Thiền và tác dụng của nó đối với cuộc sống hàng ngày

Thiền không chỉ hữu ích cho một số người mà nó rất cần thiết đối với con người nói chung. Cái tâm của con người giao cảm với thế giới tâm linh (Param- Tattwa) thông qua giấc ngủ sâu hàng ngày. Chính sự giao cảm mà con người chưa được hiểu biết một cách thấu đáo này đã góp phần tái tạo năng lượng cho con người. Vì vậy khi ta thức dậy sau giấc ngủ, cơ thể cảm thấy sảng khoái và sung mãn. Đây là một qui trình tự nhiên đối với tất cả mọi người. Nếu chúng ta không ngủ đủ giấc và điều độ, tất nhiên, ta sẽ cảm thấy bất an và lo lắng. Tất cả chúng ta đều sẽ như vậy, bất kể địa vị, sang hèn, người có học thức hay thất học, người lao động trí thức hay là chân tay, người kinh doanh hay là người nông dân chân lấm tay bùn. Vì vậy tất cả chúng ta, ai cũng cần có một khoảng lặng thanh bình để tái tạo sức khỏe, thời gian để siêu thoát khỏi những trách nhiệm trong cuộc sống và tìm đến sự thanh bình trong tâm khảm. Vì vậy có thể nói một bài tập giúp duy trì sự giao cảm giữa thế giới tinh thần với cội nguồn của trạng thái tỉnh trong một thời gian dài là một khám phá kỳ diệu của con người. Bài tập này được gọi là thiền. Và những người sử dụng được phương pháp thiền này được gọi là YOGI bất kể màu da, tôn giáo, quốc tịch của họ. Dhyanam nirvishayam manah – Trạng thái này của tinh thần, trong đó không có cảm giác và giao cảm với các vật xung quanh, được gọi là thiền.

Cho dù là phương Tây hay phương Đông, theo đạo Hindu hay Mohammet, đạo Phật hay đạo Giai-na, đạo Cơ-đốc hay đạo Judai, đạo Shinto hay bất cứ thứ đạo nào, mục đích của thế giới tâm linh đều là để hướng tâm hồn của con người ta đến với trạng thái giao thoa chung về CHÂN GIÁ TRỊ - NGUỒN CỘI. Dòng chảy của suy nghĩ ở một dạng nhất định được gọi là thiền Tatra pratyayaikatanata. Đây là những suy nghĩ về một sự vật, Chúa trời, về bản thân mỗi người, hoặc về một thế lực siêu nhiên. Theo phương pháp tập Yoga Raja, thiền là nấc thang thứ 7 trên các bậc thang của Yoga. Một người không thể đạt đến trạng thái này nếu không biết phương pháp “tập trung”. Vậy thế nào là tập trung? – hay còn gọi là Desa bandhas-chittasya dharana. Tập trung là sự cố định tinh thần của mỗi người vào một vật thể nào đó có thực hoặc vào một suy nghĩ trong một thời gian tương đối dài và liên tục trong khoảng 12 giây. Vì vậy những người muốn tập thiền cần phải phát triển khả năng tập trung, và sau đó sẽ chính nó sẽ chuyển hóa thành thiền nếu người đó có khả năng giữ cho tinh thần tập trung vào một sự vật/suy nghĩ liên tục trong khoảng thời gian 12×12 = 144 giây. Quá trình này được gọi là “Dhyana” theo tiếng Phạn, bắt nguồn từ chữ “Dhi”. Trong tiếng Anh chúng ta thường gọi chung là “trí tuệ” với nhiều cách sử dụng khác nhau ở các phương pháp thiền khác nhau. “Đạo Phật” được cho là trực tiếp sử dụng từ này, tuy nhiên từ này hiện được sử dụng một cách tự do cho tất cả các phương pháp Yoga đang được tập luyện. Nó cũng là trung tâm của tất cả các phương pháp thần bí giúp cho con người đạt tới trạng thái cao hơn của tâm linh cùng với sự sâu sắc về nhận thức đối với chúa trời hay chính bản thân mình.

Đối tượng của Thiền có thể hướng ngoại, hướng nội hoặc chỉ đơn giản là cách thở của mỗi người. Đối với thiền ngoại, người tập sẽ ngồi thiền theo chân dung một người mà mình mến mộ hoặc một vị THẦN LINH, có thể là chúa Shiva, Vishnu, Rama, Krishna, chúa Giê-su, Đức Phật hay bất kỳ một vì thần linh nào. Đối với người tập, thần linh là một thứ gì đó đang sống, động đậy như thực, có ở khắp nơi, biết tất cả mọi thứ và đầy quyền năng. Người tập cũng có thể thiền theo một vẻ đẹp nào đó hay những hoạt động nhất định của vị thần linh này. Hay người tập có thể thiền theo sức mạnh siêu nhiên ở bên trong họ, có ở khắp cơ thể. Đây chính là thiền nội. Tương tự đối với hơi thở của người tập, có thể thở ra hoặc hít vào CỰC KỲ NHẸ NHÀNG. Thiền theo phương pháp nào cũng đều rất tốt cho cơ thể, điều quan trọng là cường độ và khả năng duy trì được hoạt động này.

Tất cả người tập phải tưởng tượng như tâm hồn của họ nằm trên ngực của các vị thần, như họ đang đắm mình trong thần thánh thiêng liêng, bỏ đi cái tôi của chính mình trong biển bao dung, qua đó tìm kiếm được sức mạnh trong Cội Nguồn để đạt tới khả năng cao nhất của bản thân. Chúng ta nên tập thiền thường xuyên, nghiền ngẫm những gì mà họ được học để chuyển hóa thành tri thức, để áp dụng những tri thức đó vào các vấn đề trong cuộc sống. Theo F.W. Robertson: “Vấn đề không nằm ở chỗ bạn đọc bao nhiêu cuốn sách, hay bao nhiêu bài giảng bạn đã được nghe, hay bao nhiêu câu chuyện về tôn giáo mà bạn đã có, mà vấn đề là ở thói quen và sự nghiêm túc trong việc bạn thiền cho đến khi bản chất của những điều ở trên trở thành của riêng bạn, trở thành một phần trong chính bạn, giúp bạn trưởng thành và lớn lên”. Một người theo đuổi thế giới tâm linh một cách nghiêm túc sẽ thiền để nhận ra đích thực, chân giá trị của sự sống và cái chết, để hiểu được sâu thẳm trong trái tim mình đâu là chân lý. Một khi họ nhận ra được chân lý, họ sẽ biết được chân giá trị, và khi đó ta sẽ ở trạng thái gần như không còn gì để biết nữa. Một người đã từng nhận ra Chúa Trời thì sẽ trở thành Chúa Trời, và sống như Chúa Trời. Hiểu biết là tồn tại, và đây chính là trạng thái cao nhất của tâm hồn.

Ấn Độ may mắn là nơi sản sinh ra rất nhiều vị thánh linh thiêng, những người đã nhận ra chân giá trị và đã từng ít nhiều được sống trong trạng thái thánh sống. Ngay cả trong khoảng vài trăm năm trước đây đã chứng kiến những vị thánh như Paramahamsa Ramakrishna, Swami Vivekananda, Swami Ramatirtha, Sri Aurobindo, Ramana Maharshi, Swami Ramdas, SwamiSivananda và một vài vị thánh khác. Ramakrishna khi đang nói chuyện ở trạng thái siêu cảm thường cầu nguyện để người mẹ của mình không đặt ông vào trong lòng bà, để ông có thể tập hợp được môn đồ của mình, đặc biệt là người vợ Naren, sau này được thế giới biết đến với cái tên Swami Vivekananda. Qua đó ông có thể truyền đạt thông điệp của ông, thông điệp thần thánh của Ấn Độ. Swami Ramatirtha thường được người ta nhìn thấy ở trong trạng thái siêu linh trong 7 năm cuối của cuộc đời ông ở Ấn Độ và Mỹ. Swami Sivananda là một người khác thường được thấy hát và nhảy hay đơn giản là lặng yên trong trạng thái siêu linh. Còn nhiều người Ấn Độ khác và một một vài người nằm rải rác khắp nơi trên thế giới cũng có thể truyền đạt thông điệp của Chúa Trời.

