Thành viên:LuanNguyen (M.A)/Daria Mishukova

Daria Mishukova (Nhà Đông phương học) [1]

sửa

Chị bảo, rất thích không khí Tết của người Việt với cây đào, cây mai, cây quýt, bánh chưng, bánh tét…


Sinh ra và lớn lên tại nước Nga, lý do gì khiến chị có cảm tình đặc biệt và yêu mến đất nước Việt Nam như vậy? Chị có thể giới thiệu một số nghiên cứu tiêu biểu, cũng như những hoạt động đóng góp của chị về Việt Nam? Tết năm nay, Daria sẽ ở lại Việt Nam để trải nghiệm Tết cổ truyền của người Việt. Daria rất thích không khí của Tết Việt. Daria thấy trong thời gian 15 năm qua không khí Tết Việt Nam có nhiều thay đổi. Tất nhiên, Tết Nguyên Đán vẫn duy trì nhiều nét đặc trưng tiêu biểu mà chỉ Tết Việt Nam mới có.

Daria sinh ra và lớn lên tại thành phố Vlađivôstốk. Năm 1995 Daria thi vào Viện Phương Đông học, chuyên ngành Việt Nam học. Tốt nghiệp trường này vào năm 2001, Daria bắt đầu viết luận án tiến sĩ, làm giáo viên kiêm Phó GĐ Trung tâm văn hoá Việt Nam tại Nga và đến đầu năm 2005 thì làm Phó Chủ nhiệm khoa Ngữ văn các nước Đông Nam Á, và là người trẻ tuổi nhất trong lịch sử của trường đảm nhiệm chức danh này. Từ năm 2007 đến nay, Daria có 4 cuốn sách, trong đó có 3 cuốn về Việt Nam, đặc biệt là cuốn: "Việt Nam. Đất nước con Rồng cháu Tiên”;…Nói chung, bạn đọc Việt Nam và Nga đều rất yêu thích cuốn sách này và coi đó như là một ấn tượng về Việt Nam của đa số người nước ngoài khi đến dải đất hình chữ S. Nhiều bạn đọc chia sẻ với Daria là đọc cuốn sách này trước khi sang Việt Nam sẽ làm cho chuyến đi phong phú hơn, vì đã biết ý nghĩa của nhiều hiện tượng văn hoá tiêu biểu. Một số còn coi "Việt Nam. Đất nước con Rồng cháu Tiên” giống như bách khoa toàn thư thú vị của đất nước Việt Nam hiện đại. Cuốn sách này đã trở thành bức danh thiếp cá nhân của Daria trong ngành du lịch Việt - Nga.

Ngoài lĩnh vực nghiên cứu, sưu tầm về văn hóa và du lịch ở Việt Nam, được biết thời gian gần đây chị bắt đầu quan tâm đến ngọc trai Việt Nam. Chị có thể chia sẻ về lý do chị đam mê ngọc trai không?

Cái gì nói về ngọc trai cũng thú vị lắm. Daria thật sự bị lối cuốn bởi thế giới vô cùng hấp dẫn và tuyệt vời của ngọc trai khi đến làm việc tại Long Beach Pearl. Tuy nhiên, có một điều làm cho Daria hơi ngạc nhiên, là ở Việt Nam ít người biết về giá trị của ngọc trai, trong khi văn hóa Việt Nam trong thực tế rất gắn bó với ngọc trai.

Thông tin về ngọc trai có thể tìm được bằng tiếng Việt không có gì hấp dẫn, chủ yếu trích lại qua các trang web khác nhau huyền thoại Hy Lạp, chuyện về viên ngọc Lão Tử được dịch sang tiếng Việt, nhưng tuyệt đối ít thông tin về sự gắn bó của ngọc trai với văn hóa Việt Nam. Kể cả trong lịch sử đất nước, huyền thoại Việt Nam lẫn trong những sự kiện của thễ giới hiện đại. Tất cả những điều trên đã khiến Daria càng thích thú hơn khi tìm hiểu về văn hóa của đất nước Việt Nam.

