Lược Sử Binh Chủng Quân Cảnh

Hoạt động1954-1975 Quốc gia Việt Nam Cộng hòa Binh chủng thường trực Phân loại Cảnh sát Quân sự Bộ phận của Bộ Tổng tham mưu Khẩu hiệu Kỷ luật - Nghiêm minh Các tư lệnh Chỉ huy nổi tiếng: Nguyễn-Ngọc-Thiệt Nguyễn Hữu Phước Nguyễn Văn Kinh Mục lục

• 1Lược sử hình thành o 1.1Nhiệm vụ của Quân cảnh hành quân o 1.2Nhiệm vụ của Quân cảnh Tư pháp • 2Chỉ huy trưởng qua các thời kỳ • 3Tham khảo Lược sử hình thành Binh chủng Quân cảnh là biến thân của ngành Cảnh sát Quân sự được hình thành từ thời 1954 Quân đội Liên hiệp Pháp tiếp đến thời kỳ Quân đội Quốc gia va chính thức thành Binh Chủng Quân Cảnh vào tháng 10 năm 1960 dưới nền Đệ nhất Cộng hòa của Chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm. Tổ chức của Quân cảnh gồm: • A- Quân cảnh Hành quân • B- Quân cảnh Tư pháp Nhiệm vụ của Quân cảnh hành quân • 1- Duy trì quân phong quân kỷ trong Quân đội: Thi hành kỷ luật và điều chỉnh tác phong đối với các quân nhân từ sĩ quan đến binh sĩ trong tất cả các đơn vị từ hậu phương cho đến tiền tuyến trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đồng thời phối hợp với đơn vị Quân cảnh của các Quân binh chủng như: Không quân, Hải quân, Nhảy dù, Thuỷ quân Lục chiến, Biệt động quân. Các Quân trường và Trung tâm Huấn luyện Quốc gia để thi hành Quân luật (Những Quân binh chủng và các Quân trường này có đơn vị Quân cảnh riêng của đơn vị). Các quân trường lớn như Đà Lạt, Thủ Đức, Đồng Đế đều có các phân đội Quân cảnh của Binh chủng Quân cảnh. • 2- Hộ tống và hướng dẫn lưu thông các đoàn quân xa: Chuyển quân, tiếp vận và các công vụ khác v.v... • 3- Điều hành các đồn Quân cảnh. Đặt các trạm kiểm soát để kiểm tra quân nhân. • 4- Điều hành các trại giam tù binh. Các trại giam lớn như: Chí Hòa, Côn Đảo, Phú Quốc. Ngoài ra, còn những trại giam nhỏ ở 4 Quân khu và trại giam tù binh ở Qui Nhơn v.v... • 5- Điều hành trại quân kỷ. Các Quân lao của 4 Quân khu: Đà Nẵng (QK1), Nha Trang (QK2), Gò Vấp (QK3), Cần Thơ (QK4). Các trại tạm giam: Trại Nguyễn Văn Sâm (Bình Chánh, Gia Định), Quân vụ Thị trấn (Sài Gòn), Quân trấn ở các Biệt khu, Đặc khu và các trại tạm giam ở các Quân khu, Tiểu khu, Chi khu trên toàn quốc. Các trại chuyển tiếp quân nhân hồi ngũ ở 4 Đơn vị Quản trị Trung ương thuộc 4 Quân khu. • 6- Áp giải quân nhân phạm pháp hình sự, các quân nhân đào ngũ hoặc vi phạm kỷ luật đến Quân lao, Tòa án Mặt trận Quân sự và di lý đến trại giam sau khi những thành phần này đã thụ án. • 7- Áp giải tù binh từ tiền tuyến về hậu cứ và đến các trại giam. • 8- Bảo vệ an ninh cơ sở Quân đội. • Năm 1974, một số Tiểu đoàn Quân cảnh được chuyển sang đơn vị tác chiến để thành lập Liên đoàn 8 Biệt đông quân. • Ngày 30/4/1975, cũng như tất cả các đơn vị trong Quân lực, khi nghe Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh hạ vũ khí ngừng chiến đấu, họ đã tự động tan hàng và rã ngũ..

Ngành Quân Cảnh Điều Tra Tư Phápgành Quân Cảnh Điều Tra Tư PhápQuân Cảnh Điều Tra Tư Pháp

  Ngành Quân Cảnh Điều Tra Tư Pháp                                                                 

Do sắc lệnh của Trung Tướng Chủ Tịch Uỷ ban Lãnh đạo Quốc gia, ngành Hiến Binh Quôc GiagiảI tán kể từ ngày 01.01.1965,Công tác Cảnh Sát Tư Pháp Quân Sự do Hiến Binh đảm nhiệm được trao cho ngành Quân Cảnh Điều Tra Tư Pháp của Binh Chủng Quân Cảnh QLVNCH.

Quân số ngành Hiến Binh lúc bấy giờ khoảng 1500 gồm cả Sĩ Quan và Hạ Sĩ Quan.Vẫn theo sắc luật trên, Bộ Chỉ Huy Quân Cảnh được tuyển chọn một số Sĩ Quan Hiến Binh để phục vụ tạI Bộ Chỉ Huy QC và một số HSQ Hiến Binh đang giữ chức vụ Tiểu ĐộI Trưởng để đảm nhiệm tiếp chức vụ Tiểu ĐộI Trưởng Quân Cảnh Điều Tra Tư Pháp tân lập.

Hệ thống tổ chức: Ngành Quân Cảnh Điều Tra Tư Pháp trực thuộc Phòng Quiân Cảnh Bô Tổng Tham Mưu (sau này là Bộ Chỉ Huy Quân Cảnh), KhốI Cảnh Sát Tư Pháp về phương diện chuyên môntạI Trung Ương và các ban Tư Pháp của Tiểu Đoàn Quân Cảnh cấp Quân Khu Địa Phương.Ngoài ra các Tiểu Đoàn này còn đảm nhiệm việc Quản trị hành chánh , lương bổng, tiếp liệu cho các Tiểu ĐộI Quân Cảnh Điều Tra Tư Pháp đồn trú tạI lãnh thổ Quân Khu. Về phương diện an ninh Quân Phong Quân Kỹ,nhân viên Quân Cảnh Điều Tra Tu Pháp chiu sự thống thuộc của giớI chức quân sự địa phương cấp Quân Khu, Tiểu Khu và Chi Khu.

ThờI gian chuyển tiếp đầu tiên từ 1965 đến 1967 các Tiểu ĐộI QC/ĐTTP địa ohương, về phương diện chuyên môn, trực thuộc Ban Tư Pháp Tiểu Đoàn Quân Cảnh cấp Quân Khu hay Biệt Khu Thủ Đô. đến năm 1967, các Trung ĐộI QC/ĐTTP được thành lập ,sẽ trực tiếp Chỉ Huy và chịu trách nhiệm vớI BCH/QC, KhốI Cảnh sát Tư Pháp. Các ban Tư Pháp Tiểu Đoàn tù nay chỉ còn nhiệm vụ giám sát và thanh tra.

TạI Bộ Chỉ Huy Quân Cảnh, KhốI Cảnh Sát Tư Pháp được tổ chức thành ba ban là : Ban điều tra tư pháp : nhiệm vụ : Theo dỏI, đôn đốc, và giám sát các đơn vị QC/ĐTTP trên toàn lảnh thổ, những vụ phạm pháp quan trọng của giớI chức Quân Sự địa phương . Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh có thể đề cử Sĩ Quan tạI BCH đến địa phương để điều tra.

Ban Quân Pháp, soạn thảo các Sự vụ văn thư mang tính cách điều hành và pháp lý cho các đơn vị QC/ĐTTP thi hành, việc này đòi hỏI Sĩ Quan của Ban phảI nghiên cứu , soạn thảo những Sự Vu Văn Thư mang tính cách nguyên tắc , phù hợp vớI Bộ Quân Luật cũng như Bộ Hình Luật Dân Sự .

