Thành viên:Mongrangvebet/Bài luận/Đừng cấm học sinh sử dụng Wikipedia, hãy dạy học sinh cách sử dụng Wikipedia

Bài luậnĐừng cấm học sinh sử dụng Wikipedia, hãy dạy học sinh cách sử dụng Wikipedia

Hiện nay, khi giao bài tập về nhà, nhiều giáo viên, giảng viên yêu cầu học sinh, sinh viên không sử dụng Wikipedia để tra kiến thức. Đây là một hành động khiến cho học sinh, sinh viên mất đi một nguồn tài liệu khổng lồ và khó khăn hơn trong việc định hướng, tìm hiểu về một chủ đề cụ thể. Trên các trang mạng xã hội, nếu bạn dẫn link Wikipedia để minh chứng cho luận điểm của bạn, bạn sẽ có thể bị những người tham gia thảo luận chê cười với lý do bạn đã "lấy nguồn Wikipedia" - nguồn mà ai cũng chỉnh sửa được. Làm thế nào để khai thác được những giá trị của Wikipedia? Làm thế nào để kiểm chứng được những thông tin đọc được là đúng, hay là bịa đặt? Cơ chế vận hành nào giúp Wikipedia duy trì phương châm "Bạn chính là tác giả!", nhưng vẫn giữ tính đúng đắn về mặt kiến thức, khi có nhiều người vô ý hoặc cố tình phá hoại? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi đó.

Hàng năm, vào đầu năm học, các giáo sư Đại học Canberra (Australia) hỏi sinh viên năm nhất một câu hỏi: có bao nhiêu người đã bị giáo viên trung học yêu cầu không sử dụng Wikipedia trong việc tìm hiểu thông tin? Không ngạc nhiên, gần như mọi cánh tay đều giơ lên dưới giảng đường. Wikipedia cung cấp thông tin miễn phí và đáng tin cậy. Vậy tại sao hầu hết giáo viên không tin tưởng vào trang web này?

Wikipedia có các chính sách do cộng đồng đồng thuận và thực thi về tính trung lập, độ tin cậyđộ nổi bật của chủ đề bài viết. Điều này có nghