Thành viên:Hieuhuynh07021978hi/hoàng tạo

Nhạc sĩ Hoàng Tạo, [1] sinh ngày 1 tháng 1 năm 1936, quê ở Bình Sơn, Bình Định (Nay là Bình Sơn, Quảng Ngãi). Nguyên công tác tại Phòng Văn nghệ Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân. Đã mất năm 2004.

Trích bài: "Năm 1956, Hoàng Tạo đã sáng tác bài hát Mừng anh đóa hoa sim in trong tập "Bộ đội ca hát". Được học tập và gần gũi với một số nhạc sĩ đàn anh, Hoàng Tạo đi vào con đường sáng tác âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp Khoa Sáng tác Nhạc viện Hà Nội (1963-1970), Hoàng Tạo đã có nhiều tác phẩm phổ biến trong quần chúng. Ngoài ca khúc vốn là mặt mạnh, ông còn viết một số tiểu phẩm khí nhạc: tiểu phẩm cho piano, sonate cho violoncelle và piano..., viết phần âm nhạc cho nhiều tiết mục múa của Đoàn Nghệ thuật Phòng không - Không quân.

Những ca khúc tiêu biểu: Đưa anh đi hái măng rừng, Chiếc ba-lô và bài ca tình nguyện, Những mùa bay đôi, Em ca Sơn La, Mưa trên chốt, Khúc ca tình đồng đội, Tên lửa về bên sông Đà mang những nét rất riêng trong âm nhạc Hoàng Tạo. Đã xuất bản Tuyển chọn ca khúc Hoàng Tạo và Album riêng tác giả (DIHAVINA và Hội Nhạc sĩ Việt Nam).

Với những đóng góp trong sáng tác âm nhạc, nhạc sĩ Hoàng Tạo được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật đợt II, 2007,[1] Danh_sách_Giải_thưởng_Nhà_nước_về_Văn_học_Nghệ_thuật ".

________________________________________

Nhớ nhạc sĩ Hoàng Tạo và “Tên lửa về bên sông Đà”, [2]

Trích bài: "Năm 1953, Hoàng Tạo tham gia cách mạng khi vừa tròn 18 tuổi. Một năm sau đó, ông tập kết ra Bắc đi học sĩ quan tài chính. Tuy nhiên, lòng đam mê và năng khiếu âm nhạc đã đưa ông sang một lối rẽ khác, đó là con đường của một nhạc sĩ sang tác. Hoàng Tạo được quân chủng Phòng không - Không quân cử đi đào tạo tại trường nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) và từ đó, anh trở thành cán bộ sáng tác của Đoàn Nghệ thuật Quân chủng Phòng không – Không quân (1965 – 1976).

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hoàng Tạo không quản gian khổ, bom đạn, sát cánh với lính canh trời để sáng tác. Trong những ngày đầu chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên chiến trường Hàm Rồng (Thanh Hóa), Hoàng Tạo bám sát trận địa nhiều ngày để sau đó có các ca khúc “Pháo thủ Hàm Rồng” và “Tôi trở thành chiến sĩ pháo”. Được chứng kiến lực lượng tên lửa ra quân đánh thắng trận đầu, ông cho ra đời ca khúc “Tên lửa về bên sông Đà”:

Đêm nay ta về bên sông Đà rừng phấp phới nở hoa Gió vẫy lá rung bánh xe xích sắt Nơi đây ta lập chiến công đầu người chiến sĩ tên lửa Ta yêu sao ngàn xanh sông Đà chiều nắng ánh qua lá Suối róc rách quanh lán vui chiến sĩ đón dân quân Con sông sâu từng nổi sóng dậy vùi xác máy bay Mỹ Đã tắm mát chúng ta qua gian lao mà đánh thắng thù

Sau khi Đài TNVN truyền ca khúc này đi trên sóng thì đã có rất nhiều thư gửi về đề nghị được nghe lại.

Hình ảnh các chiến sĩ cứ hiện dần lên rõ nét trong mỗi tác phẩm của Hoàng Tạo. Từ “Bầu trời yêu thương”, “Tên lửa về bên sông Đà”, “Khúc ca mùa thu Thông tin”… đến “Quần đảo đồng đội”, “Mưa trên chốt”, “Chiếc ba lô và bài ca tình nguyện”… Những hình ảnh quen thuộc ấy đã được đồng đội hát vang trong các kỳ hội diễn nghệ thuật quần chúng của toàn quân.

Ngoài ra, Hoàng Tạo còn viết về tình yêu quê hương đất nước như “Bình Sơn yêu thương”, “Tằm ơi, tằm ở”, “Em ca Sơn La”, “Tuổi xuân Mộc Châu”… Đặc biệt, ca khúc “Đưa anh đi lấy măng rừng” là tác phẩm được công chúng yêu thích.