Ban Danh Chỉ và Truy Tầm: lưu giữ các danh chỉ bản của các Quân Nhân phạm pháp,các báo thị tầm nã, các án lệnh của các Toà ÁnQuân Sự và Dân Sự , các phiếu câu lưucủa các quân nhân phạm phápđều do các Đơn vị QC/ĐTTP thiết lập. Một bản bắt buộc phảI gửI về ban danh chỉ và tầm nã, nơi đây khi nhận được phảI thiết lập và nhật tu vào tủ danh phiếu, kể cả những báo thi Đình Chỉ Tầm Nã.

Song song vớI sự bành trướng Quân Lực và Sắc Luật Tổng Động Viên. Kể từ năm 1971 Trung ĐộI QC/ĐTTP được cảI danh la các ĐạI độI hay Phân độI QC/ĐTTPđể đáp ứng nhu cầu đòi hỏI cấp bách của Quân Lực, ngăn ngừa các vụ phạm phápvà duy trì Quân Phong Quân Kỷ của Binh Chủng Quân Cảnh QLVNCH.

Quyền Hạn và Nhiệm Vụ : Điều tra các vụ hình sự do các Quân nhân phạm pháp trên toàn lảnh thổ VNCH. Là Sĩ Quan Tư Pháp Cảnh LạI Quân Sự , các Tiểu ĐộI Trưởng , ĐạI ĐộI Trưởng QC/ĐTP phụ tá Nha Quân Pháp , Bộ Quốc Phòng , các Ũy viên Chính Phủ Tòa án Quân Sự Địa phương, Toà án Quân Sự Măt trận Vùng Chiến thật (Tòa án nay được thành lập năm 1965 dướI thờI NộI các Chiến Tranh). Các Tòa án Quân Sự địa phương xét xử các Quân nhânvi phạm Bộ Quân Luật . Các Toà Án Quân Sự Mặt TrậnVùng xét xủ những vụ vi phạm Sắc Luật của Uỷ Ban Lãnh Đạo Quốc Gia như: buôn lậu, ma tuý,. Tất cả các can phạm, bất kể là Quân Nhân hay Dân Sự vi phạm sắc luật nàyđều bị QC/ĐTTP câu lưu, thành lập Biên Bản đệ trình các Tòa Á Quân Sự Vùng Chiến Thuật.

Các Tòa án Dân Sự địa phương , o^ng Biện Lý sở tạI , vớI quyền hạn của mình , có thể ủy quyền cho các Tiểu ĐộI Trưởng và Các ĐạI ĐộI Trưởng QC/ĐTTP địa phương điều tracác vụ phạm pháp . Khi được yêu cầu thì các Tiểu ĐộI Trưởng và các ĐạI ĐộI Trưởng QC/ĐTTP đương nhiên là Sĩ Quan Tư Pháp Cảnh LạI Dân Sự.

ThờI gian 10 năm 1965-1975 trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nước , nhiều vùng thiếu an ninh , phương tiện chuyển vậ khó khăn những vụ phạm pháp gia tăng trong khắp 4 vùng Chiến Thuật ngành QC/ĐTTP , nhò sự hăng say phục vụ , đã khắc phục mọI khó khăn chu tòan nhiệm vụ thượng cấp giao phó , duy trì Quân Phong Quân Kỷ, thi hành Luật pháp QLVNCH

Các Đơn vị Quân Cảnh ĐTTP gồm có :

ĐạI ĐộI 11 Huế Phân ĐộI 21 Pleiku ĐạI ĐộI 12 Đà Nẵng Phân ĐộI 23 Ban Mê Thuột ĐạI ĐộI 22 Qui Nhơn Phân ĐộI 32 Bình Dương ĐạI ĐộI 24 Nha Trang

ĐạI ĐộI 25 Dalat ĐạI ĐộI 31 Long An ĐạI ĐộI 33 Biên Hoà

ĐạI ĐộI 34 Quân Cảnh ĐTTP ( Điều Tra Tư Pháp) (Thành phố Saigon) điều hành 8 Tiểu Đội như sau : Saigon 1 - Saigon 2 - Saigon 3 - Saigon 4 - Saigon 5 - Saigon 7 - Saigon 8

đều ĐạI ĐộI 36 Gia Định ĐạI ĐộI 41 Vĩnh Long ĐạI ĐộI 42 Cần Thơ ĐạI ĐộI 43 An Giang ĐạI ĐộI 44 Định Tường