Chúng tôi rất ngưỡng mộ chị vì ngày càng có nhiều đóng góp đặc biệt cho đất nước Việt Nam. Dường như thời gian chị ở Việt Nam ngày càng dài hơn. Phải chăng tình yêu đối với đất nước Việt Nam của chị ngày càng nhiều hơn?

Năm 2004, khi Daria lần đầu tiên trả lời phỏng vấn của một vài tờ báo Việt Nam, Daria đã nói, có lẽ đến và tiếp cận với văn hóa Việt Nam là số phận của Daria. Quả thực, mình đã gắn bó với văn hóa Việt Nam và ngành Việt Nam học, kể cả trong lĩnh vực du lịch Nga – Việt. Với uy tín vừa đủ để Daria có thể viết bài về văn hóa, du lịch của Việt Nam quảng bá cho các tạp chí của vài ba hãng hàng không Nga.

Một tháng in trung bình khoảng 40.000 cuốn và viết bài phân tích tiềm năng và xu hướng trên thị trường du lịch Việt – Nga cho tạp chí Forbes Việt Nam. Trong đó, vào tháng 12-2013 thì Forbes Việt Nam đã đăng bài viết của Daria với tựa đề "Người Nga trở lại” đã thu hút nhiều sự chú ý của những chuyên gia du lịch Việt Nam và giới kinh doanh du lịch Việt Nam.

Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam đã đến rất gần, chị có dự định ở lại đón Tết ở Việt Nam không? Cảm xúc của chị như thế nào về Tết Việt Nam?

Tết năm nay, Daria sẽ ở lại để trải nghiệm Tết cổ truyền của người Việt. Daria rất thích không khí của Tết Việt. Vào những ngày Tết đường phố ở các thành phố, thị trấn của Việt Nam đều được trang trí rất đẹp với nhiều biểu tượng Tết như cây đào, cây mai, cây quýt, có nơi chọn cây tươi, có nơi trưng bày cây nhân tạo. Daria thấy trong thời gian 15 năm qua không khí Tết Việt Nam có nhiều thay đổi.

Tất nhiên, Tết Nguyên Đán vẫn duy trì nhiều nét đặc trưng tiêu biểu mà chỉ Tết Việt Nam mới có. Tuy nhiên thế kỷ XXI cũng đã mang lại nhiều xu hướng mới. Lúc đầu những nét mới chỉ được coi là "theo mốt”, nhưng nay có thể nói rằng đã trở thành truyền thống mới.

Trong thế kỷ XX, người Việt chủ yếu ăn Tết Nguyên Đán như lễ Tết gia đình, về cội nguồn với những sinh hoạt rất tiêu biểu của văn hoá Việt Nam: thăm quê nội ngoại, thăm viếng họ hàng, hàng xóm, bạn bè. Nay có nhiều gia đình Việt Nam vẫn tiếp tục ăn Tết với các loại sinh hoạt truyền thống. Tuy nhiên, năm nào số người Việt Nam ăn Tết kiểu mới ngày càng đông hơn và phổ biến hơn.

Thế kỷ XXI đã trang trí Tết Việt Nam truyền thống với nhiều nét hiện đại. Trước hết là đi ăn Tết tại các resort trong nước hay đi du lịch nước ngoài. Thống kê đặt phòng của các khách sạn, resort và công ty du lịch là chứng minh mang tính chất rất thuyết phục.

Cảm ơn Daria về cuộc trò chuyện!