Thiền và sự tập trung thường được coi như hai thứ rất tương đồng với nhau. Tuy nhiên, tôi muốn phân biệt thiền và sự tập trung ngay ở đây. Khi một người coi những suy nghĩ của mình về một sự vật hay một sự việc nào đó tựa như một tia laze, nó là sự tập hợp của những tia sáng rải rác, tai laze đó chính là sự tập trung. Một người cần tập trung để có thể hiểu, phân tích và áp dụng bất kỳ một thông tin hay kiến thức nào. Khi sự tập trung kéo dài trong 144 giây, nó được gọi là thiền và khi nó kéo dài trong 144×144…, ví dụ như 20736 giây hay 345.6 phút, người ta gọi đó là trạng thái Samadhi. Theo phương pháp Yoga Ashtanga bao gồm 2 phương pháp Yoga Hatha chính: Yama, Niyama, Asana và Pranayama là phương pháp thứ nhất, trong khi Pratyahara, Dharana, Dhyana và Samadhi là phương pháp thứ hai. Trong tiếng Anh không có từ nào tương đương cho Samadhi. Khả năng tập trung ở nấc thang thứ sáu, thiền ở nấc thang thứ bảy và Samadhi nằm ở bậc thang thứ tám và là giai đoạn cuối cùng của Yoga khi Sadhaka tụ hợp với trạng thái siêu nhiên. Thực tế cho thấy sự tập trung sẽ dẫn đến thiền, tương tự như vậy, thiền trong thời gian dài sẽ đạt tới trạng thái Samadhi. Các phương pháp Yoga khác như Manana, Nididhyasana, Upasana, Chintana, Dhyana, sự khác biệt về kỹ thuật là rất khó nhận biết. Manana là một dạng tự suy nghĩ. Nó chỉ như là một sự nghiền ngẫm một cách chậm rãi. Nó được tiến hành từ việc luyện tập Manana thật tập trung. Chintana cũng là một dạng tự suy nghĩ và thiền để tập hợp những suy nghĩ lại để đạt tới nhận thức sâu sắc. Thiền với sự tập trung cao độ về bản thân hay về Chúa hay BẤT KỲ MỘT ĐẶC TÍNH THẦN THÁNH NÀO được gọi là “Nididhyasana”, giống như thánh Francis của Assisi đã từng làm. “Upasana” là một kiểu thiền mộ đạo được sử dụng trong cả hai phương pháp, ví dụ như Jnana Yoga Sadhana và Bhakti Yoga. Upasana có nghĩa là “ngồi gần”. Trong phương pháp Yoga Jnana Sadhana, người tập phải ngồi gần cái tôi của mình hoặc Chúa Trời; trong khi Bhakti Yoga, người tập phải ngồi cạnh Chúa.

Một người chuyên tập thiền (Sadhaka) sẽ chắc chắn đạt được kết quả một cách nhanh chóng khi họ lần lượt trải qua các bước tập theo hướng dẫn. Bốn phần đầu tiên để thanh lọc suy nghĩ và giữ cho cơ thể khỏe mạnh để nhận và giữ lại những năng lượng từ thần thánh. Tuy nhiên rất nhiều người hiện nay coi Yoga giống với việc tập luyện Asanas và pranayamas. Điều này chưa thật sự đầy đủ cho quá trình nâng cao chất lượng của đời sống tâm linh. Tuy nhiên, tập Asanas và Pranayamas dù sao cũng tốt cho sức khỏe hơn là chẳng tập gì. Nhưng Yoga thực sự là điều đầu tiên để đưa suy nghĩ của một người ra khỏi các xúc giác (pratyahara), tập luyện sự tập trung, kéo dài thời kỳ tập trung theo hướng dẫn để đạt tới trạng thái thiền và cuối cùng trở thành một, hội tụ với “Hiện ThựcTuyệt Đối”, đó là SỰ THẬT. Do đó thiền không chỉ là việc tu khổ hạnh hay sống ẩn giật. Nó cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của con người. Nó rất hữu ích đối với sinh viên, người trẻ cũng như người già. Một người tập luyện thiền có thể trở thành một người quản lý tốt hơn, một doanh nhân nhạy bén hơn, và hơn cả trở thành một con người tốt hơn. Ngược lại, nếu một người không thiền, anh ta sẽ thiếu sự điềm tĩnh, sự bao dung và tự tin để đạt được mục tiêu của chính mình. Ngày nay, bác sỹ và các nhà tâm lý học khuyên những bệnh nhân bị bệnh trầm cảm, lo lắng, bất an, rối loạn thần kinh, sợ hãi và thiếu tự tin tập luyện thiền theo một phương pháp cụ thể kết hợp với điều trị y học. Do đó, thiền rất cần thiết khi con người phải đối mặt với căng thẳng và sự phức tạp ngày một tăng lên trong cuộc sống.

Mỗi buổi sáng và tối, tốt nhất là vào bình minh và lúc chạng vạng tối, ngồi với tư thế thoải mái, sống lung thẳng, thả lỏng các đốt xương trên toàn cơ thể, sau đó đến suy nghĩ, ngồi tĩnh tại ở một tư thế càng lâu càng tốt. Tốt nhất, bạn có thể cầu khấn ngay khi bạn ngồi thiền để được sự phù hộ và hướng dẫn của các vị thần linh, và sau đó nhớ cảm ơn họ trước khi bạn kết thúc bài tập. Tăng dần thời gian bạn ngồi thiền. Thả lỏng các khớp trên cơ thể sẽ dễ dàng hơn là việc thư giãn suy nghĩ của bản thân. Quá trình thư giãn, tĩnh tại và cảm nhận cơ thể sẽ tự động giảm tốc độ bạn thở, tiếp đó sẽ giúp ích cho bài tập thiền. Rất nhiều suy nghĩ sẽ vụt lên trong đầu bạn lúc này hay lúc khác. Chúng có thể còn gây cho bạn mất tập trung. Đừng lo, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và quan sát chúng một cách bình thản. Hãy để những suy nghĩ đó đến rồi đi. Đừng cố gắng chống lại hoặc giải phóng đầu óc bạn khỏi những suy nghĩ tức thời. Cố gắng không quan tâm đến chúng. Tuy nhiên đừng quan sát những suy nghĩ đó một cách quá thản nhiên. Dần dần sự di chuyển của những suy nghĩ trong đầu bạn sẽ tự động biến mất. Sau một khoảng thời gian nhất định, sớm hay muộn, bạn sẽ hấp thụ được Ishta-Devata nếu bạn thiền ngoại, hoặc hấp thụ chính sự tồn tại của bản thân nếu bạn thiền nội. Một khi bạn đạt đến trạng thái có thể cảm nhận được nó, tin tôi đi, bạn sẽ thích được thử đi thử lại, mãi không bao giờ chán.

Luyện tập thiền

I. Im lặng chính là sự khai sáng vĩ đại – Lão Tử 1. Kinh thánh chính là sự soi sáng của Chúa trời 2. Khám phá công dụng mà sự im lặng mang lại 3. Đạt được trạng thái im lặng không phải là VIỆC DỄ LÀM.

Tư thế thoải mái. Nhắm mắt lại trong 10 phút. Quan sát sự im lặng tuyệt đối của trái tim và suy nghĩ. Miêu tả “sự im lặng” như là cái mà bạn rất muốn đạt được. Cảm giác của bạn có thể sẽ rất khác mỗi lần luyện tập. Bạn phải cố gắng làm cho đầu óc không được suy nghĩ lung tung nữa. Cố gắng im lặng và không bị những cảm xúc xen lẫn. Giai đoạn đầu của im lặng, bạn có thể sẽ trải qua LO LẮNG hoặc HOẢNG SỢ. KHÔNG CÓ LÝ DO GÌ MÀ BẠN PHẢI SỢ HÃI CẢ. Những suy nghĩ hỗn độn chính là sự khai sáng vĩ đại. Hãy CẢM NHẬN những suy nghĩ mông lung đó và những điều mà bạn ấp ủ. Có gì đó làm bạn thấy HỨNG THÚ, bạn cảm thấy mình nhận ra sự di chuyển của những dòng suy nghĩ, những bất ổn phía trong con người bạn. Điều này cho thấy bạn có rất ít sự tĩnh tại trong con người bạn. LẠI nhắm mắt và bắt đầu cảm nhận những ý nghĩ hỗn độn trong hai phút. Bây giờ hãy cảm nhận sự im lặng mà chính nó đã làm cho bạn nhận thấy sự di chuyển của những dòng suy nghĩ bên trong tâm trí bạn. Dù là một chút YÊN LẶNG- khi lớn dần lên, nó sẽ dần dần làm cho bạn hiểu hơn về chính mình. Bạn sẽ đạt được nhiều thứ, như sự THÔNG THÁI, sự THANH THẢN, niềm HẠNH PHÚC, CHÚA TRỜI, và sự CẨN TRỌNG. Bạn không nên nói gì vào lúc này. Hãy hít thở sâu, thật chậm. Lại nhắm mắt trong năm phút. Tìm kiếm sự yên tĩnh. Bây giờ xem bạn đạt được đến mức độ nào. Đừng đi tìm các CẢM GIÁC MẠNH khi bạn tập thiền. Cố gắng kìm chế bản thân chỉ ở mức quan sát. Hấp thụ tất cả mọi thứ nằm trong khả năng nhận biết của bạn, những vật lớn, nhỏ, vừa vừa. NỘI DUNG không quan trọng bằng chất lượng của nhận thức. Khi chất lượng được cải thiện, sự im lặng sẽ chìm vào sâu dần, và bạn sẽ cảm nhận được điều đó. Bạn sẽ vui mừng khi khám phá ra sự khai sáng thực ra không phải là kiến thức. Nó là sức mạnh: một sức mạnh thần bí đem lại sự thay đổi.

