Lịch sử cận đại sửa

 
Juan Perón và người vợ có ảnh hưởng của ông, Eva.

Argentina gia tăng sự thịnh vượng và nổi bật giữa những năm 1880 và 1929, nổi lên như một trong mười nước giàu nhất trên thế giới, được lợi từ một nền kinh tế dẫn đầu về xuất khẩu nông sản cũng như sự đầu tư của Anh và Pháp. Được thúc đẩy bởi nhập cư và giảm tỷ lệ tử vong, dân số Argentina đã tăng gấp 5 lần và nền kinh tế tăng gấp 15 lần.[1] élites bảo thủ chi phối chính trị Argentine qua những biện pháp dân chủ trên danh nghĩa cho đến năm 1912, khi tổng thống Roque Sáenz Peña ban hành đạo luật quyền bầu cử cho toàn bộ nam giớibỏ phiếu kín. Điều này cho phép những đối thủ truyền thống của họ là đảng trung dung Liên minh công dân cấp tiến, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên của đất nước năm 1916. Tổng thống Hipólito Yrigoyen ban hành các đạo luật cải cách kinh tế và xã hội và mở rộng trợ giúp cho các gia đình nông dân và công ty nhỏ. Tuy nhiên, Yrigoyen bị lật đổ bởi cuộc đảo chính năm 1930, dẫn đến thêm một thập niên cầm quyền của đảng bảo thủ. Chế độ Concordance tăng cường quan hệ với Đế quốc Anh và chính sách bầu cử của họ là một trong những "sự lừa gạt lòng yêu nước". Argentina trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ I và hầu hết Chiến tranh thế giới thứ II, trở thành một nơi cung cấp thực phẩm quan trọng cho các nước đồng minh.[1]

Năm 1946 tướng Juan Perón được bầu làm tổng thống, tạo ra một phong trào dân túy được gọi là "Chủ nghĩa Peron". Chủ yếu nhờ Quỹ Eva PerónĐảng phụ nữ Peron,[2] Eva vợ của ông trở nên nổi tiếng và đóng vai trò chính trị chính yếu cho đến cái chết của bà năm 1952, khi quyền bầu cử cho phụ nữ được chấp nhận năm 1947. Trong nhiệm kỳ của Perón tiền lương và điều kiện làm việc cải thiện đáng kể, tổ chức công đoàn được khuyến khích, các ngành công nghiệp chiến lược và dịch vụ được quốc hữu hóa, cũng như sự công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu và mở rộng đô thị dành ưu tiên cho lĩnh vực ruộng đất.[3]

Tuy nhiên, giá cả ổn định và sự trao đổi tỷ giá cũ bị phá vỡ: đồng peso mất gần 70% giá trị của nó từ năm 1948 đến 1950, và lạm phát với đến con số 50% vào năm 1951.[4] Chính sách đối ngoại trở nên biệt lập hơn, căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Argentine. Perón đã tăng cường kiểm duyệt cũng như đàn áp: 110 tờ báo bị đóng cửa,[5] cùng nhiều nhân vật đối lập bị cầm tù và tra tấn.[6] Thúc đẩy sự sùng bái cá nhân. Perón giải thoát bản thân khỏi nhiều vấn đề quan trọng và các cố vấn giỏi trong khi lạm dụng quyền bổ nhiệm của mình. Một vụ ném bom Plaza de Mayo xảy ra vài tháng sau trong một cuộc đảo chính bạo lực lật đổ ông năm 1955. Ông bỏ trốn đi lưu vong, cuối cùng định cư ở Tây Ban Nha.

 
Arturo Frondizi (phải) và cố vấn kinh tế trưởng của ông, Rogelio Frigerio, các chính sách của ông đã đẩy mạnh sự tự túc rộng lớn hơn trong năng lượng và công nghiệp.

Sau một nỗ lực loại trừ ảnh hưởng của Chủ nghĩa Peron và lệnh cấm chủ nghĩa Peron khỏi đời sống chính trị, thì cuộc bầu cử năm 1958 đưa Arturo Frondizi lên chức tổng thống. Frondizi có được một số sự ủng hộ từ những người theo Perón, và các chính sách khuyến khích đầu tư của ông giúp đất nước tự thúc về năng lượng và công nghiệp, giúp đảo ngược mức thâm hụt thương mại tồi tệ cho Argentina. Tuy nhiên, quân đội thường xuyên can thiệp vì lợi ích của những nhân vật bảo thủ, các nhóm tư bản đất đai.[1] Frondizi bị buộc phải từ chức năm 1962. Arturo Illia được bầu năm 1963 và ban hành những chính sách mở rộng kinh tế nhưng, dù thành công, những cố gắng của ông để thêm chủ nghĩa Peron vào quá trình chính trị dẫn đến phe quân đội giành lại quyền lực trong một cuộc đảo chính êm thấm năm 1966.

