Thành viên:LuanNguyen (M.A)/Nguyễn Lê Ninh (Phó Giáo sư Tiến sĩ)

Nguyễn Lê Ninh, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội khoa học & Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh (nhiều khóa). Ông nguyên là giảng viên Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội kỹ sư ô tô Việt Nam, nguyên Ủy viên Hội đồng tư vấn Khoa học - Kỹ thuật - Môi trường thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Lê Ninh
Sinhngày 10 tháng 08 năm 1937
Quốc tịchViệt Nam
Dân tộcKinh
Trường lớpTiến sĩ ngành động cơ Đốt trong tại CHDC Đưc
Nghề nghiệpỦy viên Hội đồng Tư vấn-Giám đinh-Phản biện về KH-KT-MT
Tổ chứcChủ nhiệm Ngành Cơ khí động lực kiêm Chủ nhiệm Bộ môn cơ khí ô tô - Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh
Nổi tiếng vìNghiên cứu thiết kế và chế tạo các loại xe chữa cháy chứa 6; 8 tới 10 mét khối nước cho CA PCCC Tp.HCM; Cty bột ngọt VEDAN và CA PCCC nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.

Hiện nay, ông tiếp tục được tín nhiệm Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ thứ XI (2019 - 2024)[1]

Tiểu sử

sửa

Nguyễn Lê Ninh sinh ngày 10 tháng 08 năm 1937 tại Hà Nội, xuất phát từ dòng Họ Nguyễn Phúc nổi tiếng (Quan giám binh Triều Lê tại Thăng Long từ năm 1553 thế kỷ 16).

Cuối năm 1942, khi mới tròn 5 tuổi, ông theo học lớp Đồng Ấu (lớp 1 bây giờ) tại Trường Tiểu học Tây Hồ - Quảng Bá - Hà Nội. Sau khởi nghĩa tháng 8 1945 tiếp đến là chiến tranh bom đạn liên miên, tuổi thơ sớm mồ côi mẹ của ông đã long đong trong cuộc sống và con đường học hành. Ông cùng cha theo kháng chiến 9 năm, cơ quan của cha ông phải liên tục thay đổi địa điểm đóng trú để đảm bảo bí mật trước sự oanh tạc của máy bay Pháp. Kết quả là ông bị thất học liên tục từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 cho mãi tới năm 1950 mới có thể lại được cắp sách đến trường, lúc đó là Trường Tiểu học Châu Phong ở Chợ Hạ, Đức Thọ - Hà Tĩnh.

Sau đó, ông là một trong số ít nhà khoa học được gửi sang Đức du học, đến năm 1975 nhận học vị cao nhất là Tiến sĩ ngành động lực Đốt trong tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Khi về nước, ông công tác tại Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh và được phong chức danh Phó Giáo sư vào năm 1991. Ông nhiều năm làm Chủ nhiệm Ngành Cơ khí động lực kiêm Chủ nhiệm Bộ môn cơ khí ô tô của trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi về hưu, ông tham gia vào nhiều hoạt động của các Hiệp hội kỹ sư ô tô Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học & Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh (nhiều khóa),...

Một số mốc thời gian công tác tiêu biểu:

Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm
1964 đến 1977 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Chủ nhiệm Bộ môn công nghệ

Ôtô kiêm Trợ lý giáo vụ Khoa Cơ khí Động lực

( 1969 ~ 1975 làm NCS tại CHDC Đức1977

Từ 1977 đến 1998

Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh Chủ nhiệm ngành Cơ khí động lực  kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Ôtô-Máy kéo

Kiêm nhiệm :

Giám đốc    Công ty Phát triển

Cơ khí –Điện tử (DEMETEC )thuộc

      UBKHKT Tp.HCM

1989 ~1998  Về hưu Về hưu
2014 ~2019 UBMTTQVN Tp.HCM Ủy viên Hội đồng Tư vấn-Giám đinh-Phản biện về KH-KT-MT