II. Những cảm giác của cơ thể

Ta phải cố gắng cảm nhận được những cảm giác nhất định của cơ thể. Đi vòng quanh một chút để cảm nhận được những cảm giác của ngón chân, bàn chân, khủy chân, mắt cá chân, đầu gối, dạ dày, ngực, vai, ngón tay (bắt đầu từ đầu ngón tay), khủy tay, cánh tay, toàn bộ sống lực, sau đó lại quay lại vai, nách, cằm, lưỡi, mũi, má, tai, mắt, trán, đầu, nửa trên và sau của đầu. Đừng dừng ở mỗi bộ phận của cơ thể lâu hơn hai hoặc ba giây. LẶP ĐI LẶP LẠI quá trình này trong năm phút. Quá trình này sẽ làm cho bạn thư giãn. Những SAI LẦM THƯỜNG GẶP nhất nó là căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều, v.v… để có thể duy trì cảm giác có thể nhận biết được suy nghĩ và trí tưởng tượng, do đó nhận thức quá ít về những cảm giác mà các giác quan khác đem lại. Điều quan trọng là bạn phải luôn sống trong HIỆN TẠI, không được chìm vào quá khứ hay tương lai. Bạn phải thuần thục kỹ thuật này. Bạn phải học để có thể dừng suy nghĩ và óc tưởng tượng của mình lại để hướng về sợi dây kết nối giữa đầu óc và trái tim, ví dụ như những cảm giác của bạn, tình yêu, cảm xúc. Chính sự cầu nguyện sẽ chuyển thành sức mạnh và là cội nguồn của thanh bình và niềm vui. Một vài người sẽ cảm thấy sự căng thẳng tăng dần. Cố gắng chú ý để nhận biết ra phần nào của cơ thể bạn cảm thấy căng thẳng và cảm nhận căng thẳng một cách rõ nét nhất. Cố gắng nhận ra rằng bạn đang cảm nhận mọi thứ xung quanh. Chú ý ở đây được hiểu như cảm giác và cảm nhận, đừng suy nghĩ nhiều quá. Bạn không nên có một cảm xúc gì cả. Tại sao? Vì khả năng cảm nhận của bạn đã chết từ rất lâu ngay từ chính suy nghĩ của bạn. Da của chúng ta bao gồm hàng tỷ tỷ các tế bào cảm giác, chúng giúp ta có cảm giác mà chính chúng ta mới chỉ cảm nhận được rất ít trong số chúng. Bạn tự đánh mất những cảm giác của bản thân mình, có thể xuất phát những đau đớn về tinh thần hay những bất đồng trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là sự cảm nhận, sự nhận thức, sức mạnh của sự tập trung và sự chú ý của bạn vẫn chưa được phát huy. Quá trình này như là một cách để nghỉ ngơi và tìm kiếm sự tĩnh tại.

HÃY CỐ GẮNG THU NHẬN CÁC CẢM GIÁC MÀ CÁC GIÁC QUAN ĐEM LẠI THẬT NHIỀU LẦN (đừng đọc tên các bộ phận cơ thể mà bạn đang cảm nhận). Nếu bạn cảm thấy muốn thay đổi tư thế hoặc vị trí, hãy cố gắng giữ nguyên vị trí ban đầu. Cố gắng duy trì bài tập này trong vài phút. Bạn sẽ dần cảm thấy sự tĩnh tại bên trong cơ thể bạn. Tiếp tục tập luyện với khả năng cảm nhận và không di chuyển. Nếu bạn bị mất tập trung, cố gắng cảm nhận lại những cảm giác từ các phần trên cơ thể, đi từ phần này sang phần khác, cho đến khi cơ thể bạn trở nên tĩnh tại trở lại, đầu óc bạn trở nên yên tĩnh, và bạn lại có thể cảm nhận sự tĩnh tại đã đem lại cho bạn sự thanh bình và niềm hạnh phúc của Chúa Trời ban tặng. TUY NHIÊN ĐỪNG NGỦ QUÊN TRONG TĨNH TẠI. Bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái này do cơ thể đang được thư giãn. Có khi nó còn dẫn đến trạng thái hôn mê nhẹ hay làm cho đầu óc bạn trở nên trống rỗng, trạng thái này không tốt cho bài tập. Nó như sự thôi miên và chẳng liên quan gì đến bài tập về sự tĩnh tại của chúng ta. Điều quan trọng là ĐỪNG CỐ GẮNG QUÁ SỨC trong việc tìm kiếm sự tĩnh tại hay yên tĩnh bên trong con người bạn và ĐỪNG NGỦ QUÊN trong trạng thái đó khi bạn ở trong tĩnh tại. Ngược lại, hãy cố gắng CẢI THIỆN KHẢ NĂNG CẢM NHẬN CỦA MÌNH. Nhiều lúc, sự tĩnh tại có sức mạnh vô cùng to lớn làm cho tất cả các bài tập hay cố gắng của bạn đều trở nên vô ích. Và bạn sẽ chỉ luôn đi tìm sự tĩnh tại. Nhưng sự tĩnh tại có thể chế ngự bạn. Sau đó bạn có thể nhẹ nhàng để cho những nỗ lực của mình trôi qua và để cho sự tĩnh tại chế ngự.

III. Bài tập cảm nhận từ cơ thể

Bài tập cảm nhận từ cơ thể cực kỳ đơn giản, trên thực tế đơn giản đến mức làm cho bạn có thể xem nhẹ nó. Để đạt đến một mức độ cao hơn, bạn lúc nào cũng phải cố gắng duy trì sự đơn giản. Tránh thử những động tác mới, thay vào đó hay đào sâu khám phá thêm những gì mà bạn đang thực hiện. Bạn nên tập động tác này trong một thời gian dài. Bạn có thể sẽ muốn có hiệu quả ngay tức thì. Đừng. Hãy thực hiện những gì mà bạn được dạy và bạn sẽ khám phá ra chính bản thân mình. Chân lý sẽ được khám phá qua hành động và tập luyện chứ không phải qua lời nói. Vì vậy hãy bắt tay vào việc thực hiện, với niềm tin và sự kiên trì. Nhắm mắt lại. Lặp lại bài tập cảm nhận trong năm đến mười phút.

Bây giờ hãy chọn một VÙNG NHỎ TRÊN KHUÔN MẶT BAN, CẢM NHẬN TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CÓ THỂ TRÊN VÙNG ĐÓ. Lúc đầu bạn có thể sẽ chẳng cảm thấy gì cả. Tiếp tục bài tập trước, cố gắng cảm nhận khu vực này. Cảm nhận những cảm giác mà bạn thấy: ngứa ngáy, rạo rực, đau nhói, run rẩy, tê cứng…Nếu đầu óc bạn suy nghĩ lung tung, hãy cố gắng kéo nó lại vào bài tập.

IV. Kiểm soát suy nghĩ Ở bài tập trước, đầu óc bạn có thể bị phân tán. Trong trường hợp đó, bạn nên nhắm hờ mắt, để mắt nghỉ ngơi hoặc nhìn vào một vật nào đó phía trước bạn khoảng 1 mét. Đừng tập trung vào vật đó. Động tác này có thể sẽ lại làm bạn có những suy nghĩ lộn xộn trong đầu. Đừng lo. Bạn đang tập luyện để có thể kiểm soát những suy nghĩ xáo trộn một cách bình tĩnh và kiên trì. Dần dần bạn sẽ thành công. Để giải quyết sự mất tập trung, bạn có thể làm theo hai cách sau:

a) Bạn hãy theo những suy nghĩ của mình như một chú chó con chạy tung tăng trên đường, chú đuổi theo bất kỳ đôi chân nào mà chú thấy đang di chuyển. Chú chó này chẳng hề quan tâm đến việc chú đang chạy theo hướng nào. Sau một vài giây, bạn sẽ tự cảm nhận được suy nghĩ của mình. Bạn có thể sẽ tự lẩm nhẩm với chính mình rằng…ta đang suy nghĩ…suy nghĩ…suy nghĩ. Qua động tác này bạn sẽ ý thức được những suy nghĩ đang diễn ra trong đầu mình.

b) Một cách khác để tránh bị phân tán đó là hãy quan sát những suy nghĩ của bạn như một người đàn ông đứng bên cạnh cửa sổ, ngắm nhìn những người qua lại trên đường. Sau khi làm việc này một lúc, bạn sẽ ý thức được rằng bạn đang suy nghĩ..suy nghĩ…suy nghĩ. Bạn có thể làm một trong hai cách trên trong thời gian không quá 5 phút. Suy nghĩ của bạn sẽ có xu hướng dừng lại khi bạn ý thức được nó. Những cảm xúc mạnh làm bạn bị phân tán như: tình yêu, sự sợ hãi, sự căm thù, sự tiếc nuối… sẽ không dễ bị chế ngự qua bài tập này. Những bài tập khác được nghiên cứu trong các phần sau sẽ góp phần giúp bạn thực hiện được điều đó.