Trường Sơn khi nắng khi mưa rừng Hành quân qua đây anh nghỉ lại Cơm nước có bếp em sẵn đây Các anh ưa thích món ăn măng Em đưa đi hái cái măng non Chúng em theo dấu cây măng mọc Đưa anh đi hái cái măng rừng

Ngoài ca khúc là thế mạnh của Hoàng Tạo, ông còn viết các tiểu phẩm riêng cho Piano, bản Sonate viết cho Violoncelle và Piano. Hoàng Tạo còn đảm nhiệm phần âm nhạc cho các tiết mục múa của đơn vị mình. Các giọng hát Bích Lan, Bích Việt, Thanh Hòa, Lệ Thủy … cùng tốp ca nam nữ và dàn nhạc đã chắp cánh cho các tác phẩm của ông.

Là cán bộ của Phòng Văn nghệ, Cục Chính Trị Bộ tư lệnh Phòng không – không quân, Hoàng Tạo kể: “Tôi có nhiều chuyến đi thực tế chiến đấu tại các đơn vị không quân, tên lửa, cao xạ. Kỷ niệm nhớ nhất của tôi là lần đầu gặp mẹ sau 21 năm xa cách. Đó là vào mùa xuân năm 1975, đoàn nghệ sĩ của Quân chủng được lệnh hành quân cấp tốc vào miền Nam, theo bước chân của quân giải phóng. Khi đi qua tỉnh Quảng Ngãi, tôi muốn ghé thăm nhà, liền xin phép cả đoàn cho về thăm mẹ.

Ngôi nhà gỗ của mẹ ẩn dưới những tán dừa xanh, xung quanh còn bao bọc bởi chuối, xoài và mít. Vừa vào đến sân, tôi đứng sựng lại, từ trong nhà, một cụ già gầy gò bước ra hỏi: “Ai đấy?”. Tôi trả lời: “Má ơi, con Tạo đây mà!”. Tôi ôm chầm lấy mẹ. Mẹ nghẹn ngào, ôm chặt con trai vào lòng mà khóc, giữa lúc bà con lối xóm kéo đến mỗi lúc một đông và xúc động trước cảnh sau 21 năm, mẹ mới được gặp con nơi quê nhà. Bởi tôi là con trai độc nhất, ba tôi lại mất từ khi tôi còn nhỏ… Sau hơn hai giờ gặp mẹ, tôi lại xin phép lên đường, hẹn gặp lại mẹ và bà con quê hương sau khi Sài Gòn giải phóng”.

Âm nhạc và lời ca của Hoàng Tạo nhiều khi gập ghềnh, khúc khuỷu, nét giai điệu không bao giờ bằng phẳng, có những quãng nhảy khá xa, nhưng lại rất trữ tình tha thiết. Ông mang tinh thần ấy vào cả trong Dân ca và nhạc cổ truyền. Lúc viết xong ca cảnh chèo “Kỷ niệm lên chùa”, ông đem đến cho chúng tôi đề nghị được sử dụng. Sau khi đọc kịch bản và hát cho ông Phạm Tuân (Trưởng Ban Văn nghệ Đài TNVN) nghe, ông Tuân không đồng ý, vì nghe Chèo mới quá. Hoàng Tạo vui vẻ dành thời gian sửa chữa lại để “ai nghe cũng biết đó là hát Chèo”. Ông Phạm Tuân duyệt luôn sau khi đã sửa và cho thu thanh. Ca cảnh này cũng chiếm được cảm tình của thính giả sau khi phát sóng".

________________________________________

Kỷ niệm Nha Trang, Chiếc ba lô và bài ca tình nguyện [3]

Trích bài: "Nếu nhớ lại một thời chiến tranh biên giới Tây Nam và nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia thoát nạn diệt chủng Pol Pot mà chúng ta vừa kỷ niệm 40 năm (1979- 2019) thì phải cất tiếng hát của bài ca “Chiếc ba lô và bài ca tình nguyện” của nhạc sĩ Hoàng Tạo. Chỉ nghe tên bài ca cũng hiểu nội dung và tính thời đại của nó. Đây chính là điều kỳ diệu của âm nhạc mà người nhạc sĩ rất tài như Hoàng Tạo đã làm được.

