of the British Empire: A-J. Greenwood Publishing Group. tr. 538. ISBN 978-0-313-29366-5.
  16. ^ a b Barry M. Gough (2010). Historical Dictionary of Canada. Wilfrid Laurier University. tr. 141–142. ISBN 978-0-8108-7504-3.
  17. ^ Atlas of Canada. “Territorial evolution”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2007.
  18. ^ “Confederation Rejected: Newfoundland and the Canadian Confederation, 1864-1869: Newfoundland and Labrador Heritage”. Newfoundland and Labrador Heritage. 2000. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2013.
  19. ^ Sandra Clarke (2010). Newfoundland and Labrador English. Edinburgh University Press. tr. 7. ISBN 978-0-7486-2617-5.
  20. ^ Trevor W. Harrison, John W. Friesen; Trevor Harrison; John W. Friesen (2010). Canadian Society in the Twenty-first Century: An Historical Sociological Approach. Canadian Scholars' Press. tr. 115. ISBN 978-1-55130-371-0.
  21. ^ Raymond Benjamin Blake (1994). Canadians at Last: Canada Integrates Newfoundland As a Province. University of Toronto Press. tr. 4. ISBN 978-0-8020-6978-8.
  22. ^ Fred M. Shelley (2013). Nation Shapes: The Story behind the World's Borders. ABC-CLIO. tr. 175. ISBN 978-1-61069-106-2.
  23. ^ James Laxer (2010). The Border: Canada, the US and Dispatches From the 49th Parallel. Doubleday Canada. tr. 215. ISBN 978-0-385-67290-0.
  24. ^ A. Oye Cukwurah (1967). The Settlement of Boundary Disputes in International Law. Manchester University Press. tr. 186. GGKEY:EXSJZ7S92QE.
  25. ^ Johnson-shoyama-graduate School (2013). Governance and Public Policy in Canada: A View from the Provinces. University of Toronto Press. tr. 19. ISBN 978-1-4426-0493-3.
  26. ^ Mark Nuttall (2012). Encyclopedia of the Arctic. Routledge. tr. 301. ISBN 978-1-57958-436-8.
  27. ^ Organisation for Economic Co-operation and Development (2002). Oecd Territorial Reviews: Canada. OECD Publishing. tr. 16. ISBN 978-92-64-19832-6.
  28. ^ Carl Waldman; Molly Braun (2009). Atlas of the North American Indian. Infobase Publishing. tr. 234. ISBN 978-1-4381-2671-5.
  29. ^ McIlwraith, Thomas Forsyth; Edward K. Muller (2001). North America: The Historical Geography of a Changing Continent. Rowman & Littlefield. tr. 359. ISBN 978-0-7425-0019-8.

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa


Tỉnh và lãnh thổ tự trị của Canada  
Tỉnh bang: Alberta | British Columbia | Đảo Hoàng tử Edward | Manitoba | New Brunswick | Newfoundland và Labrador | Nova Scotia | Ontario | Québec | Saskatchewan
Lãnh thổ tự trị: Các Lãnh thổ Tây Bắc | Nunavut | Yukon