hà khắc, chế độ mới này tiếp tục khuyến khích sự phát triển trong nước và lượng đầu tư kỷ lục vào các công trình công cộng. Kinh tế phát triển mạnh và thu nhập thấp giảm xuống còn 7% năm 1975. Tuy nhiên, một phần vì sự hà khắc của họ, bạo lực chính trị bắt đầu leo thang và Perón, vẫn còn lưu vong, khéo léo dựa vào những sự phản kháng của sinh viên và tầng lớp lao động, cuối cùng dẫn đến kêu gọi bầu cử tự do của chế độ quân sự năm 1973, và sự trở về của Perón từ Tây Ban Nha.[7]


Đang nhậm chức năm đó thì Perón chết tháng 7 năm 1974 để lại người vợ thứ 3 của ông Isabel, đang giữ chức phó tổng thống lúc đó, đã kế vị ông trở thành tổng thống. Bà Perón đã chọn một sự thỏa hiệp với các phe phái đang căm hận chủ nghĩa Peron, những người có thể đồng ý với không một ứng cử viên phó tổng thống nào khác; dù không tuyên bố, bà chịu ơn đa số các cố vấn phát xít (Liên minh chống cộng sản Argentina) của Perón. Cuộc xung đột kết quả, giữa những kẻ cực đoan cánh hữu và cánh tả, dẫn đến tình trạng cực kỳ hỗn loạn, sự hỗn loạn tài chính và một cuộc đảo chính tháng 3 năm 1976 đã loại bỏ bà khỏi chức tổng thống.

Chính phủ tự xưng là Tiến trình cải tổ quốc gia tăng cường mức độ chống lại các nhóm vũ trang cực tả (ủng hộ chủ nghĩa cộng sản), như quân đội cách mạng nhân dânMontoneros những nhóm vũ trang này từ năm 1970 đã bắt cóc và giết người gần như hàng tuần.[8]Cuộc trấn áp nhanh chóng mở rộng đến toàn bộ các đảng phái đối lập, trong "chiến tranh bẩn thỉu", hàng ngàn người chống đối đã "biến mất". Những hành động này được hỗ trợ và tiếp tay bởi CIA, trong Chiến dịch kền kền, với nhiều nhà lãnh đạo quân sự đã tham gia vào các khóa đào tạo ở Viện Hợp tác An ninh Tây bán cầu tại Hoa Kỳ.[9]

Chế độ độc tài mới này đem lại sự ổn định lúc đầu, cho xây dựng nhiều công trình công cộng quan trọng, nhưng sự hạn định giá cả và bãi bỏ qui định tài chính thường xuyên xảy ra dẫn đến nợ nước ngoài kỷ lục và sự giảm mạnh về mức sống.[1]xu hướng giảm công nghiệp hóa, sự sụt giá của đồng Peso, và lãi suất thật hạ thấp, cũng như tham nhũng chưa từng thấy, sự khiếp sợ lan rộng đối với chiến tranh bẩn thỉu, và cuối cùng là sự bại trận năm 1982 trước Anh Quốc trong Chiến tranh Falkland, làm mất uy tín chế độ quân sự và dẫn đến cuộc bầu cử tự do năm 1983.

  1. ^ a b c d Lewis, Paul. The Crisis of Argentine Capitalism. Univ. of North Carolina Press, 1990.
  2. ^ Barnes, John. Evita, First Lady: A Biography of Eva Perón. New York: Grove Press, 1978.
  3. ^ “Perón” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Todo Argentina. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2010.
  4. ^ “INDEC (precios)”. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2010.
  5. ^ Foster; và đồng nghiệp (1998). Culture and Customs of Argentina. Greenwood. tr. 62. ISBN 9780313303197. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |author= (trợ giúp)
  6. ^ Feitlowitz, Marguerite. A Lexicon of Terror: Argentina and the Legacies of Torture. Oxford University Press, 2002.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên rock
  8. ^ Nancy Scheper-Hughes. Child Survival: Anthropological Perspectives on the Treatment and Maltreatment of Children. ISBN 1556080298.
  9. ^ Andersen, Martin. Dossier Secreto. Westview Press, 1993.