THÀNH NÊLÊ ĐỒ SƠN- tác giả Đồng Thị Hồng Hoàn và Trịnh Minh Hiên:

Thời gian vừa qua, thành “NêLê” và tháp Asoka cổ ở Đồ Sơn đã làm cho những người nghiên cứu sử học trong nước và quốc tế chú ý tìm hiểu, đặc biệt là những người nghiên cứu sử học Phật giáo Việt . Từ “NêLê” hay “LêNê”? Theo Thiền sư Lê Mạnh Thát dịch ra tiếng Phạn từ NêLê là “Ngục tối”,  nhưng người khác (Madroll) lại cho là “Bùn đen”?  Địa điểm thành Nê Lê và tháp do A-Dục vương xây ở đâu? Ở Đồ Sơn, Tam Đảo hay Nghệ An? Thành Nê Lê là công trình do con người tạo nên, hay thời cổ xưa con người thường trú ngụ ở hang động để sinh sống và họ cũng thường dựa vào địa hình thiên nhiên để làm thành lũy?… Những tăng sỹ Ấn Độ đầu tiên du nhập vào Đông Nam Á và Việt ở địa điểm nào? Vào thời điểm ấy khu vực nào có đủ điều kiện về địa lý, chính trị, kinh tế… thuận lợi để các thuyền buôn Ấn Độ mang theo các nhà truyền giáo đạo Phật đầu tiên du nhập vào nước ta? Đó là câu hỏi không những giới sử học, mà cả chính quyền và nhân dân dịa phương nơi ấy băn khoăn?  Những lời giải thích, suy diễn của không ít những sử gia và các nhà nghiên cứu thời gian qua vẫn chưa được thỏa đáng.

Mở đầu cuốn sách, chúng tôi xin lược dẫn những ý kiến cơ bản về đạo Phật du nhập vào Việt Nam như thế nào; về vị vua Asoka (A-Dục vương) đã cử đoàn truyền giáo đến Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam; Chử Đồng Tử tiếp nhận đạo Phật ở Đồ Sơn; thành NêLê ở đâu, và nhà sư Ấn Độ đã từng đến truyền giáo và lưu lại ở những nơi nào… cũng như quan điểm của một số nhà nghiên cứu và của chúng tôi về vấn đề này.

I.                    Phật giáo từ Ấn Độ đến Việt như thế nào?

Ø Khương Tăng Hội (khoảng thế kỷ II - III) đề cập về A - Dục vương (Asoka) trong sách “Cao Tăng Truyện” của Huệ Hạo đã dẫn (phần Khương Tăng Hội của Lê Mạnh Thát -“Lịch sử Phật giáo Việt Nam”) - Khương Tăng Hội là một lãnh tụ Phật giáo rất có uy tín của Giao Châu: “Xưa vua A - Dục dựng tháp đến tám vạn bốn ngàn ngôi. Phàm việc dựng xây chùa tháp là nhằm để làm rõ phong hóa còn sót lại ấy”.

Điều này có nghĩa là vào thời kỳ Khương Tăng Hội và trước đó đã từng có những bản kinh đề cập đến sự nghiệp Phật giáo của Hoàng đế A - Dục (Asoka) tại Việt . Cũng như các nhà truyền giáo đạo Phật, A-Dục vương (hoặc đoàn truyền giáo do A - Dục vương cử đi) đã đặt chân đến vùng đất Văn Lang và Âu lạc (cuối thời vua Hùng và đầu thời An Dương Vương), đã để lại dấu ấn rõ nét trong việc truyền bá đạo Phật vào nước ta.  Trước đó nguồn Phật giáo Trung Quốc cũng chưa thấy có một bản kinh nào đề cập đến vua A-Dục, mà chỉ có Khương Tăng Hội đề cập đến ở trên đất Giao Chỉ.  

Ø Trong “Thiền Uyển Tập Anh” (của soạn giả: Kim Sơn - Thiền phái Trúc Lâm - Thế kỷ XIV) có dẫn truyện Đàm Thiên Pháp Sư trả lời Vua Cao Tổ nhà Tùy rằng: “Cõi Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc gần hơn ta. Khi Phật giáo chưa du nhập vào đất Giang Đông ta mà ở cõi ấy đã xây dựng được hơn 20 ngọn Bảo tháp, độ được hơn 500 tăng sĩ, dịch được 15 bộ kinh rồi. Vì ở bên ấy gần nước Phật hơn ta. Bấy giờ có các vị Ma-ha-kỳ-vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương và Mâu Bác đến ở truyền đạo . . . Ngài muốn bố thí một cách bình đẳng, phái chư tăng sang truyền đạo, nhưng ở đó họ đã có đủ rồi, ta không cần phải sang nữa.”