(Bài gốc của tác giả - Thạc sĩ Văn hóa, Nhà báo Nguyễn Thành Luân được liên kết đến http://m.vietinfo.eu/viet-nam-que-huong/nha-van-hoa-nga-yeu-tet-cua-nguoi-viet.html)

Nhà nghiên cứu Daria Mishukova: Doanh nhân Việt Nam dần có tiếng trên thế giới[2]

sửa

Một số doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phủ của thế giới, đang cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những vấn đề về thương hiệu Việt và sự phát triển bền vững cũng đang được đặt ra để tăng tốc nền kinh tế đất nước.

Xung quanh câu chuyện về kinh tế Việt Nam và các doanh nhân người Việt, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu, nhà Đông phương học người Nga Daria Mishukova.

Thưa bà, là người rất am hiểu đặc điểm kinh tế, văn hóa, du lịch và con người Việt Nam, từng được Bộ VH-TT&DL Việt Nam chọn là đại sứ du lịch Việt Nam tại Nga, xin bà cho biết một số đánh giá về đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay?

Daria Mishukova: Thành tựu của kinh tế Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của các doanh nhân Việt. Daria tham gia nhiều Hội nghị của Hiệp hội doanh nhân Việt Nam, các sự kiện Forbes Vietnam, Top100 Phong cách Doanh Nhân, cũng có dịp đồng hành trong các hoạt động xã hội, từ thiện. Đại đa số doanh nhân Việt mà Daria gặp đều là những người với những nét như sau: rèn luyện tư duy tích cực, dành nỗ lực để xây dựng uy tín trong ngành, phát triển kinh doanh lên tầm cao mới và tạo giá trị trong công động, biết học hỏi từ người đã đi trước và từ kho báu kinh nghiệm quốc tế, và đặc biệt có lòng tự hào về đất nước Việt Nam. Trong sự thành công của nhiều doanh nhân và thương hiệu Việt Nam thời gian qua thì những giá trị nói trên có vai trò quan trọng của họ.

Theo Daria, giới doanh nhân Việt có một số nét thú vị, mang tính chất tiêu biểu Việt Nam, mà ít phổ biển ở các nước khác. Trong hoạt động vui chơi giải trí, doanh nhân Việt mang lại phong cách showbiz: doanh nhân hát, doanh nhân khiêu vũ. Trong bữa tiệc doanh nhân Việt, việc các anh chị TGĐ, GĐ lên sân khấu biểu diễn là một điều không thể thiếu được. Đối tác nước ngoài thường ngạc nhiên, nhưng thấy đó là một nét thú vị.

Bà có đánh giá thế nào về tư duy kinh doanh của các doanh nhân người Việt. Kinh tế Việt Nam đang thiếu các doanh nhân trong lĩnh vực nào, vì sao?

Trong những năm qua, Việt Nam tiếp tục đạt được những mục tiêu kinh tế về kim ngạch XNK, tăng trường GDP,… Đương nhiên, một số lĩnh vực có nhịp độ tăng trưởng nhanh, một số ngành phải đối phó nhiều thách thức. Doanh nhân Việt Nam biết nắm bắt cơ hội, khi cần thiết biết thay đổi nhanh. Bên cạnh đó, theo nhận xét của Daria, việc phát triển nhân sự và đặc biệt duy trì tiêu chuẩn chất lượng là một trong những điểm nhạy cảm, nên tiếp tục dành sự chú ý.

Theo bà, Việt Nam đã có thương hiệu đặc thù, có tính phổ biến, dễ nhận biết trên thế giới và ở các nước hay chưa ?

Theo Daria ở Việt Nam có nhiều sản phẩm trong phân khúc thị trường khác nhau được người tiêu dùng Việt Nam ưa thích, rất xứng đáng với tên gọi danh dự “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Khi ở Việt Nam, Daria cũng thích mua những sản phẩm đó và thấy hài lòng về chất lượng. Có không ít nhãn hiệu có vị thế và uy tín trên thị trường nội địa, nhưng ít khi ra quốc tế, hoặc nói chính xác hơn là ít khi được người tiêu dùng quốc tế nhận biết rộng rãi.