V. Cảm giác hơi thở của bạn (Bạn sẽ ý thức được cảm giác từ các phần khác nhau của cơ thể)

Cảm nhận được không khí khi nó di chuyển ra vào lỗ mũi bạn. Đừng tập trung vào không khí khi nó vào phổi, chỉ tập trung vào cảm nhận hơi thở qua lỗ mũi của bạn. Đừng kiểm soát hơi thở của mình. Đừng cố gắng hít thở sâu quá. Đây không phải là bài tập thở, mà là bài tập cảm nhận hơi thở. Khi nào bạn bị phân tán, quay lại với nhiệm vụ của bạn đó là cảm nhận mỗi hơi thở. Tiếp tục bài tập này trong mười đến mười lăm phút. So với các bài tập trước, bài tập này có thể hơi khó đối với một số người, nhưng nó rất hữu ích trong việc làm cho bạn khả năng cảm nhận của bạn trở nên tinh tế hơn, làm cho bạn có được sự bình tĩnh và thoải mái. TUY NHIÊN, khi cố gắng cảm nhận hơi thở, KHÔNG NÊN làm căng cứng các cơ trên cơ thể. Không nên nhầm lẫn qui trình này với sự căng thẳng. Bạn có thể sẽ bị phân tán trong giai đoạn đầu, nhưng bạn phải cố gắng quay đi quay lại với sự cảm nhận về hơi thở của mình, điều này sẽ đem lại tác dụng mà bạn sẽ dần dần nhận ra.

Sau khi trở nên thuần thục với bài tập này, bạn có thể chuyển qua một số bài tập phức tạp hơn như sau: a) Cảm nhận được luồng khí chạy qua lỗ mũi bạn. Cảm nhận nó, cố gắng nhận biết luồng không khí chạy qua bên nào của mũi, qua phần nào của mũi… b) Cảm nhận được nhiệt độ, ấm và lạnh của luồng khí…không khí hơi lạnh khi hít vào, và ấm áp khi thở ra c) Cảm nhận lượng không khí chạy qua một bên mũi nhiều hơn nửa bên kia hoặc ngược lại d) Trở nên nhạy cảm với bất kì một cảm giác nhẹ khi hít thở…GIỮ sự nhạy cảm này trong vòng 10 tới 15 phút. Nếu bạn giữ trong thời gian lâu hơn, bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Nhưng ĐỪNG chỉ tập mỗi bài tập này trong lâu hơn hai hoặc ba ngày. Tuy bài tập này làm cho bạn cảm thấy thanh bình và cảm nhận đầy đủ các cảm giác, tập trung vào hơi thở trong thời gian dài có thể tạo ra ảo giác mà bạn không thể kiểm soát được.

NHẬN THỨC, CHIÊM NGHIỆM VÀ CẦU NGUYỆN Cầu nguyện là một cách giao tiếp với Chúa trời được thực hiện chủ yếu thông qua việc sử dụng các từ ngữ, hình ảnh và ý nghĩ. Chiêm niệm cũng là một cách giao tiếp với Chúa trời trong đó sử dụng các từ ngữ, hình ảnh và các ý niệm cùng lúc một cách tối thiểu. Bài tập để nhận thức được cảm giác đối với cơ thể hay hơi thở có thể được gọi là nói chuyện với Chúa trời. Rất nhiều điều huyền bí đã cho thấy, bên cạnh việc giao tiếp với Chúa theo cách thông thường qua suy nghĩ và trái tim, chúng ta còn được trao cho một cái đầu và một trái tim huyền bí, một khả năng có thể cho chúng ta trực tiếp hiểu về Chúa trời, để hiểu thấu và cảm nhận được về Người – chứ không phải chỉ là những ý nghĩ, khái niệm và hình ảnh.

Theo cách thông thường, mọi liên hệ của chúng ta với Chúa trời đều là gián tiếp – thông qua các hình ảnh và ý niệm. Để có thể thấu hiểu được Chúa chúng ta cần một trái tim huyền bí. Ở hầu hết chúng ta, Trái tim này ngủ yên và không phát triển. Nếu được thức tỉnh, nó sẽ hướng về Chúa làm chúng ta hoàn toàn thuộc về Chúa. Do đó, trái tim này cẩn phải được nuôi dưỡng, những cặn bã xung quanh nó cần phải bị loại bỏ, nhờ vậy nó thể bị hấp dẫn bởi CHIẾC NAM CHÂM VĨNH CỬU. Để có thể lại gần hay khám phá ra Nam châm Vĩnh cửu, chúng ta phải tìm cách làm cho tâm hồn mình trở nên yên tĩnh. Và để làm như vậy lại là một nhiệm vụ cực kỳ khó. Để giữ cho đầu óc chúng ta không suy nghĩ, không tạo ra những ý nghĩ lộn xộn là một việc làm cực kỳ khó. Nhưng người ta cũng nói rằng khó khăn này sẽ bị đánh bại bởi khó khăn khác. Cho nên sẽ là khôn khéo nếu bạn dùng suy nghĩ này để loại bỏ những suy nghĩ khác tràn ngập trong đầu bạn. Có thể chỉ là một suy nghĩ, một hình ảnh, một cụm từ hay một câu nói mà đầu óc của bạn có thể tạo ra và bám lấy. Để có thể giữ cho đầu óc trong trạng thái không suy nghĩ, trong một khoảng trống, có thể coi như là điều không thể. Đầu óc chúng ta lúc nào cũng phải nghĩ đến một điều gì đó. Do vậy tập trung vào hơi thở và những cảm giác của cơ thể bạn sẽ rất tốt cho sự trầm ngâm. Bài tập nhận thức sẽ dẫn đến làm cho những trải nghiệm của người cầu nguyện trở nên sâu xắc hơn. Bây giờ là lúc bạn đắm chìm trong ánh sáng tâm linh trong trạng thái YÊN LẶNG.

VI. Chúa trong Hơi thở của tôi

Nhắm mắt lại và cố nhận biết các cảm giác của cơ thể trong một lúc. Sau đó cảm nhận hơi thở của bạn như ở trong bài tập trước, tập động tác này trong vài phút….Hãy tự suy nghĩ rằng không khí mà bạn đang thở được tạo ra bởi Sức mạnh và sự HIỆN DIỆN của Chúa. Hãy nghĩ về không khí như một ĐẠI DƯƠNG bao la xung quang bạn…một đại dương nhuốm đầy màu sắc với sự hiện diện của Chúa và những thứ thuộc về Đức Chúa trời…Khi bạn hít luồng không khí đó vào trong phổi là bạn đang đưa Chúa vào trong bạn…. Hãy thấy rằng bạn đang đưa Sức mạnh và Sự Hiện Diện của Chúa mỗi khi bạn hít thở….Hãy duy trì sự nhận biết này càng lâu càng tốt…. Hãy chú ý tới những gì bạn cảm thấy khi bạn ý thức được rằng Chúa đang hiện diện trong từng hơi thở của bạn.

CÁCH TỰ CHIÊM NGHIỆM KHÁC 1. Khi bạn hít vào, hãy nhận thức rằng Linh hồn cả Chúa đang đi sâu vào trong bạn và Tràn ngập trong phổi bạn với nguồn năng lượng thần thánh của Người…. 2. Khi bạn thở ra, hãy tưởng tượng bạn đang thở ra tất cả những ô uế… những sự sợ hãi của bạn…những cảm giác tiêu cực…những lỗi lầm và nhược điểm của bạn. 3. Hãy tưởng tượng bạn thấy cả cơ thể bạn đang bừng sáng và sống động thông qua quá trình hít vào sự sống mà Đức Chúa mang lại và thở ra tất cả những ô uế, dơ bẩn của bạn….

Giữ trạng thái này liên tục trong khoảng thời gian càng lâu càng tốt.

VII. Hơi thở - Sự giao tiếp với Đức Chúa trời

Những người cầu nguyện nhiệt thành từ đây có thể được gọi ngắn gọn là “NGƯỜI CẦU NGUYỆN”; còn “Những người cầu nguyện theo bản năng” có thể tạm gọi là sự trầm ngâm. Đối với cả hai loại người trên, quá trình này đều dẫn đến sự hội ngộ với Chúa. Một trong số hai loại này sẽ phù hợp hơn với chủ nghĩa tâm linh hơn những người khác. Theo thời gian và nhu cầu, sự phù hợp này của những người cầu nguyện có thể sẽ thay đổi.

Bất kỳ việc Cầu nguyện nào bị giới hạn bởi suy nghĩ của bản thân sẽ không phải là một lời nguyện cầu thật sự nhưng ít ra cũng là sự chuẩn bị cho người cầu nguyện. Ngay cả giữa những người theo chủ nghĩa tinh thần, mọi giao tiếp ít nhiều đều có sự giao cảm bằng trái tim, bằng cảm xúc trong đó. Nếu một sự giao cảm, một sự chia sẻ suy nghĩ, là bao trùm và gần như trống rỗng, không có bất kỳ cảm xúc nào thì bạn có thể chắc rằng sự gần gũi, tính cá nhân đã không còn nữa.

