HỆ THỐNG HANG ĐỘNG NÚI LỬA TỈNH ĐĂK NÔNG sửa

TỔNG QUAN sửa

Sau bảy năm nghiên cứu, các nhà khoa học của Tổng cục Địa chất & Khoáng sản và Hội hang động Nhật Bản đã khám phá ra một hệ thống hang động núi lửa tại Krông Nô (Đắk Nông) với hơn 100 hang động lớn nhỏ, chiều rộng khoảng 5km, chiều dài khoảng 25km. Hiện tại, đã khảo sát chi tiết được 3 hang động (ký hiệu: C7, C3, A1). Trong đó, hang động C7 là hang núi lửa dạng ống có chiều dài lớn nhất Đông Nam Á (1066.5m). Trong các hang đã phát hiện được nhiều cấu trúc đặc trưng cho quá trình phun trào như các ngấn dung nham, dòng chảy dung nham, hố sụt, các di tích thực vật được hình thành cách đây hàng triệu năm.  

 
Miệng Núi Lửa Quan Sát Từ Xa (Buôn Choar -Dak Nông) 24/4/2015

VỊ TRÍ sửa

Hệ thống hang động núi lửa này được phát hiện chủ yếu ở huyện Krông Nô Tỉnh Đak Nông, kéo dài từ miệng núi lửa Chư B’Luck tại xã buôn Choar  dọc theo chiều dài sông Sêrêpốc đến khu vực thác Dray Sáp (huyện Chư Jút, tỉnh Đắc Nông).

ĐỊA CHẤT,ĐỊA MẠO sửa

Theo các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản, cấu trúc hệ thống hang động này là kết quả hoạt động của các hệ thống đứt gãy kiến tạo,hình thành kênh dẫn cho dung nham magma từ dưới sâu đưa lên, hình thành các thể magma xâm nhập và phun trào basalt. Các yếu tố này ảnh hưởng tới hình thái, địa hình của khu vực, tạo nên những cảnh quan, thác nước ngoạn mục, đặc biệt là hang động núi lửa trong đá bazan. Các hang động núi lửa này có những nét đặc trưng và độc đáo riêng. Phần lớn các hang có hình ống; trong một số hang có ngã rẽ, một số ngã rẽ thông nhau tạo thành những vòng tròn.

 
Quan sát từ bên ngoài hang (Buôn Choar - Dak Nông) 24/4/2015

Trong hang, dấu vết “khuôn” của những thân cây gỗ có kích thước khác nhau và để lại dấu vết thạch nhũ trong cả những đoạn hang hình ống.Theo các nhà địa chất, nguyên nhân do dòng dung nham nóng chảy với nhiệt độ trên 1000 độ C khi cuốn qua những cây gỗ to, sẽ làm cháy thân cây từ ngoài vào trong, nhưng cháy không hết. Sau một thời gian, những thân cây này mục dần và tạo thành những đoạn hình ống.

Ngoài ra, cấu trúc đặc trưng về hình dạng bề mặt đá bazan đã phản ánh quá trình hoạt động núi lửa phun trào cách đây hàng triệu năm, dòng dung nham phun trào lên khỏi mặt đất, chảy tràn trên các bề mặt địa hình, nguội lạnh (đông cứng) và tạo thành hang. Theo các nhà khoa học Nhật Bản, loại hang núi lửa khu vực này thuộc dạng hiếm trên thế giới, với những vệt hoa văn tự nhiên rất đẹp trên thành hang.

HỆ THỐNG HANG ĐỘNG sửa

Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện hang trăm hang động trong hệ thống hang động núi nửa Đak nông. Đáng chú ý có các hang sau:

Hang C7: là hang núi lửa dạng ống với chiều dài 1066.5m, nền hang rất đẹp, có nhiều hoa văn và trông giống như bề mặt dòng dung nham. Trong hang có rất nhiều khuôn cây và nham thạch hiện hữu. Bên cạnh đó, còn nhiều cấu trúc đặc trưng cho quá trình phun trào như các ngấn dung nham, dòng chảy dung nham, hố sụt, các di tích thực vật được hình thành cách đây hàng triệu năm. Và đây là hang dung nham núi lửa lớn nhất Đông Nam Á, thuộc dạng rất hiếm trên thế giới với dòng thạch nhũ cực đẹp.

Hang C3 đứng thứ hai về độ dài ở khu vực Đông Nam Á với 594,4m. Trong hang tìm thấy dấu vết của thạch nhũ và những đoạn hang hình ống.Nham thạch và dung nham rất mịn, dòng chảy đều, đẹp. Trên thành hang có nhiều di tích, nhất là sự xuất hiện của hóa thạch khuôn cây, cho thấy sự hiện diện của một khu rừng khi núi lửa phun trào và dung nham chảy ra. Dòng dung nham bám quanh và đông cứng lại xung quanh cây, sau đó cây biến mất đã để lại khuôn.

Hang  A1 dài 456,7 mét với dòng nham trong lòng hang lồi lên và được nhà khoa học so sánh giống như một con đê.

