Lịch sử

sửa

Vào năm 2007, Vương Quang Khải vừa gia nhập VNG để phụ trách thực hiện các sản phẩm của Zing.

, đã quyết định thực hiện dự án Zing MP3 trong lúc đang chờ thủ tục mua Zing Chat từ Tencent, sản phẩm đầu tay của anh tại công ty. Dù được đầu tư ít so với Zing Chat. Sản phẩm được bắt nguồn từ nhu cầu nghe nhạc cá nhân của anh trong những năm còn học ở Mỹ. Lúc đó, hình thức giải trí chính là nghe nhạc, nhưng muốn tìm một bài hát hay, người dùng phải vào nhiều trang nghe nhạc trực tuyến để tìm kiếm và thấy không hề tiện lợi.[1]

Zing MP3 ra mắt Kiểm thử phần mềm. http://www.thanhnien.com.vn/cong-nghe-thong-tin/vinagame-thang-lon-tai-isgaf-2007-135167.html

Từ ngày 11 đến 14 tháng 10 năm 2007, Zing MP3 đã được giới thiệu trong khu trưng bày của VNG tại Triển lãm quốc tế về phần mềm và giải trí điện tử ISGAF năm 2007 và dự kiến ra mắt trang web vào tháng sau.[2]

Zing MP3 vốn được ra đời từ tinh thần Web 2.0 và tính tương tác cao mà trang web đang ứng dụng.[3]

Khi được ra mắt, Zing MP3 bị so sánh với các trang web nghe nhạc khác trước kia như Nhạc Số hay Yêu Âm Nhạc.

Website cộng đồng âm nhạc trực tuyến Zing Mp3 được ra mắt đầu tiên từ ngày 1 tháng 8 năm 2007

Hoạt động

sửa

Cuối năm 2007, Zing MP3 ra mắt tính năng trực tiếp yêu cầu và gửi tặng bài hát cùng lời nhắn trên trang chủ thông qua web crawler. Sau khi ra mắt một tuần, chức năng đã gửi tặng 3,000 "món quà âm nhạc trực tuyến."[3]

Zing MP3 là đối tác với Universal Music Group, Sony Music, Thúy Nga, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam, Kim Lợi Studio, Phương Nam Film, Rạng Đông, Saigon Vafaco, Rạng Đông Audio-Video.[4]

Kiện tụng

sửa

Ngày 30 tháng 7 năm 2014, nam ca sĩ Đăng Khôi kiêm giám đốc của công ty Việt Giải Trí đã nộp đơn kiện công ty VNG lên Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vì việc vi phạm bản quyền gần 10 ngàn ca khúc của khoảng 700 nghệ sỹ Hàn Quốc do Việt Giải trí được ủy quyền sử dụng hợp pháp tại Việt Nam.[5]

Đồng thời còn cho phép người nghe, tải, nhúng vào blog hay gửi cho bạn bè những bài hát mình yêu thích. Với kho nhạc hơn 1 triệu bài hát,

với tính năng Playlis

Zing Music Awards là Giải thưởng âm nhạc trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam, được khởi động vào tháng 9/2010 bởi Zing Mp3, công ty VNG [1] (VinaGame cũ). Giải thưởng ra đời nhằm ghi nhận và vinh danh những nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp trên thị trường âm nhạc trực tuyến. Giải thưởng được tổ chức thường niên.

Zing MP3 hiện nay đang là trang nghe nhạc kỹ thuật số lớn nhất Việt Nam với hơn 50 triệu người dùng và 2 triệu lượt truy cập mỗi ngày.

Zing MP3 cũng dính vào nhiều bê bối về vi phạm bản quyền âm nhạc. Nhạc sĩ Trần Lập cũng đã từng kiện Zing đăng tải trái phép bài hát "Đường đến vinh quang" với mức bồi thường 150 triệu. Tương tự, ca sĩ Đăng Khôi, giám đốc Công ty Việt Giải Trí cũng kiện công ty VNG (công ty cung cấp dịch vụ Zing MP3) vì đã vi phạm bản quyền gần 10.000 ca khúc nhạc Kpop của khoảng 700 nghệ sĩ Hàn Quốc do Việt Giải Trí được ủy quyền sử dụng hợp pháp tại Việt Nam.[6][7][8][9] Việt Giải Trí gửi đơn kháng kiện yêu cầu tòa án yêu cầu Zing bồi thường tiền thù lao là 4 tỷ đồng và yêu cầu chấm dứt việc vi phạm bản quyền các tác phẩm mà công ty Việt Giải Trí sở hữu bản quyền.[10]

Trung tâm sản xuất, phát hành nhạc Làng Văn cũng kiện Zing MP3 vi phạm bản quyền ở Hoa Kỳ. Làng Văn cáo buộc Zing đăng tải các tác phẩm có bản quyền và cho phép người dùng tải xuống hoàn toàn miễn phí mặc dù Zing không sở hữu bản quyền.[11]

Ngoài ra, để đảm bảo uy tín kinh doanh, các công ty lớn như Coca-Cola, Samsung cũng rút hợp đồng quảng cáo với Zing vì dịch vụ Zing MP3 vi phạm bản quyền.[12][13]

  1. ^ Nguyên Long (4 tháng 7 năm 2013). “Ba vận may của chàng "Đông-Ki-Sốt" công nghệ”. VnEconomy. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2015.
  2. ^ Tuyết Minh (10 tháng 5 năm 2007). “VinaGame đầu tư lớn cho Triển lãm quốc tế ISGAF 2007”. Hà Nội Mới. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2015.
  3. ^ a b HNC (4 tháng 1 năm 2008). “Zing MP3 ra mắt tính năng tặng nhạc trực tuyến”. Thanh Niên Online. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2015.
  4. ^ "Danh sách những hãng đĩa hợp tác với Zing MP3". Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2015. Xin hãy kéo xuống phần Đối tác ở cuối trang.
  5. ^ Lam Giang & Mai Thy (4 tháng 8 năm 2014). “Đăng Khôi kiện Zing MP3 vi phạm bản quyền gần 10.000 ca khúc HQ”. Đời sống & Pháp luật. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2015.
  6. ^ “Nhạc sĩ Trần Lập kiện Zing MP3 vi phạm sở hữu trí tuệ - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  7. ^ “Zing MP3 bị khởi kiện vì vi phạm bản quyền nhạc Hàn Quốc”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. 4 tháng 8 năm 2014. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  8. ^ “Đăng Khôi kiện Zing MP3 vi phạm bản quyền gần 10.000 ca khúc HQ”. Báo đời sống & pháp luật Online. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  9. ^ “Kiện Zing MP3 vi phạm bản quyền gần 10.000 ca khúc Hàn”. PLO. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  10. ^ Mp3 Zing Vn bị phạt 4 tỷ đồng vì vi phạm bản quyền, Kênh VTV1.
  11. ^ “Chủ sở hữu Zing bị kiện ra tòa án Mỹ - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 21 tháng 2 năm 2014. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  12. ^ “Coca-Cola, Samsung rút quảng cáo, Zing ký kết mua bản quyền âm nhạc”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  13. ^ “BBC Vietnamese” (bằng tiếng Anh). BBC News. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.