Đây là một số dạng bài tập trước đây có tính mộ đạo hơn là thuộc về trực giác. Vì nội dung của bài cầu nguyện là tối thiểu – nó sẽ dễ dàng chuyển từ tính chất mộ đạo sang trực giác, từ trái tim đến trái tim. Hãy nhận biết hơi thở của bạn trong suốt một quá trình. Và lúc đó, hình ảnh của Chúa sẽ hiện lên trong bầu không khi xung quanh bạn….trong luồng không khí mà bạn đang hít thở - HÃY CẢM NHẬN SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI…Hãy chú ý những gì bạn cảm thấy lúc bạn cảm nhận được sự hiện diện của Người trong bầu không khí.

Bây giờ hãy thể hiện mình với Đức chúa trời mà không dùng lời nói. Thường thì bạn nên thể hiện cảm xúc qua các cử chỉ của cơ thể…Sau đó lại bằng hơi thở. Đầu tiên hãy thể hiện mong ước lớn nhất của bạn mà không dùng lời nói, bạn có thể nghĩ trong đầu “THƯA CHÚA, con mong mỏi được…” theo nhịp bạn thở. Bạn có thể thể hiện điều này bằng cách hít thở thật sâu.

Bây giờ hãy thể hiện một suy nghĩ hoặc cảm xúc khác: SỰ TIN TƯỞNG VÀ PHỤC TÙNG – Không dùng bất kỳ lời nói nào – chỉ dùng hơi thở “Thưa chúa, con xin phục tùng ngài mãi mãi…” Bạn có thể làm bước này bằng việc hít vào thật sâu, và thở ra giống như bạn thở dài chán nản một điều gì đó. Mỗi lần bạn thở ra hãy cảm giác thả mình vào trong lòng bàn tay của Chúa.

Sau đó, thỉnh thoảng hãy chuyển qua những suy nghĩ khác với CHÚA và thể hiện những suy nghĩ đó qua hơi thở của bạn, ví dụ như: TÌNH YÊU…SỰ GẦN GŨI…và TÌNH THƯƠNG…LÒNG BIẾT ƠN…..SỰ CA NGỢI, nếu bạn cảm thấy đã chán làm việc này, hãy bắt đầu lại bài tập và nghỉ ngơi một cách nhẹ nhàng, thanh bình, cảm giác như Chúa ở quanh bạn, trong không khí, trong hơi thở của ban…Sau đó, nếu bạn bị mất tập trung, hãy quay lại phần thứ hai của bài tập và thể hiện mình với Chúa (không dùng lời nói) thêm một lần nữa.

VIII. Sự tĩnh lặng

Con người hiện đại thường bị căng thẳng và chính điều này làm cho chúng ta khó mà có thể giữ được sự tĩnh lặng. Và nếu chúng ta thực sự muốn học cách cầu nguyện, đầu tiên chúng ta phải học cách tĩnh tại. Thực ra sự tĩnh tại này thường làm chúng ta trở thành những người cầu nguyện khi Chúa thể hiện mình ở trạng thái TĨNH TẠI.

Lặp lại bài tập hấp thụ những cảm giác của cơ thể - toàn bộ cơ thể. Lần này hãy bắt đầu với phần đỉnh đầu và kết thúc với các đầu ngón chân bạn, không bỏ sót phần nào của cơ thể. Hãy cảm nhận tất cả những cảm giác của từng bộ phận…Bạn có thể nhận ra một vài bộ phận bạn hoàn toàn không có cảm giác gì…Hãy giữ cảm giác này trong một vài giây- nếu sau đó vẫn không có cảm giác gì, hãy tiếp tục… Khi bạn thuần thục hơn với bài tập này, hi vọng bạn sẽ làm cho khả năng cảm nhận của bạn trở nên sắc bén hơn, đạt đến độ phần nào của cơ thể bạn cũng có thể cảm nhận và với một vài cảm giác khác nhau…Còn hiện tại bạn có thể tạm thời bằng lòng với việc bạn không có cảm giác ở một vài bộ phận và chuyển qua các bộ phận khác mà bạn cảm thấy có nhiều cảm giác hơn – hãy chuyển từ từ từ đầu xuống đến chân…và sau đó làm lại lần nữa, lại từ đầu xuống đến chân…và cứ như vậy lặp lại khoảng 15 phút. Khi khả năng cảm nhận của bạn tăng lên, bạn sẽ cảm nhận được những cảm giác mà trước đó bạn không cảm thấy…và bạn cũng có thể sẽ cảm nhận được những cảm giác cực kỳ mơ hồ, mơ hồ đến mức không ai có thể cảm nhận được, trừ người nào đã đạt đến trình độ cao. Hãy cảm nhận cơ thể bạn như một khối thống nhất và yên bình. Bây giờ hãy cảm nhận cơ thể bạn như một khối. Cảm nhận cơ thể bạn như là sự tổng hợp của rất nhiều loại cảm giác…Giữ trạng thái này một lúc, sau đó chuyển qua cảm giác của bạn từ từng bộ phận, di chuyển từ đầu xuống đến chân…sau đó, lặp lại, cảm giác cơ thể như một khối thống nhất và yên tĩnh…

Bạn có nhận ra rằng sự tĩnh tại đã tràn ngập trong cơ thể bạn. Hãy cảm nhận sự tĩnh tại tuyệt đối của cơ thể mình…Nhưng đừng rơi vào trạng thái tĩnh tại đến mức đánh mất sự cảm nhận của chính cơ thể bạn...Nếu bạn bị mất tập trung, hãy tập lại động tác di chuyển từ đầu xuống đến chân, cảm nhận từng bộ phận của cơ thể. Sau đó, lại để ý sự tĩnh tại của cơ thể mình. Nếu bạn tập động tác này theo nhóm thì thỉnh thoảng hãy để ý sự tĩnh tại trong cả căn phòng.

Điều cực kỳ quan trọng của động tác này đó là bạn KHÔNG ĐƯỢC di chuyển bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Lúc đầu bạn có thể gặp khó khăn với việc này, cứ khi nào bạn cảm thấy muốn cử động, hay ngứa ngáy…cố gắng giữ ý thức thật tốt. Đừng cử động…từ từ rồi giai đoạn này sẽ qua và bạn sẽ tiếp tục tĩnh tại thêm một thời gian nữa… Với rất nhiều người việc này là cực kỳ khó khăn, có khi họ còn cảm thấy căng thẳng và đau đớn thực sự với cơ thể. Dành toàn bộ thời gian mà bạn cần để cảm nhận sự căng thẳng…nơi bạn cảm thấy nó, cảm giác của bạn…và giữ suy nghĩ này cho đến khi những căng thẳng biến mất.

Bạn có thể cảm thấy cơ thể đau nhức, nhưng không nhiều lắm. Bất kể bạn sử dụng tư thế nào, cảm thấy thoải mái đến mức độ nào với tư thế ấy, cơ thể bạn luôn có xu hướng chống lại sự tĩnh tại bằng cách làm cho bạn cảm thấy ngứa ngáy, đau nhức ở rất nhiều phần của cơ thể. Khi bạn gặp điều này, một người tập thiền một cách nghiêm túc sẽ KÌM CHẾ, giữ cho cơ thể không cử động.

Sự đau đớn của cơ thể có thể anh hưởng rất lớn đến khả năng cảm nhận của bạn. Bạn có thể toát mồ hôi, rất nhiều. Đầu óc bạn có thể nghĩ rằng bạn có thể sẽ ngất đi vì đau đớn; vào chính lúc này hãy quả quyết với mình rằng đừng cố gắng chiến đấu chống lại nó, đừng chốn chạy nó, đừng cố làm nhẹ cơn đau đó, nhưng hãy cảm nhận nó, để nhận ra nó. Sau đó bạn sẽ nhận thấy rằng cảm giác đau cũng sẽ chia ra thành nhiều phần và bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng nó được hình thành từ rất nhiều cảm giác, cảm giác đốt cháy, sắc nhọn, …có thể trộn lẫn với nhau lúc này hay lúc khác…và một điểm có thể di chuyển từ điểm này sang điểm khác…Lúc này bạn sẽ cho rằng đó là cảm giác đau…Khi bạn tiếp tục tập luyện bài tập này, bạn sẽ thấy rằng khả năng chịu đựng của bạn sẽ được tăng lên một cách rõ rệt – ví dụ như đau mà không có cảm giác.