Các nghiên cứu đã công bố

sửa

1.Tìm hiểu và đành giá khả năng chế tạo động cơ nổ và phụ tùng thay thế của các nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo – Hà Nội, Nhà máy cơ khí  Gò đầm -  Bắc Thái, Nhà máy GK 120 -  Hà Nội

2. Nghiên cứu bí mật di tản nhà máy phát điện Tp. Hải phòng ra Uông Bí –Quảng Ninh trong chiến tranh phá hoại Miền Bắc của ĐQ Mỹ

3. Nghiên cứu thiết kế và thi công chế tạo xe ép chở rác 2,5 tấn; 5 tấn cho Tp.HCM và HAPULICO Hà nội

4.Nghiên cứu chúc năng xã hội và khả năng Tiểu-Thủ công nghiệp của Người Hoa ở Quận 11-Tp.HCM

5.Nghiên cứu Hiện trang sản xuất, quản lý tại Nông trường Cờ đỏ của Quân khu 9 và những đề xuất  hợp lý hóa và cải tiến

6.Nghiên cứu thiết kế - thi công trạm máy phát điện bằng động cơ nổ Caterpilla chạy bằng trấu công suất phát 100KW cho Tổng đội Thanh niên Xung phong Tp.HCM tại Dak Nông

7.Nghiên cứu Thiết kế-Thi công máy phát điện- động cơ nổ chạy bằng trấu cho phân xưởng sản xuất nước đá -Nhà máy xay lúa gạo Bình Tây thuộc Tổng Công ty lương thực Miền Nam

8.Thiết kế cải tạo xe tải 5 tấn  chạy xăng sang xe chạy trấu cho Tổng công ty lương thực Miền Nam

9.Thiết kế tổ hợp cụm lò ga -máynổ-máy bơm nước cho lực lương TNXP của  Tp.HCM tại Bình Dương

10.Thiết kế hệ thống xích-clôn nhằm hút bụi xi măng bay lơ lửng trong xường nghiền trộn xi-măng tại Công ty Xi-măng Hà Tiên

11.Nghiên cứu thiết kế xe buýt 62 chỗ trên nền xe tải IFA tại Xí nghiệp SCOTOSO 5 - Sở Giao thông Tp.HCM

12.Thiết kế-chế tạo máy cán mực xuất khẩu cho Xi nghiệp Xuất khẩu thủy hải sản La Ghi – Bình Thuận

13.Nghiên cứu thiết kế xe Honda lôi chở 12 người Hoặc 500kg hàng hóa cho Xí nghiệp Mô tô - Xe đạp thuộc Sở Công nghiệp Tp.HCM

14.Thiết kế cơ giới hóa dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ cho Công ty phân hữu cơ của Tổng công ty hóa chất Miền Nam tại Tân Uyên – Bình Dương

15.Thiết kế và chỉ đạo thi công  đoàn xe rơ-moóc chở hàng siêu trường - siêu trọng 120 tấn nhằm chở 42 kiện hàng năng 70 ~ 120 tấn cho phục vụ đường dây 500 Kilô Von ( Kilovolt ) của  Công trình Thủy điện Trị An

16.Nghiên cứu thiết kế và chế tạo các loại xe chữa cháy chứa lượng nước từ 6; 8 tới 10 mét khối nước cho CA PCCC  Tp.HCM; Cty bột ngọt VEDAN  và CA PCCC nhiều tỉnh thành  trên toàn quốc.