Người tiêu dùng Việt Nam có lòng tin với các sản phẩm sản xuất tại Mỹ, Nhật Bản, Úc, các nước EU, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan. Đối với hàng xuất sứ từ Trung Quốc, ngược lại có ý kiến chung chung là chất lượng không cao. Giữa hai cực: hàng Nhật Ban chất lượng cao và hàng Trung Quốc chất lượng thấp, người tiêu dùng trên thế giới không biết rõ hàng Việt Nam nằm ở đâu trong cuộc cạnh tranh ấy. Chưa nói đến một nghịch lý trong thời đại công nghệ thông tin, khi vẫn gặp người hỏi: “Việt Nam đã khôi phục sau chiến tranh chưa? Đi du lịch có an toàn không?”.

Hơn nữa hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt tiêu đen từ Việt Nam, đã trong hơn 30 năm chính thức nằm trong danh sách TOP 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới, nhưng người tiêu dùng quốc tế lại không biết đến Việt Nam, trong khi đã xuất xứ từ Việt Nam.

Thực tế này chỉ rõ khối lượng công việc mà Việt Nam phải làm trong tương lai để thương hiệu Việt Nam được nhận biết và có vị thế trên thế giới.

Là một doanh nhân nước ngoài, từ góc nhìn văn hóa bà có đánh giá gì về việc Việt Nam lựa chọn một ngày đặc biệt là 13 tháng 10 hàng năm để kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam. Ý nghĩa của ngày này có tác động thế nào đến các doanh nhân và cả xã hội?

Ngày 13/10 được chọn là ngày Doanh Nhân Việt Nam vì đó chính là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương Việt Nam ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 13/10/1945). Nhiều thế hệ người Việt Nam có lòng yêu thương với Bác Hồ, do đó việc lấy lời nói của Bác về việc xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng là một cơ sở rất hợp lý.

Theo Daria, người Việt Nam rất thích các loại lễ hội, đầu thế kỷ XXI thêm Ngày doanh nhân Việt Nam vào danh sách lễ hội ngành nghề thì người Việt Nam sẵn sàng ăn mừng: tổ chức bữa tiệc, tặng và nhận quả, hoa.

Ở nước Nga cũng có Ngày Doanh nhân, nhưng không phổ biến lắm, hình như giới doanh nhân thích hơn nhưng lễ hội theo ngành nghề.

Là nhà nghiên cứu, đồng thời là một doanh nhân, bà từng có hoạt động kinh doanh nào ở Việt Nam không và chị nhận thấy cơ hội nào ở đất nước đang phát triển như Việt Nam?

Ở Việt Nam, Daria làm việc trong lĩnh vực tư vấn phát triển chiến lược, phát triển kinh doanh, quảng bá thương hiệu và marketing. Bên cạnh đó, công việc nghiên cứu văn hóa cũng đã giúp Daria có hiểu biết sâu rộng về tâm lý dân tộc Việt Nam, qua đó giúp mình có cơ sở làm kết luận chính xác về các phân khúc thị trường khác nhau, giao tiếp với đối tác đa quốc tế, đưa ra những quyết định sáng tạo và chuyên nghiệp, đề xuất những chiến lược phát triển hiệu quả và mang lại thành công tốt đẹp.

Trân trọng cảm ơn bà!

(Bài gốc của tác giả - Thạc sĩ Văn hóa, Nhà báo Nguyễn Thành Luân được liên kết đến http://tphcm.chinhphu.vn/nha-nghien-cuu-daria-mishukova-doanh-nhan-viet-nam-dan-co-tieng-tren-the-gioi)

  1. ^ Nguyễn, Thành Luân (báo Đại Đoàn Kết). “Nhà văn hóa Nga yêu Tết của người Việt”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  2. ^ Báo Chính phủ. “Nhà nghiên cứu Daria Mishukova: Doanh nhân Việt Nam dần có tiếng trên thế giới”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)