Mỗi một người tập thiền sẽ phải trải qua một vài dạng đau đớn, như đã được nói đến ở trên, cho đến khi cơ thể của họ trở nên hoàn toàn tĩnh tại. Hãy cố gắng chịu đựng cơn đau bằng sự cảm nhận. Khi cơ thể bạn đạt đến trạng thái tĩnh tại, bạn sẽ gặt hái được rất nhiều thành quả mà sự tĩnh tại mang lại. Sự ngứa ngáy khó chịu và muốn cào, gãi là những gì mà những người mới tập luyện thường trải qua. Đó là do khi sự cảm nhận của cơ thể họ trở nên sâu sắc hơn, họ sẽ nhận ra rằng sự ngứa ngáy và khó chịu vẫn thế nhưng nó đã được ẩn dấu dưới sự cảm nhận của cơ thể bởi vì sự xơ cứng trong sợi dây liên lạc giữa tâm hồn với cơ thể và khả năng cảm nhận của cơ thể chúng ta mới ở mức thô ráp. Một người tập thiền cần phải chống lại những mong muốn đó trong bài tập cảm nhận.

IX. Một người cầu nguyện bằng cơ thể (Biến thể của động tác tập cảm nhận cơ thể)

Đầu tiên cố gắng giữ tĩnh lặng bản thân bằng sự cảm nhận từ các giác quan trên khắp cơ thể bạn…Làm cho khả năng cảm nhận của bạn trở nên sắc bén hơn bằng việc cố gắng cảm nhận những cảm giác dù là nhỏ nhất, không chỉ những cảm giác tổng thể và rõ ràng…Đặt tay bạn lên đầu gối. Bây giờ hãy di chuyển bàn tay và các ngón tay, để tay bạn vào lòng, ngửa lòng bàn tay, các ngón tay chụm lại…Cố gắng làm thật chậm…như khi bạn nhẹ nhàng bóc từng cánh hoa..và khi bạn có thể CẢM THẤY từng phần nhỏ của mỗi cử động.

Một khi tay bạn được đặt ở trong lòng, lòng bàn tay ngửa lên trên, bạn hãy cố cảm nhận những cảm giác từ lòng bàn tay…Sau đó cảm nhận chính cử động đó, đây là cử chỉ cầu khấn…Cử chỉ này có ý nghĩa như thế nào đối với bạn? Bạn đang nói với Chúa điều gì qua cử chỉ này? Hãy nói lên điều này mà không dùng lời nói, chỉ dùng cử chỉ…Nó sẽ làm cho bạn cảm thấy như mình đang cầu nguyện qua các cử chỉ đó…. Khi bạn cầu nguyện với cơ thể mình, bạn trao năng lượng và cơ thể mình cho người mà bạn cầu khấn. Lúc cầu nguyện chúng ta thường đánh mất sự chú ý đến cơ thể mình; ta thường bỏ quên mất cơ thể mình khi đến với thánh đường thiên liêng của Chúa. Khi chúng ta đến những chỗ thờ cúng, chúng ta đứng hoặc ngồi với sự có mặt của Chúa, nhưng chúng ta lại vô ý ngồi phịch ngay xuống chỗ ngồi đứng một cách lòng thòng…Chúng ta không hề để ý đến sự có mặt của Chúa. Do đó, những người theo Chúa nên tìm cách hiểu được ý nghĩa của “Người cầu nguyện bằng cơ thể”. “Cử chỉ” vừa được nói đến chỉ là một ví dụ. Một người theo chúa có thể tự nghĩ ra những cử chỉ riêng để thể hiện “tình yêu”, “sự tôn kính”, “sự quý mến”, “sự kính cẩn”, “lòng biết ơn”…

Nhắm mắt lại. Tĩnh lặng bản thân mình qua bài tập cảm nhận. CẢM NHẬN sự có mặt của Chúa, với toàn bộ lòng thành kính, tay đặt trước ngực, từ từ ngẩng mặt lên nhìn Chúa…Vẫn nhắm mắt…Bạn muốn nói điều gì với Chúa từ gương mặt của mình? Giữ cảm giác hay sự giao tiếp này một lúc…Sau đó cố gắng cảm nhận càng nhiều cảm giác từ mặt càng tốt…Sau một lúc tự hỏi lại mình về những gì bạn đang thể hiện với Chúa từ gương mặt mình và giữ trạng thái đó một thời gian…

X. Cái chạm tay của Chúa

Đây là một biến thể của bài tập cảm giác cho cơ thể mà bạn sẽ thấy nó rất hữu ích nếu bạn vẫn còn chưa thực hành tốt bài tập cảm nhận. Lặp lại một trong số những bài tập cảm nhận. Từ từ cố gắng luyện tập để trải qua càng nhiều cảm giác mơ hồ, mờ ảo, ở càng nhiều bộ phận càng tốt…

Bây giờ hãy NGẪM LẠI: Mỗi cảm giác mà bạn cảm nhận, cho dù nó nhẹ nhàng và mơ hồ đến thế nào, chính là kết quả của những phản ứng sinh-hóa do sức mạnh của Chúa làm cho xảy ra…CẢM NHẬN sức mạnh của Chúa ở từng cảm giác một…Đối với mỗi cảm giác, tưởng tượng như CHÚA chạm vào bạn..Cảm nhận cái chạm của Chúa ở các phần khác nhau của cơ thể: nhẹ nhàng, mạnh, sảng khoái, đau đớn…

Trải nghiệm về Chúa không nên là một cái gì đó đầy cảm xúc và bất bình thường, trừ phi lòng sùng đạo và tình yêu với Chúa của bạn ở mức rất cao. Tất nhiên cảm giác đối với Chúa chắc chắn sẽ là rất khác với những trải nghiệm khác mà bạn từng gặp: trạngt thái yên tĩnh tuyệt đối mà tôi nói đến trong phần trước, trạng thái bóng tối bao trùm, hay cảm giác trống rỗng góp phần đem lại sự viên mãn.

Đôi lúc sẽ có những chớp sáng của sự Vĩnh Cửu hoặc vô hằng lóe lên trong lúc bạn hoàn toàn không thể ngờ tới, ngay giữa bài tập của bạn. Thực sự ta chỉ cần làm những điều tối thiểu là đã có thể cảm nhận được Chúa. Tất cả những gì chúng ta cần làm là tĩnh tại bản thân, đưa về trạng thái tĩnh- và cảm nhận được những cảm giác đối với bàn tay bạn. Cảm nhận đôi tay bạn…Lúc đó bạn sẽ có Chúa, sống và song hành cùng bạn, chạm vào bạn, ở ngay cạnh bạn…Hãy cảm giác sự có mặt của NGÀI…trải nghiệm sự hiện diện của NGÀI. Phần lớn những người mộ đạo coi những trải nghiệm như thế này quá bình thường. Tất nhiên trải nghiệm về chúa là rất nhiều chứ không chỉ dừng lại ở cảm giác của chúng ta ở bàn tay phải. Điều này cần phải giải thích thêm thì bạn mới có thể hiểu được. Tuy nhiên, bạn cứ yên tâm rằng một bài tập đơn giản và thành tâm sẽ rất có ích khi tiến dần đến thực tế.

Chúng ta đôi lúc cũng quá dễ dàng quên đi một thực tế đó là Chúa nhiều lúc cũng được tìm thấy trong cuộc sống đời thường. Bạn có ước được nhìn thấy Chúa một lần không? Hãy nhìn vào những gì quanh bạn. Bạn có muốn nghe Ngài nói? Hãy nghe tiếng khóc của đứa bé, tiếng ồn ào phát ra từ một bữa tiệc, tiếng gió rì rào trên ngọn cây. Hay đơn giản hãy tĩnh tại bản thân, cảm nhận những cảm giác đối với cơ thể bạn, cảm nhận SỨC MẠNH VÔ BIÊN của Chúa khi tập luyện và cảm giác rằng Ngài ở ngay quanh bạn.

XI. Tập trung (Bài tập ý thức bản chất sự vật)

Hãy chọn lấy một cảm giác nào đó hoặc một đồ vật nào đó để tập trung sự chú ý. Bạn có thể chọn những cảm giác từ cơ thể khi bạn hít thở hoặc những âm thanh quanh bạn. Tập trung sự chú ý của bạn vào đối tượng này, nhưng tập luyện để sao cho nếu sự chú ý của bạn bị chuyển sang đối tượng khác, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi đối tượng đó ngay lập tức.

Giả sử bạn đã chọn được đối tượng cho mình. Bây giờ hãy tập trung vào hơi thở của bạn…Nhiều khả năng là sau một thời gian sự tập trung của bạn sẽ bị chuyển sang một đối tượng nào đó khác, có thể là một suy nghĩ, một cảm giác, hay một âm thanh khác…Giử sử bạn ý thức được sự tập trung của bạn đã bị chuyển qua một đối tượng khác, quá trình này không nên hiểu là sự mất tập trung. Tuy nhiên quan trọng là bạn phải ý thức được sự chuyển dịch này khi nó xảy ra hoặc ngay sau khi nó xảy ra. Sự dịch chuyển này chỉ được coi như là sự mất tập trung khi bạn ý thức được nó sau khi nó đã thực sự xảy ra.