17.Thiết kế chế tạo xe thang chiều cao nâng 12 mét với trong lượng nâng 500kg- phục vụ công viên cây xanh tại Công ty Công trình đô thị Tp.Hà Nội và Tp.Hải phòng

18.Thiết kế -  thi công xe bồn trộn bê-tông 7 tấn cho Công ty Bê-tông Hải Âu Tp.HCM

19.Thiết kế xe gầu đào xúc – chở đất phục vụ các công trường xây dựng Cty XD số 8 Tp.HCM

20.Thiết kế chế tạo xe tưới cây xanh và rửa đường 4 đến 8 mét khối nước cho Cty công viên cây xanh và Cty công trình đô thị Tp.HCM và Tp.  Hà Nội

Tham vấn và phản biện xã hội

sửa

Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Lê Ninh có nhiều hoạt động tham vấn, phản biện xã hội trên báo chí, truyền thông trong nước khi tham gia vào Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh.

biên chế cán bộ

sửa

Trả lời trên tờ Đại Đoàn Kết về công tác cán bộ và đề án tinh giảm biên chế, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh cho rằng, việc giám sát Đề án là một trong những nhiệm vụ mà Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện ngay khi đề án được triển khai trên thực tiễn. Trong đó, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước cũng như khối cơ quan, đơn vị sự nghiệp của cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn cồng kềnh và không còn phù hợp với nhu cầu phát triển mới, nhất là đối với một đô thị đặc biệt như đô thị này. Ông cũng phản ánh: "thực tế có nhiều cán bộ, công chức có năng lực, không lọt vào danh sách bị cắt giảm nhưng lại xin nghỉ việc để chuyển qua các đơn vị kinh tế tư nhân hoặc các nơi khác có chế độ, chính sách, vị trí tốt hơn. Đây cũng chính là một vấn đề mà Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh cần quan tâm tham mưu cho Ủy ban Nhân dân thành phố trong quá trình phê duyệt Đề án[2].

 
Xe siêu trường siêu trọng chở biến thế 90 tấn về Trạm biến thế Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang vào thập niên 90

Cũng về chủ đề này, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh nói trên tạp chí Khám Phá, về quan điểm không nên giao cho các trí thức chức trách quản lý hành chính. Ngược lại, những trí thức được tuyển chọn để tập trung suy nghĩ để sáng tạo, bứt phá trong phát triển kinh tế xã hội. Quản lý hành chính họp hành liên miên sẽ khiến họ thiếu thời gian để suy nghĩ sáng tạo, để đột phá[3].

Kinh tế vỉa hè

sửa

Về việc ông Đoàn Ngọc Hải là người dẫn đầu về "cuộc chiến vỉa hè" xin từ chức Phó Chủ tịch quận 1 (TP.HCM) thể hiện ông Hải là người có lòng tự trọng.

“Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, mục tiêu, ước vọng của UBND quận 1 trong việc lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè của ông Hải là tốt nhưng cách tiến hành máy móc, phương pháp thực hiện cũng chưa hợp lý”.

Ông Ninh cho rằng, "kinh tế vỉa hè" vốn đã tồn tại không chỉ ở Việt Nam mà các nước Đông Nam Á hàng chục năm qua. Số người nhập cư vào TPHCM lên đến hàng triệu người, và đến 74% dân số TPHCM kinh doanh cá thể. Vỉa hè, đường phố là nơi người dân sống trong nội đô làm dịch vụ để mưu sinh như các phố ăn uống, quán ăn vỉa hè.., phục vụ người đi lại trên đường. "Vì vậy, không thể ngày một ngày hai là lập lại được trật tự vỉa hè. Công việc này đòi hỏi thời gian và liên quan đến vấn đề quy hoạch đô thị".

Theo ông Ninh, “vấn đề ở đây là tổ chức quy hoạch đô thị chứ không phải riêng quản lý hành chính. Bởi không có quy hoạch phát triển, ngành nghề tự phát nhiều thì xảy ra hiện tượng lấn chiếm vỉa hè. Muốn giải quyết dứt điểm phải có thời gian, ít ra cũng chục năm chứ không chỉ vài tháng. Cho nên anh Hải được giao thực hiện một niềm mơ ước không có thực tiễn”.

