Thành viên:LuanNguyen (M.A)/Tia X (X-ray or tia Röntgen)

Bức xạ X (bao gồm tia X hay X-ray) sửa

"Tia X (Tia RƠN-GHEN) - Cuộc Cách mạng trong lĩnh vực Vật lý học"[1]

Cách đây đúng 111 năm, vào ngày 8 tháng 11 năm 1895, Vinhem Côrat Rơnghen, nhà vật lý người Đức đã phát hiện ra tia X - một loại sóng điện từ đặc biệt mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Để tôn vinh phát hiện vĩ đại này, năm 1901, Rơnghen đã được Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển trao tặng giải thưởng Nôben về vật lý. Năm 1901 cũng là năm Kuafman đưa ra những chứng minh về điện tử, đã bác bỏ tất cả các quan điểm siêu hình về vật chất trước đó.

Ngày nay, trên khắp thế giới, tia X (còn gọi là tia Rơnghen ) đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cuộc sống như y học, vật lý, hóa học, điện tử,... Thậm chí, ngay trong cuộc đời của mỗi con người cũng đã không ít lần phải tới bệnh viện và chụp Xquang. Nhưng ít ai biết được bản chất của loại sóng đặc biệt này.

Tia X xuất hiện khi một chùm êlectrôn có động năng lớn đập vào một chất làm cho các bản quang phát sáng lên. Toàn bộ quá trình này được thực hiện trong một ống nghiệm (gọi là ống Rơnghen) bao gồm bình chân không, katốt và anốt (katốt thực hiện phát ra êlectrôn còn anốt là nguồn phát tia X ).

Tia X có khả năng đâm xuyên rất lớn, tác dụng mạnh lên phim ảnh và các màn phát quang. Chính vì vậy trong y học, người ta đã lợi dụng đặc điểm này của tia X để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh tật một cách nhanh chóng mà không làm bệnh nhân đau đớn (ví dụ như các bệnh về đường máu, bệnh ung thư,...). Trong lĩnh vực điện tử, người ta dùng tia X để kiểm tra các mối hàn, độ đồng đều của các linh kiện,... Trong vật lý và hóa học tia X được sử dụng để kiểm tra mức chất lỏng trong bình kín, phân tích cấu trúc các tinh thể, phát hiện tạp chất...

Tóm lại, tia X được phát hiện là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực vật lý học. Nó như "tia chớp" báo hiệu một thời kỳ phát triển huy hoàng của khoa học nói chung và vật lý học nói riêng ngay sau đó. Đúng như vậy, chỉ một năm sau, năm 1902, Béccơren đã phát hiện ra hiện tượng phóng xạ. Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử. Năm 1905, Anbe Anhxtanh công bố thuyết tương đối,... Nói như vậy không phải để chúng ta tự hài lòng về quá  khứ mà để "ôn cổ tri tân". Với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật hiện nay, chúng ta có quyền hi vọng vềmột "tia chớp mới" trong thế kỉ 21 sẽ được thực hiện bởi chính các nhà khoa học Việt Nam.

*Bài viết của Nhà báo, Thạc sĩ văn hóa Nguyễn Thành Luân xuất bản vào năm 2006, khi đó đang là sinh viên Khoa Triết học, USSH HCM.

Tài liệu tham khảo sửa

1- Hoàng Phê ( chủ biên ), Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học), Đà Nẵng, 2002.

2- Sách kiến thức Almanach phổ thông 1985, NXB. Khoa học & Kỹ thuật, Tp. HCM, 1984.

3- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam), Lịch Văn hóa tổng hợp 1987 - 1990, Tp. HCM, 1987.

  1. ^ Nguyễn, Thành Luân. “Tia X (Tia RƠN-GHEN) - Cuộc Cách mạng trong lĩnh vực Vật lý học”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)