Hang C8 là một trong những hang động mới được các chuyên gia Nhật Bản khám phá. Từ miệng hang nhìn vào bên trong là một hình vòng cung với khối đá tuyệt đẹp, từ trên miệng hang đi xuống khoảng 18 - 20 mét có các tảng đá lớn chồng chéo lên nhau tạo thanh một lối đi xuống. Miệng hang hình bậc thang, nền hang là nhữngkhối đá lởm chởm. Trong hang rất ẩm ướt, khá tối và có nhiều sinh vật lạ sinh sống.

Ngoài ra còn có Hang Dơi 1 và Hang Dơi 2 dài 545m. Và hàng  trăm hang động khác đang trong quá trình khảo sát.

Tập tin:3 trong 3 hang buon choar.jpg
1 số hang ở buôn Choar-Đăk Nông 24/4/2015
 
1 số hang ở buôn Choar-Đăk Nông 24/4/2015
 
1 số hang ở buôn Choar-Đăk Nông 24/4/2015

CẢNH QUAN,SINH VẬT sửa

Từ thác Đray Sáp chạy dài đến núi lửa Chư B'Luk là một giàn đá Bazan xếp từng khối lớn với hình thù khác nhau chạy dài bên triền sông Sê-rê-pốc, tạo nên cảnh đẹp hoang sơ và thơ mộng.

Tập tin:Quang canh 1 hang buon cjoa.jpg
quang cảnh quan sát từ bên trong 1 hang ở buôn Choar-Đăk Nông 24/4/2015

Hệ thống hang động này còn nằm trong khu vực Rừng đặc dụng cảnh quan Đray Sáp (huyện Krông Nô) và khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung với cả nghìn loài động thực vật, trong đó có hơn 100 loài động thực vật trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới.

Đặc biệt trong Hang Dơi (một trong những hang động được phát hiện) có rất nhiều dơi sinh sống, chúng bám vào thành vách hang động tạo khung cảnh kỳ bí. Các nhà khoa học phát hiện thấy một số động vật như: các loài kiến, nhện, rắn, ếch, ốc sên sinh sống trong những hang này.

CÔNG TÁC QUY HOẠCH,BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN sửa

Theo ông Trần Phương – Phó bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông nhận định, khu vực hang động núi lửa vùng Krông Nô có kiến tạo khá đặc biệt, đa dạng về địa chất, sinh học, lịch sử, văn hoá xã hội.

Do vậy nơi đây sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển thành Công viên địa chất cấp quốc gia, hướng đến xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu.

Còn theo bà Nguyễn Thị Ngọc Lệ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông, thời gian tới tỉnh này sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng đề án trình Chính phủ quyết định và ghi nhận hệ thống hang động núi lửa Đắk Nông là Công viên địa chất cấp quốc gia.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lệ cho biết hang động núi lửa khu vực Krông Nô cùng với các danh lam thắng cảnh và di sản thiên nhiên khác trên địa bàn tỉnh sẽ tạo ra điểm đến rất hấp dẫn cho du khách cũng như cho các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Thiên nhiên đã ưu đãi cho người dân địa phương khi quanh khu vực hệ thống hang động núi lửa (khoảng 2km) là Khu du lịch thiên nhiên thác Đay Sáp (trong khu du lịch có thác Đray Sáp, thác Đray Nur và thác Gia Long) nổi tiếng tại Việt Nam, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Với những giá trị cao cả về khoa học lẫn du lịch, bà Lệ cho biết tỉnh Đắk Nông sẽ bổ sung hang động núi lửa vào quy hoạch phát triển du lịch để các địa phương cũng như các sở, ngành thống nhất quản lý và tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, bảo vệ di sản thiên nhiên này tốt hơn.

TRUYỀN THUYẾT sửa

Ông Nguyễn Thanh Tùng (một người dân địa phương đã có nhiều gắn bó với các hang động) hiện đang là hướng dẫn viên cho các nhà khoa học và khách du lịch đã giới thiệu: "Những hang này có từ thời xa xưa, người dân gọi là hang Chư B'luk, những người bản địa, thợ săn gọi là hang dơi vì trong hang rất nhiều dơi. Trong khu vực này tìm thấy gần 100 hang lớn nhỏ, chiều dài các hang là hang trăm mét, khám phá rất lý thú…”

Quần thể hang động núi lửa Đắk Nông đã xuất hiện từ lâu đời và có nhiều truyền thuyết được lưu truyền. Không ít người tin rằng hang Dơi là một công trình thiên tạo, rằng trước khi con người xuất hiện, nó chính là nơi trú ngụ của những vị thần. Một câu chuyện khác kể rằng thuở xa xưa, vào thời loạn lạc, có một làng với hơn trăm người từ một nơi xa xôi đã dẫn nhau vào hang trốn. Không ai biết dân làng này đã ở đây bao lâu, chỉ nghe kể họ đã làm một đám cưới tập thể, lấy nước lã từ dòng thác Đrây Sáp để thay rượu mừng.

Một truyền thuyết khác cho rằng ngày xưa, vua Gia Long cùng đoàn tùy tùng khi lẩn trốn kẻ thù đã vào trong hang động ẩn nấp và đã trú ngụ suốt một thời gian dài. Có lẽ vì thế nên một con thác gần hang được đặt tên là Gia Long. “Có nhiều sự tích nhưng xuyên suốt các câu chuyện đó, người đời đã nhắc nhở con cháu không được tàn phá hang động, chặt bỏ cây rừng xung quanh và cần bảo vệ nó” - ông Tùng cho biết.