Mù quang học (photo chemie)

sửa

"Điều đặc biệt cần được nhấn mạnh ở đây là trong các hạt nhiên liệu chưa cháy hết, chưa cháy kịp, ngoài việc tồn tại các aldehyde gây kích thích mắt, mũi và niêm mạc đường hô hấp, thậm chí gây viêm thì còn tồn tại cả các phân tử Benzen (carbuya thơm mạch vòng) bị nhiệt phân rã, sinh ra các dẫn xuất của chúng. Đấy là các chất gây ung thư rất nguy hiểm. Đối với Ozon, là một chất oxy hoá rất mãnh liệt, có mùi rất tanh và  làm cỏ cây từ vàng úa lá đến chết khô; làm cho các sản phẩm làm ra từ cao su bị lão hoá, gây rạn nứt. Trong khi đó, con người có thể cảm nhận được mùi Ozon khi nồng độ đạt đến 0.02 ppm...."[4]

Sáng chế

sửa

PGS.TS Nguyễn Lê Ninh có công trong việc thiết kế mô hình, cải tiến động cơ cho các xe cứu hỏa ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Trong thời gian điều hành tại DEMETEC - một doanh nghiệp xe chuyên dùng thuộc Tổng công ty SAMCO, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh đã giúp đơn vị này nắm giữ các sáng chế và phân phối độc quyền về xe chuyên dùng trên thị trường. Khi đó, có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã liên hệ đặt thẳng vấn đề mua lại sáng chế của DEMETEC, tuy nhiên lãnh đạo công ty đã từ chối[5].

Sau này, dấu ấn của DEMETEC thể hiện qua các cải tiến ứng dụng ở xe rác của Công ty HAPULICO, xe chữa cháy ở Công ty SAMCO, Công ty Động lực và Nhà máy Z.753, tạo được phân khúc thị trường nhất định vào thời điểm đó[5].

 
Một mẫu xe PCCC do DEMTEC sản xuất thời kỳ sau đổi mới 1986.

Khen thưởng

sửa

Với những thành quả mà thầy dành cho cả sự nghiệp Giáo dục và sự nghiệp nghiên cứu ứng dụng Khoa học – Kỹ thuật, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh đã được Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý:

  • Huy hiệu 10 năm thành phố Hồ Chí Minh (1985)
  • Huy hiệu 10 năm kỷ niệm ngày thành lập lực lượng Thanh niên Xung phong TP HCM
  • Danh xưng “Cán bộ dạy tốt”; “Chiến sĩ thi đua cấp Cơ sở Trường ĐHBK TP.HCM 1986-1987, 1988-1989
  • Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố (TP.Hà Nội 1967); TP.HCM năm1986 và năm 1988)
  • Bằng khen Lao động sáng tạo của Tổng Công đoàn VN năm 1989
  • Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục (1995);
  • Huy chương Vì sự nghiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật (2014)
  • Được UBND TP.HCM tuyên dương và được giải Nhất trong Hội nghị "Những người nghiên cứu và áp dụng KH - KT giỏi Thành phố Hồ Chí Minh lần I (4.1988)

Tham khảo

sửa


  1. ^ Ủy ban MTTQVN TP Hồ Chí Minh. “Tiểu sử PGS TS Nguyễn Lê Ninh”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  2. ^ Nguyễn Thành Luân (báo Đại Đoàn Kết). “http://daidoanket.vn/chinh-tri/tp-ho-chi-minh-khong-ne-nang-khi-tinh-gian-tintuc90755”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  3. ^ Tạp chí Khám phá. “Không nên giao cho các trí thức chức trách quản lý hành chính”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  4. ^ Nguyễn, Thành Luân (báo Đại Đoàn Kết). “TP Hồ Chí Minh: Xác định 'thủ phạm' gây ô nhiễm không khí”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  5. ^ a b Nguyễn Thành Luân (báo Đại Đoàn Kết). “Tìm cơ hội ở thị trường AEC”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)