Ø Andrew Skilton (Dharmacari Sthiramati) trong “Đại cương Lịch sử Phật giáo Thế giới - A Concise History Of Buddhism” đã khẳng định: “Nhờ vị trí địa dư thuận lợi, Việt Nam được hưởng sự qua lại của các thương gia và các nhà truyền giáo dọc theo đường biển giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Các nhà truyền giáo Phật giáo, khi đến Trung Hoa bằng đường biển từ Ấn Độ và các nước Nam Á khác, chắc hẳn đã dừng chân ở Việt Nam. Cũng vậy, các nhà sư Ấn Độ, Tây Tạng, và Trung Hoa từ Trung Hoa đi đường biển cũng dừng chân tại Việt …

Ø Thiền sư Lâm Như Tạng trong “Phật giáo từ Ấn Độ trực tiếp truyền bá vào nước ta như thế nào?” cho rằng: “Việt là cái lưng của bán đảo Trung Ấn, vị trí của bán đảo này nằm giữa Ấn Ðộ và Trung Hoa. Vì địa thế nằm giữa hai nước lớn có nền văn hóa cổ xưa nhất của nhân loại nên đương nhiên Việt Nam có ảnh hưởng cuả cả hai nền văn hóa đó, kể cả tôn giáo. 

Từ phương Bắc, Trung Quốc đã tràn xuống chiếm cứ đất đai với âm mưu đồng hóa dân Việt, biến Việt thành một phần lãnh thổ của họ. Do đó, dân Việt chiến đấu không ngừng để sống còn và giữ gìn nền độc lập của mình, thế nhưng không tránh khỏi sự ảnh hưởng qua lại về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo...

Từ phía Tây, Ấn Ðộ trong cao trào bành trướng văn minh văn hóa, tôn giáo của họ ra các nước xung quanh có tính cách ôn hòa, hòa bình, vì lúc đầu chỉ là mục đích giao thương qua lại, sau đó nhờ giáo lý cao sâu bất bạo động của Phật giáo đã đi vào lòng người một cách tự nhiên, dễ dung hợp với các nền văn hóa địa phương. Do đó, người Ấn Ðộ đã gây được ảnh hưởng rất sâu rộng ra các nước xung quanh.”

Ø Thích Nguyên Tạng trong “Phật giáo tại Việt Nam”, khi nói về Phật giáo du nhập vào Việt Nam có đoạn: “Ngày nay, căn cứ vào các tài liệu và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.

     1'. Phật giáo du nhập qua con đường Hồ Tiêu:

     Con đường Hồ Tiêu (Chemi des epices) tức là đường biển, xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Srilanka, Indonesia, Việt Nam... lợi dụng được luồng gió thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, những thương nhân Ấn Độ đã tới các vùng này để buôn bán bằng những con thuyền buồm. Trong các chuyến đi viễn dương này, các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà đến truyền bá đạo Phật vào các dân tộc ở Đông Nam Á.”

2. Phật giáo du nhập qua con đường Đồng Cỏ:

Con đường Đồng Cỏ (Chemin des Steppes) tức là đường bộ còn gọi là con đường tơ lụa, con đường này nối liền Đông Tây, xuất phát từ vùng Đông Bắc Ấn Độ(Assam) hoặc phía Trung Á, một nhánh của đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng phương tiện lạc đà. Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng và các triền sông Mêkông, sông Hồng, sông Đà mà vào Việt .