Giả sự bạn chọn thở là đối tượng cho sự chú ý của mình. Lúc này bài tập của bạn sẽ đại loại như sau: “Tôi đang thở…Tôi đang thở…Tôi đang nghĩ…suy nghĩ..suy nghĩ…Giờ tôi đang lắng nghe những âm thanh…lắng nghe…lắng nghe…Giờ tôi đang cảm giác khó chịu…khó chịu…giờ tôi cảm thấy buồn chán..buồn chán…buồn chán” Trong bài tập này, sự dịch chuyển của suy nghĩ không phải là sự mất tập trung nếu bạn ý thức được sự tập trung của mình đã bị chuyển sang đối tượng khác…Một khi bạn đã ý thức được sự dịch chuyển này, hãy dừng lại ở đối tượng mới (suy nghĩ, cảm giác, âm thanh…) một lúc, sau đó quay trở lại với đối tượng ban đầu của sự tập trung (thở)…khả năng tự ý thức của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều khi bạn không chỉ ý thức được sự tập trung của mình vào một đối tượng, mà bạn còn ý thức được cả sự dịch chuyển của suy nghĩ bản thân mình sang một đối tượng khác. Khi bạn muốn cử động bàn tay mình bạn sẽ ý thức được cảm giác muốn di chuyển bàn tay của suy nghĩ, sự chấp nhận, sự thực hiện của bản thân bạn đối với mong muốn này, những cử động đầu tiên của bàn tay bạn…Tất cả những hoạt động này xảy ra trong một vài phần trăm của giây và bạn sẽ thấy không thể nào phân biệt được cảm nhận này với cảm nhận khác cho đến khi sự tĩnh tại bao trùm trong bản thân chúng ta và sự ý thức của mình đã đạt đến độ sắc bén như lưỡi dao. Tự ý thức là một công cụ đầy sức mạnh để làm tăng tình yêu đối với Chúa và những người xung quanh. Tự ý thức làm tăng thêm lòng yêu thương. Tình yêu thương khi nó chân thành sẽ lại làm cho sự tự ý thức trở nên sâu sắc hơn.

Đừng cố tìm những cách phức tạp để phát triển khả năng tự ý thức. Hãy bắt đầu bằng những thứ giản đơn kiểu như cảm nhận những cảm giác của cơ thể hay cảm nhận những sự vật xung quanh bạn và sau đó đến những bài tập mà tôi đã nói đến ở đây và bạn sẽ không cần đến nhiều thời gian trước khi bạn nhận thấy những tác dụng của sự thanh bình và tình yêu thương mà sự tự ý thức đem lại cho chúng ta.

XII. Tìm đến Chúa từ mọi thứ xung quanh (Đây là động tác tổng hợp của tất cả các bài tập trước)

Tập bất kỳ bài tập nhận thức nào mà bạn đã làm từ trước. Ví dụ lấy bài tập cảm giác của cơ thể…quan sát không chỉ những cảm giác đem đến cho bạn, những cảm giác rõ ràng, mà cả những cái lờ mờ hơn…Nếu có thể, đừng gọi tên những cảm giác đó (thiêu đốt, tê cứng, tiêm chíc, ngứa ngáy, lạnh…). Chỉ cảm nhận những cảm giác đó…

Lặp lại quá trình này với các âm thanh…Cố gắng thẩm thấu càng nhiều càng tốt…Đừng cố tìm ra nguồn gốc của âm thanh. Hãy lắng nghe những âm thanh mà không gọi tên chúng. Khi bạn tiếp tục tập động tác này bạn sẽ nhận ra rằng sự thanh bình sẽ đến từ bên trong con người bạn, cảm giác yên tĩnh từ trong sâu thẳm…Giờ hãy ý thức sự thanh bình và yên tĩnh này… Hãy cảm nhận những cảm giác thật tốt đẹp khi bạn đang ở đây, trong giây phút này. Không phải vướng bận điều gì. Chỉ tồn tại. Tồn tại.

Đối với những người sùng đạo, hãy tập động tác trước cho đến khi bạn cảm nhận sự thanh bình đến cùng với nó… Hãy cố gắng ý thức được, dù chỉ là trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, sự thanh bình và yên tĩnh… Giờ hãy thể hiện mình với Chúa mà không dùng lời nói. Tưởng tưởng rằng mình là một người ngu ngốc và bạn chỉ có thể giao tiếp với đôi mắt và hơi thở của mình. Nói với Chúa rằng “Thưa Ngài, con cảm thấy được vinh hạnh khi được ở đây cùng Ngài”. Hoặc bạn có thể đừng nói gì với Chúa cả, chỉ nghỉ ngơi trong sự trở che của Chúa.

Đối với những người sùng đạo, đây là bước khởi đầu cho việc tìm thấy Chúa trong mọi vật xung quanh ta. Quay trở lại thế giới của những cảm giác…Cố gắng cảm nhận thật nhiều luồng không khí mà chúng ta hít thở…hay những âm thanh quanh bạn…hay những cảm giác mà bạn cảm nhận từ cơ thể…Cảm giác như có Chúa ở trong bầu không khí, trong âm thanh, trong những cảm giác đó. Hãy thả mình trong thế giới của những cảm giác. Thả mình trong thế giới của Chúa…Thu mình vào thế giới của cảm giác (âm thanh, cảm giác từ các xúc giác, màu sắc…)

…Hãy thu mình vào với Chúa… Sự kích thích đối với mỗi người và một thế giới hạnh phúc Ý tưởng về một cuộc sống thần linh có thể được coi như là một liều thuốc bách bệnh cho tất cả những vấn đề xã hội hay chính trị của cuộc sống. Ba yếu tố cơ bản của cuộc sống thần linh là: thái độ phục vụ, tình yêu, sự cho đi- là những giá trị cơ bản mà mỗi người có thể tồn tại và giá trị con người mà ta có thể xây dựng. Do đó cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên không còn có sợ hãi, cũng như hạnh phúc và thành công sẽ đến nhiều hơn.

Nếu ta cố gắng quan sát mọi người, ta sẽ thấy có ba loại người- người hướng ngoại, người hướng nội và những người đạt được cả hai. Những người hướng ngoại là người mà suy nghĩ của họ luôn hướng ra bên ngoài. Họ trở thành nô lệ của những cảm giác của chính mình. Họ theo đuổi tiền bạc, sự giải trí và niềm đam mê, địa vị và quyền uy, sự tôn trọng và sở hữu. Họ quan tâm đến rất nhiều thứ trong cuộc sống. Một cách tự nhiên, những gì mà họ theo đuối sẽ làm cho họ quên đi những giá trị và mục đích của cuộc sống con người.

Những người hướng nội và những người thường tự ngẫm nghĩ và nhìn lại bản thân mình để hiểu thế giới nội tâm của mình. Goethe gọi nó là “bầu vũ trụ bên trong mỗi con người”. Họ bỏ qua sự giải trí và địa vị, tránh xa khỏi sự tôn thờ, sùng bái của người khác. Điều tuyệt vời của thế giới đó là chúng ta chỉ có thể tìm ra được một số người là thực sự hướng nội. Những người đạt được cả hai điều nói trên là những người không xa lánh mọi người, nhưng nhiều lúc cũng sống trong thế giới nội tâm và dùng thế giới bên ngoài để củng cố thế giới tinh thần. Họ dành cuộc đời mình để phục vụ cho con người và luôn đặt mình kính cẩn trước bàn thờ của người đã tạo ra vũ trụ- Chúa. Những người đó nhận ra sự thiêng liêng của tinh thần phục vụ, không tìm kiếm danh lợi cho bản thân, luôn giữ cho ngọn lửa thần thánh cháy rực phía trong tâm hồn. Họ là sự tổng hòa của tình yêu thương con người và sự đồng cảm và tình yêu chân thành từ trái tim. Nhưng nếu chưa là những người hướng nội trước, bạn sẽ không thể nào đạt đến trạng thái tổng hòa này được. Và những người này được gọi là những người theo thế giới tinh thần theo đúng nghĩa của nó. Thực tế thì bẩm sinh mỗi chúng ta đều là những người theo thế giới tinh thần, nhưng chúng ta không nhận ra điều đó do có những ngộ nhận, hiểu nhầm, kiêu ngạo và hư danh.

