Giải thích câu hỏi của nhiều đọc giả: VÌ SAO CÓ LÚC MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG CÙNG XUẤT HIỆN TRÊN BÀU TRỜI???

Mặt Trăng được xem là vệ tinh của Trái Đất và không bao giờ ngừng việc quay quanh Trái Đất một vòng, bởi vậy mà mỗi tháng sẽ có một lần trăng tròn (ngày rằm) và một lần Mặt trăng đi vào giữa Mặt trời và Trái đất (ngày mồng một âm lịch).

Trong nửa tháng, từ ngày mồng một tới ngày rằm, Mặt Trăng sẽ luôn luôn nằm ở phía Đông Mặt Trời nên trước khi Mặt Trời lặn thì Mặt Trăng đã xuất hiện; tức nghĩa là trong đầu nửa tháng âm lịch, Mặt trăng luôn luôn mọc ra khỏi đường chân trời trước khi mặt trời lặn. Còn từ ngày rằm đến mồng một âm lịch tháng sau (nửa cuối tháng), Mặt trăng sẽ nằm ở phía Tây Mặt trời và sau khi Mặt trời mọc, Mặt trăng vẫn chưa lặn; nghĩa là trong nửa cuối tháng, Mặt trăng chỉ lặn sau khi Mặt trời mọc. Bởi vậy hiện tượng "Mặt Trời chưa lặn, Mặt Trăng đã mọc" chỉ xảy ra vào nửa đầu tháng âm lịch và hiện tượng "Mặt Trời mọc rồi, Mặt Trăng chưa lặn" chỉ xảy ra vào nửa cuối tháng âm lịch.

Theo cách giải thích ở trên, chúng ta sẽ biết được Mặt Trăng xuất hiện lúc hòng hôn chân trời phía Tây là trăng mới và Mặt Trăng xuất hiện lúc sáng sớm ở chân trời phía Đông là trăng tàn.