Ø Thượng tọa Mật Thể (giáo sư trưởng Sơn Môn Phật học Huế) viết như sau: “…Muốn khảo sát lịch sử của một dân tộc nào, bất cứ về phương diện gì, đều phải căn cứ vào địa thế đất nước của dân tộc ấy để làm chỗ lập định. Vì hoàn cảnh sinh hoạt của dân tộc đều chịu ảnh hưởng của hình thế khí hậu và cương vực của đất nước. Nhất là về phương diện Phật giáo của dân tộc Việt Nam, người đọc sử lại cần biết rõ điều kiện địa lý. Vì Phật giáo vốn là của nước ngoài truyền vào bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Cứ theo hình thế cương vực hiện thời, thì nước Việt ta chiếm hết bảy phần mười cõi Đông Dương (người ta thường gọi gồm cả là Ấn Độ Chi Na), vì địa thế ở giữa nước Ấn Độ và Trung Hoa. Ấn Độ Chi Na là một bán đảo ở giữa biển Trung Hoa và vịnh Băng-gan (Bengale), cấu thành bởi mấy dãy núi từ Tây Tạng chạy về miền Đông Nam đến biển, xòe ra như hình giải quạt. Ở giữa các dãy núi ấy là những thung lũng, đầu thì hẹp rồi dần dần tỏa ra thành cao nguyên và bình nguyên. Những sông lớn như sông Nam (Ménam), sông Khung hay sông Cửu Long và sông Nhị, đều phát nguyên từ Tây Tạng chạy theo các thung lũng ấy, rồi bồi thành một dãy trung châu ở dọc bờ biển từ Bắc đến Nam.”

Ø  Nguyễn Lang  ởViệt Phật giáo sử luận”- phần “Nguồn gốc của Luy Lâu” cho rằng:

“…hồi đầu kỷ nguyên Ấn Ðộ đã có quan hệ thương mại trực tiếp với Trung Ðông và gián tiếp với các nước vùng Ðịa Trung Hải, Ðế quốc La Mã tiêu thụ rất nhiều vàng, lụa, hương liệu, trầm, quế, tiêu, ngà voi, châu báu… Ðể có đủ hàng cung cấp cho thị trường ấy, các thương gia Ấn Ðộ đã dong thuyền đi mãi về viễn Ðông. Những thương thuyền này theo gió mùa Tây nam đi về Ðông Nam Á, tới bờ biển Mã Lai, Phù Nam và Giao Chỉ. Thương gia Ấn Ðộ phải ở lại đây cho đến năm tới, chờ cho gió muà Ðông Bắc để trở về Ấn Ðộ. Trong thời gian này, họ lại sống với dân bản xứ và đã ảnh hưởng tới dân bản xứ bằng lối sống văn minh của họ. Vì sự có mặt của những thương gia Ấn Ðộ mà dân ta hồi đó đã biết đến ít nhiều về kỹ thuật canh tác, y thuật và tôn giáo Ấn Ðộ. Ta có thể nói rằng chính những thương gia Ấn Ðộ đã trước tiên đem Phật giáo vào nước ta.”

Nhiều dữ liệu về khảo cổ, truyền thuyết và vị trí địa lý của Việt cho thấy sự liên quan đến con đường Hồ Tiêu, Gốm Sứ và Tơ Lụa… Vì thế dù là lịch sử truyền miệng hay thành văn, thì lịch sử Phật giáo Việt Nam vẫn khẳng định thế kỷ III - II TCN, vua Ấn Độ Asoka sau cuộc Đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba, vua và trưởng lão Tissa Moggaliputta đã gởi nhiều phái đoàn truyền bá đạo Phật cho nhiều nước, trong đó có các nước Đông Dương. Đoàn của hai vị cao tăng là Uttara và Sona được phái đến Suvana - Bhumi, xứ Kim Địa. Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về vùng Kim Địa nhưng ý kiến trong quyển Lịch sử Phật giáo Thế giới thì cho rằng vùng Kim Địa này là bán đảo Đông Dương từ Miến Điện kéo dài đến Việt . Vấn đề này được sách Lịch sử Phật giáo Việt Nam (Lê Mạnh Thát) viết: "sử liệu Phật giáo Miến Điện chép rằng hai vị cao tăng đó (Uttara và Sona) đã đến Miến Điện truyền giáo, còn sử liệu Phật giáo tại Thái Lan cũng ghi là hai cao tăng Uttara và Sona có đến Thái Lan truyền giáo. Nhưng quan trọng hơn là tài liệu Trung Hoa:“Giao Châu Ký” Lưu Hân Kỳ (360 - 420); “Thủy Kinh Chú” của Lệ Đào Nguyên) đều ghi chép:“… Giao Châu tại thành NêLê, có bảo tháp của vua Asoka”, và xác định thành NêLê chính là Đồ Sơn - Hải Phòng (chúng tôi sẽ trích dẫn và chứng minh ở phần dưới).

