Thành viên:LuanNguyen (M.A)/mù quang hóa (photo chemie)

Hiện tượng mù quang hóa (photo chemie)[1]

sửa

THiện tượng ô nhiễm không khí có tên gọi “mù quang hóa” xuất hiện ở TP HCM, Hà Nội và một số tỉnh, thành, được các nhà khoa học xác định nguyên nhân xuất phát từ chính hoạt động xả thải của các phương tiện cơ giới, phương tiện tham gia giao thông với mật độ ngày càng dày đặc vào khu vực nội thị của thành phố này.

Theo báo cáo từ Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) thuộc Sở TN-MT TP HCM thì hiện tượng “mù quang hóa” còn có khả năng xuất hiện trong một vài ngày tới do các tác nhân gây ô nhiễm vẫn chưa được giải quyết.                   

Kết quả quan trắc từ Trung tâm Quan trắc TN-MT đánh giá, chất lượng môi trường không khí tại 30 vị trí quan trắc trong  tháng 9/2019 có những nồng độ vượt quá chuẩn cho phép, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Sự gia tăng đột biến các chất ô nhiễm, được khảo sát với mức độ bụi lơ lửng (2,19 lần), PM10 (tăng 1,9 lần), NO2 (tăng 1,4 lần), CO (tăng 1,4 lần), PM2.5 (tăng 2,2 lần). Thậm chí, đối với bụi lơ lửng, PM10, PM2.5 có tỷ lệ vượt chuẩn tăng cao, trong đó có thời điểm lên mức 25%, 50%, với nhiều nguy hại cho sức khỏe của con người, đặc biệt là hệ hô hấp.

Giải thích về đợt ô nhiễm “mù quang hóa” vừa diễn ra cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm nay, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Hội đồng tư vấn Khoa học - Kỹ thuật - Môi trường thuộc Ủy ban MTTQVN TP HCM, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội kỹ sư ô tô Việt Nam đã dành nhiều thời gian chia sẻ nguyên nhân, “thủ phạm”, tác động ô nhiễm môi trường với phóng viên Đại Đoàn kết.

Theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, vào năm 1946, lần đầu tiên trên thế giới, tại thành phố Los Angeles thuộc bang California (Hoa kỳ) từng xuất hiện một hiện tượng “mù quang hóa” làm xôn xao dư luận. Đó là sự xuất hiện của một làn sương mù dày đặc trong nhiều ngày. Làn sương mù ấy  gây cay mắt, gây viêm đường hô hấp và phổi, gây nghẹt thở. Điều đó làm cho hàng loạt người già tử vong, cây cối vàng lá. Tác dụng lâu dài của hiện tượng này làm cho tỷ lệ người bị bệnh đường hô hấp tăng, khả năng hô hấp của trẻ em giảm 10 - 15 %, với kinh phí y tế tăng trên 100 triệu USD. Số người chết sớm hàng năm tăng lên khoảng 1.000 người so với trước khi xuất hiện loại màn sương mù lạ này.

Sau đó, các nhà khoa học đặt tên cho loại sương mù không phải do độ ẩm không khí này là hiện tượng “Mù quang hoá” (Photo Chemie).

Theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, đây thực chất là một dạng khói trắng, gây ảnh hưởng tầm nhìn và có hại cho sức khoẻ con người.

  Sự hình thành “Mù quang hoá” là do các chất khí NOx, CnHm thải ra từ động cơ xe cơ giới. Dưới tác dụng  của tia nắng làm hai chất này tiếp tục xảy ra các phản ứng hoá học với nhau và làm xuất hiện khí Ozon (O3), acid Nitricperoxyd, các loại aldehyde (chất rượu đã khử hydro, công thức phân tử là R – CH =O) rất có hại cho sức khoẻ của người.

Hiện tượng “Mù quang hoá” chỉ xuất hiện khi nồng độ NOx, CnHm trong không khí cao, không khí bị tụ đọng không lưu chuyển và bị nắng chiếu dữ dội.

Không chỉ riêng Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, “mù quang hóa” cũng từng xuất hiện ở Tokyo (Nhật Bản), Aden (Hy Lạp) hay Mexico.

Theo chuyên gia từ Hội đồng tư vấn Khoa học - Kỹ thuật - Môi trường TP HCM, dù hiện tượng “mù quang học” rất nguy hại với sức khỏe con người nhưng lại rất ít người để ý quan tâm. Trước đây, vào giai đoạn 1980 - 1984 hiện tượng khói trắng của những chiếc xe Lam cũng đã xuất hiện trên đường phố TP HCM. Nguyên nhân là việc cung cấp xăng thời đó rất khó khăn nên các chủ xe Lam đã phải dùng cả dầu hôi và kể cả dầu Diesel để pha lẫn vào xăng để chạy xe. Do dầu hôi và dầu Diesel khó cháy nên thành phần CnHm trong khói thải rất đậm, gây ra “Mù quang hoá”. Tuy nhiên, hậu quả chưa có gì nghiêm trọng nên chưa thấy cơ quan hữu trách nào lên tiếng. 

Tới năm 2013, Bộ TN-MT lần đầu mới đưa ra công bố báo cáo hiện tượng môi trường quốc gia về không khí. Trong báo cáo này, điều đáng lưu ý là tại các thành phố lờn như Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng được cảnh báo có xu hướng tăng đáng kể nồng độ khí Ozon, loại khí gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,…

Theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, điều đặc biệt cần được nhấn mạnh ở đây là trong các hạt nhiên liệu chưa cháy hết, chưa cháy kịp, ngoài việc tồn tại các aldehyde gây kích thích mắt, mũi và niêm mạc đường hô hấp, thậm chí gây viêm thì còn tồn tại cả các phân tử Benzen (carbuya thơm mạch vòng) bị nhiệt phân rã, sinh ra các dẫn xuất của chúng. Đấy là các chất gây ung thư rất nguy hiểm. Đối với Ozon, là một chất oxy hoá rất mãnh liệt, có mùi rất tanh và  làm cỏ cây từ vàng úa lá đến chết khô; làm cho các sản phẩm làm ra từ cao su bị lão hoá, gây rạn nứt. Trong khi đó, con người có thể cảm nhận được mùi Ozon khi nồng độ đạt đến 0.02 ppm.

Trong một vài ngày tới, các nhà khoa học tiếp tục cảnh báo, chất lượng không khí sẽ còn ảnh hưởng. Sau đó, vào cuối tháng 10 chất lượng không khí sẽ được cải thiện dần dần khi gió mùa Đông Bắc chiếm ưu thế, bức xạ mặt trời loại bỏ lớp nghịch nhiệt làm cho các chất ô nhiễm phát tán lên cao.

Tham khảo

sửa


  1. ^ Nguyễn, Thành Luân (báo Đại Đoàn Kết). “Hiện tượng mù quang hóa (photo Chemie)”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)