Năm Pháp Lý

sửa

Năm pháp lý, trong hệ thống pháp luật nước Anh, cũng như các nước thông luật khác, là thời gian mà tòa tiến hành xét xử trong năm. Nó thường được chia thành các quãng thời gian gọi là "kỳ".

Nước Anh

sửa

Ở nước Anh, năm pháp lý được chia thành 4 kỳ:

Kỳ Michaelmas: Từ tháng 10 đến tháng 12

Kỳ Hilary: Từ tháng 1 đến tháng 4

Kỳ Phục sinh (Kỳ Ester): Từ tháng 4 đến tháng 5, và

Kỳ Chúa ba ngôi (Kỳ Trinity): Từ tháng 6 đến tháng 7

Giữa các kỳ, các tòa không tiến hành xử án, không có phiên điều trần hay yêu cầu kháng án nào được thụ lý tại Tòa Cấp Cao, Tòa Kháng Án và Tòa Tối Cao - là những tòa áp dụng "năm pháp lý". Các cấp tòa còn lại như Tòa Nữ Hoàng, Tòa án hạt không áp dụng "năm pháp lý". Quãng nghỉ dài nhất là khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10.

Kỳ Hilary trước kia được xác định từ 01/01 đến 31/01 - thời gian Tối cao pháp viện Anh Quốc nhóm họp.

Năm pháp lý ở nước Anh được bắt đầu vào tháng 10 hằng năm, với một nghi thức có từ thời Trung Cổ: Các thẩm phán cầu mong họ sẽ được dẫn dắt bởi sự minh mẫn rong suốt năm pháp lý. Những thẩm phán của những tòa án có trụ sở tại Westminster sẽ rời thành phố và đi bộ đến tu viện Westminster để tham gia vào buổi lễ rồi sau đó sẽ được đón tiếp bằng một "bữa sáng của đại chưởng ấn" - tổ chức ở tòa nhà Quốc hội.

Vào ngày nay, buổi lễ dài khoảng 45 phút, bắt đầu từ 11:30 sáng và lễ được chủ tọa bởi Trưởng tu viện Westminster. Buổi lễ gồm các hoạt động như cầu nguyện, thánh ca... Trong buổi lễ, Đại chưởng ấn sẽ có phát biểu một bài nói. Mặc dù trước kia các thẩm phán thường đi bộ đến Tu viện Westminster , nhưng ngày nay đa số sẽ đi bằng xe ô tô.

Nghi thức này diễn ra liên tục từ thời Trung cổ đến nay, ngoại trừ quãng thời gian 1940-1946 cho Chiến tranh thế giới thứ 2. Ngoài ra, vào năm 1953, nghi thức phải diễn ra ở nhà thờ St Margaret's, do Tu viện Westminster sẽ được trang trí để sử dụng cho Lễ đăng quang của nữ hoàng Elizabeth II.[1]

  1. ^ https://www.judiciary.gov.uk/about-the-judiciary/the-justice-system/term-dates-and-sittings/legal-year/. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)