Quan điểm tổng quát

“Thường con người có xu hướng phân biệt giữa những nguyên tắc tâm linh và chính trị, đặc biệt ở thế giới hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ. Những người hay mơ mộng hay có tầm nhìn xa thường bị coi như những người mà suy nghĩ lúc nào cũng ở trên mây”, không sâu sát với thực tế trần trụi. Ở một khía cạnh nào đó chúng ta đã bị ám ảnh bởi sự cứu rỗi, sự tự thỏa mãn và độc lập. Đây là điều rất nguy hiểm bởi khi đã đạt được những thành công đáng kể trong cuộc sống, chúng ta thường quên đi những chân lý vĩnh hằng đã làm nên sự tồn tại của vũ trụ và những di sản văn hóa của con người. Chúng ta có những thói quen xấu như hay phàn nàn về người khác, về những gì cuộc sống đem lại cho ta, trong khi thực tế chúng ta chỉ biết lười biếng, không thực sự nỗ lực một cách nghiêm túc, và chả có chút nào tình yêu thương đối với bản thân và con người. Chúng ta trở thành nạn nhân của những hư danh trong cuộc sống. Con người thường nghĩ rằng họ tài giỏi hơn người khác và những người khác thì đầy nhược điểm và thiếu sót. Hậu quả không thể tránh khỏi là chúng ta sẽ trở nên lầm lạc và đánh mất đi khả năng nhận biết và đánh giá sự thật. Nếu con người đầy lòng ích kỷ, họ sẽ làm hỏng đi những nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát. Nhưng nếu tư tưởng chúng ta luôn mong muốn được giúp đỡ và thấu hiểu, ta sẽ trở thành một nét đẹp của cuộc sống, tất cả kẻ thù sẽ trở thành bạn bè, họ sẽ giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống và con người sẽ được cứu vớt. Nhưng thật không may, con người thường nghĩ rằng nếu họ đạt được điều gì thì người khác phải mất đi một thứ gì đó, do đó họ luôn muốn giành lấy mọi thứ từ sự thất bại của người khác và do đó, sự hạnh phúc của họ cũng chính là điều bất hạnh đối với người khác. Đó là một sai lầm khủng khiếp và là một xu hướng nguy hiểm xuất phát từ sự ích kỷ và bừa bãi của con người. Những hiểu biết về thánh thần, những điều huyền bí và những người lãnh đạo trong các môi trường giáo dục về tôn giáo, xã hội, kinh tế và nghệ thuật ở mỗi nước đã phản ánh niềm khát khao của con người. Từ những hiểu biết này đã tạo nên gần như mọi thứ được coi như là rất hữu ích trong cuộc sống chúng ta. Và tất nhiên, những sự bất hòa hay xấu xa đều là sản phẩm của của tư tưởng bi quan và những suy nghĩ, niềm tin xấu xa.

Một trong những vị thánh lớn nhất trong thế giới hiện đại là Sri Swami Sivanandaji Maharaj đã viết ra cẩm nang cho “Cuộc sống tâm linh” để kích thích mỗi người theo đuối thế giới tâm linh, và quá trình đó có thể được tóm tắt trong sáu chữ, “Thái độ phục vụ, tình yêu, sự cho đi, sự gột rửa, trầm ngâm, nhận ra.”

Cơ thể của mỗi người đều thuộc về thế giới bởi vì nó được tạo ra cũng từ năm yếu tổ mà thế giới đã được tạo ra. Do đó ta phải phụng sự cho người khác hay tất cả mọi người mà không phân biệt và không mong muốn được nhận lại bất cứ điều gì để họ có thể giải thoát khỏi những nợ nần đối với thế giới. Mỗi người cần phải hiểu rằng sự giàu có và quyền lực là không phải của riêng họ mà đó là niềm tin của những người nghèo đói và yếu đuối. Mỗi thứ mà chúng ta dùng đều bao gồm ít nhiều trong đó mồ hôi nước mắt của người khác. Sự phục vụ và sự hi sinh do đó sẽ là đỉnh cao nhất của trách nhiệm và sự trách nhiệm. Khi trách nhiệm được thực hiện như là trách nhiệm với chính nó, nó trở thành ngọn nguồn của sự cứu rỗi và thoát khỏi trạng thái nô lệ của hư danh. Do đó sự suy nghĩ một cách sâu sắc và sau đó thực hiện với một thái độ trách nhiệm và một con tim chân thành, không mong muốn sự đền đáp, xuất phát từ mong muốn của chính bản thân mình và tình bạn sẽ làm giảm đi mong muốn được sở hữu, chiếm hữu của con người, làm cho con người trở nên tự do.

Tình yêu là ánh sáng, cuộc sống và là vĩnh hằng. Trên thế giới này không có gì đáng đạt được bằng tình yêu. Tình yêu bao gồm nhiều khía cạnh làm cho cuộc sống trở nên hoàn hảo. Tất cả sự tinh khiết đều bắt nguồn từ sự thoải mái của các giác quan, nhưng tình yêu thì không nằm ở đó. Tình yêu là bản năng của những người được yêu và là cuộc sống của những người đang yêu. Một người cần phải biết rằng niềm tin và tình yêu tồn tại cùng nhau, bởi vì tình yêu nằm trong sự thống nhất và sự kết thúc của lòng ham muốn lại là sự khởi đầu của tình yêu. Loài người thực sự phải hiểu rằng biểu hiện bên ngoài của hành động trong một hoàn cảnh cụ thể thường không thay đổi nhiều đối với Tình yêu và sự đồng cảm đối với thế giới nội tâm của con người. Loại người đã học được một bài học quan trọng là chúng ta phải yêu thương với những người phạm tội, ngay cả khi chúng ta căm ghét tội ác. Một người nếu bẩm sinh là một người tôn thờ thế giới tinh thần, bạn sẽ học được tính vị tha mà không hề đòi hỏi nó từ người nào đã phạm lỗi lầm. Do đó chỉ có sự dơ bẩn của tâm hồn con người là được gột rửa. Tất nhiên, nó cần phải được tiếp sức mạnh từ một tư cách đạo đức cao cả để có thể tha thứ cho một người nào đó đã từng phạm lỗi lầm trong quá khứ. Chỉ có những ai thật sự biết ăn năn và những người đã nhận ra sự hưởng thụ chỉ đến từ những mong muốn xấu xa mới có thể hoàn lương.

Con người ta không nên lầm lẫn giữa sự tha thứ và sự công bằng. Cảm giác của con người về công bằng bị bóp méo do những hạn chế từ cái tôi của mỗi người tạo ra, do đó làm cho những phản ứng của chúng ta bị lệch lạc. Nói một cách chính xác, một mặt con người chỉ có thể nghĩ đến sự công bằng cho chính mình bởi vì chính anh ta mới có thể hiểu được suy nghĩ của bản thân mình chứ không phải ai khác. Do đó một người bình thường và một người theo tâm linh nên cố gắng hạn chế đánh giá người khác, và chúng ta cũng nên tha thứ cho người khác khi chúng ta cảm thấy họ làm điều gì đó sai. Khi đầu óc chúng ta không còn sự căm ghét, chúng ta đã tiến gần hơn đến sự hồi phục. Tình yêu là một thế lực rất mạnh mẽ của mỗi chúng ta trong xã hội. Do đó Người Thầy vĩ đại đã nhiều lần nhấn mạnh yếu tố tình yêu này trong những lần ông ta giảng về cách tập luyện- Hãy cố gắng yêu thương tất cả mọi người, và đừng căm ghét ai cả. Chúa nằm ở trong tất cả mọi người, nên đừng ghét Chúa.

Mong muốn đem đến hạnh phúc cho người khác giúp cho con người loại bỏ lòng ham muốn của chính mình đối với những thú vui trần tục. Mong muốn được hưởng thụ là ngọn nguồn của sự chán chường, cũng như sự cho đi và chia sẻ những gì bạn có với người khác là sự đồng cảm. Ông ta nhắc những người mộ đạo rằng sự hào phóng bắt nguồn từ những gì bạn sở hữu, cũng như bạn chỉ từ bỏ điều gì mà bạn muốn trong cơn giận dữ, thực ra là những việc vô ích. Sự thật người cho đi nhiều nhất chính là chúng ta, nhưng tất cả những gì ông ta cho đi là của chính ông ta. Do đó, con người nên học cách cho đi và cho đi tất cả những điều gì tốt đẹp mà ta có và đừng nghĩ rằng nếu ta cho ai cái gì, ta sẽ mất cái đó. Thực tế thì ta sẽ đạt được một cái gì đó ở thế giới tâm linh và ở cõi vĩnh hằng.

Nếu ba khẩu hiệu trên – Thái độ phục vụ, Tình yêu và Sự cho đi – được hiểu một cách thấu đáo và được chúng ta thực hiện trong cuộc sống bận rộn hàng ngày, chúng ta sẽ nhận thấy rằng trái tim của chúng ta đã được sàng lọc và chúng ta đang sống trong một trạng thái cao hơn, trong một xã hội tốt đẹp hơn. Thực tế sự từ bỏ những quyền lợi của mỗi người và sự bảo vệ đối với quyền lợi của người khác nằm ở bí mật của sự sở hữu. Đầu óc chúng ta sẽ được sàng lọc và sau đó chúng ta sẽ ở trong trạng thái trầm ngâm và nhận thức. Đây là cẩm nang của Cuộc sống tâm linh mà nếu chúng ta thực hiện được nó, chúng ta sẽ phục vụ thế giới này theo một cách tốt hơn và đưa nó trở thành một xã hội tốt đẹp hơn. Và chính nó sau đó có thể trở thành Ramarajya. Chúng ta hãy cùng nhau đi trên con đường này một cách đầy tự tin, với sự chân thành và sức mạnh, với sự tận tâm và cống hiến hết mình. Chúa và Gurudev sẽ phù hộ cho chúng ta.http://www.dlshq.org/download/premamedit.htm