Do vị trí địa lý đặc biệt của Việt nam ở khu vực Đông Dương, nên việc Phật giáo thời cổ xưa (Asoka) từ Ấn Độ, du hành chủ yếu theo đường biển bằng thuyền buôn của các thương gia sang Việt Nam sớm hơn Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu. Cũng vì vị trí địa lý đặc biệt và quan trọng của địa hình núi Đồ Sơn chạy dài nhô ra hẳn đại dương. Cửa biển Đồ Sơn nằm ở giữa phía Bắc nhìn ra sông Bạch Đằng, phía Nam đối diện cửa sông Văn Úc(1) (cửa sông Lục Đầu đổ ra biển Đồ Sơn) - các thư tịch cổ trong và ngoài nước ghi lại là nơi các thương thuyền thời kỳ ấy khi vào biển Đông trao đổi hàng hóa với nước Văn Lang và các nước láng giềng, thường hay dừng chân nghỉ ngơi và lấy nước ngọt ở cửa biển Nêlê, Đồ Sơn, Hải Phòng. Cho đến tận ngày nay, khu vực ven biển Đồ Sơn và khu vực xung quanh vẫn còn một số giếng nước ngọt cổ, hiện vẫn cấp nước cho bà con trong vùng.

      II. A - Dục vương (Asoka)

Ø Theo Từ điển bách khoa mở Wikipedia: A - Dục vương (Asoka Đại Đế) là một hoàng đế của đế quốc Mauryan (Khổng Tước; 273 - 232 TCN). Sau một loạt chinh chiến, vua Asoka  toàn thắng và đã cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore. Là một vị vua ủng hộ Phật giáo, ông đã lập nhiều bia đá ghi lại những thánh tích trong cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni, tên ông gắn liền với việc lưu truyền Phật giáo. Ông là vị vua đầu tiên của nước Ấn Độ cổ, thống nhất được một lãnh thổ vĩ đại, lớn hơn cả Ấn Độ ngày nay.

Ø H.G. Wells viết về Asoka như sau: "Trong lịch sử của thế giới có hàng ngàn vị vua và hoàng đế tự xưng là 'ngôi cao', 'hoàng đế', 'quốc vương', v.v. Họ chỉ sáng bừng trong chốc lát rồi tàn lụi nhanh chóng. Nhưng Asoka tỏa sáng và vẫn tỏa sáng như một ngôi sao sáng, cho đến tận ngày hôm nay.”

Ø Hòa thượng Thích Đức Nhuận trong “Đạo Phật và Dòng sử Việt viết  như sau: “… Phật giáo được 218 năm, thánh quân Asoka hết lòng hoằng dương chính pháp và đã thực hiện ba việc lớn:

1. Triệu tập Đại hội Kết tập Kinh điển kỳ III.

2. Dựng tháp tchờ Phật và xây tu viện.

3. Thành lập phái đoàn tăng sĩ hoằng pháp.”

Ø Tác giả Kiêm Đạt - Đại Học Đông Phương, California, USA, trong “Kiến trúc tháp Phật giáo Việt Nam” viết rằng: “Tại Ấn Độ, trong thời Phật giáo hưng thịnh, vua A - Dục (Asoka) đã cho dựng trên 4.800 toà phù đồ; những công trình này để ghi dấu tích đức Phật Thích Ca rải rác khắp lãnh thổ của ngài; thời đó, vật kiến trúc này trở thành yếu tố căn bản cho mỗi tu viện, mỗi cảnh chùa. Kiểu thức như những toà phù đồ Ấn Độ, có nơi biến dạng đôi chút, nhưng căn bản kiến trúc vẫn không đổi. Thành thử, phù đồ hay bảo tháp dựng lên, nếu không là nơi chứa những vật kỷ niệm, cũng là nơi tàng chứa xá lợi Phật hay những di vật của những cao tăng, thiền đức viên tịch.”


(1) Chỗ hợp lưu của các con sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, Đuống, Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình gọi là Lục Đầu Giang, do đây là nơi sáu con sông gặp nhau. Các sông này hợp nhau tại thị trấn Phả Lại huyện Chí Linh thành sông Thái Bình, dòng chính của hệ thống sông này, chảy qua tỉnh Hải Dương và đổ ra biển tại cửa Thái Bình (nằm ở giữa ranh giới hai huyện Tiên Lãng và Thái Thụy) dài 385 km, qua ranh giới hai huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo của thành phố Hải Phòng.