Nói về các tác phẩm âm nhạc về quân tình nguyện trên đất nước chùa tháp và cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam đầy gian khổ, đau thương, chúng ta không có nhiều để kể: “Anh lính tình nguyện và người lính apsara” (Minh Quang), “Đồng đội” (Hoàng Hiệp), “Cánh hoa lưu ly” (Diệp Minh Tuyền), “Ngày mai anh lên đường” (Vũ Hoàng), “Nhánh lan rừng” (Thế Hiển)… Đây thực sự rất ít so với mảng đề tài chiến tranh chống Mỹ trước đó và tiếp tới là chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc. Tuy ít nhưng đầy ấn tượng, không thể xóa nhòa. Trong số này, điển hình chính là ca khúc “Chiếc ba lô và bài ca tình nguyện”. Người nhạc sĩ quân đội đầy tài hoa Hoàng Tạo đã lấy vật dụng thân quen của người lính để làm chủ đề cho ca khúc của mình: chiếc ba lô! Trước đó, thời chống Mỹ, nhạc sĩ Phạm Tuyên lấy cây gậy chống của người lính viết bài “Cây gậy Trường Sơn”, nhạc sĩ Nguyên Nhung lấy hình ảnh cái võng để viết “Bài ca trên cánh võng”, Huy Du lấy bếp lửa để viết “Nổi lửa lên em”… Nhưng có lẽ khác với thời chiến tranh trước đó, người lính tình nguyện Việt Nam thời này (năm 1979) sang làm nghĩa vụ quốc tế thực sự cao cả, bởi chúng ta trải qua 30 năm chiến tranh chống ngoại xâm đã thấm đủ mất mát hy sinh, tưởng được an bình nơi quê hương giải phóng thì nay lại phải xốc ba lô lên đường cứu một dân tộc láng giềng đang gặp nạn.

“Khi anh buộc gọn lại chiếc ba lô. Là khi con chim đậu cành gọi nắng xuân sang. Tiếng hót những gì mà ríu rít vui theo nhịp bước quân đi lấp lánh. Ba lô nhẹ nhàng khẩu súng trong tay. Là bài ca tình nguyện vì Tổ quốc yêu thương” - bài hát mở đầu thật nhẹ nhàng như sự hồn nhiên vô tư của người lính trẻ, họ ra đi trong mùa xuân đất nước và sẽ cố gắng bảo vệ đất nước mùa xuân. Chỉ có người lính Việt Nam mới có tâm thế và trái tim hồn hậu để nhẹ nhàng bước vào cuộc chiến mới này. Lời ca đầy truyền cảm mà thắm thiết dạt dào cảm xúc. Tuy thế, Hoàng Tạo lại để những nốt nhạc rất cao làm nhói tim người nghe. Người thể hiện ca khúc này chính là ca sĩ - Nghệ sĩ Ưu tú Ma Bích Việt - giọng nữ cao nổi tiếng dân tộc Tày. Bích Việt đã đẩy từng nốt nhạc và lời ca lấp lánh chói rực như các đốm nắng trên vòm lá xanh mùa hạ. Và chỉ có Bích Việt mới thể hiện trọn vẹn bài ca đầy lãng mạn và bi tráng này, trở thành ca khúc kinh điển đại diện cho thời “tình nguyện”: “Bao la rộng dài Tổ quốc ta là trái tim nồng nàn người chiến sĩ. Gắn bó nghĩa tình cùng chiếc ba lô bao kỷ niệm ước mơ sáng. Ba lô nhẹ nhàng khẩu súng trong tay. Đời vui ta giản dị ngời sáng chiến công”…

Nhạc sĩ Hoàng Tạo nổi tiếng với những ca khúc: Đưa anh đi hái măng rừng, Trở lại về thăm trung đoàn, Tuổi xanh Mộc Châu… Là nhạc sĩ của Quân chủng Phòng không - Không quân, Hoàng Tạo có nhiều bài hát: Tên lửa về bên sông Đà, Mùa bay đôi, Bầu trời yêu thương … rất trữ tình đằm thắm, lưu mãi trong tâm hồn những người lính một thời. Qua nét nhạc hồn nhiên lãng mạn cách mạng, không ngờ rằng Hoàng Tạo là người con quê hương Bình Sơn (Quảng Ngãi) tập kết ra Bắc năm 1954, có năng khiếu nhạc, được đi đào tạo thành nhạc sĩ quân đội nổi tiếng. Với Nha Trang, Hoàng Tạo thường xuyên đi thực tế vì nơi đây có những cánh én bạc từ trường đào tạo không quân, nhờ đó có những bài hát rất hay: Mùa bay đôi, Bầu trời yêu thương hay Đàn chim mùa thu Nha Trang". ________________________________________

Đưa anh đi hái măng rừng [4]

  1. ^ [2]
  2. ^ [3]
  3. ^ [4]
  4. ^ [5]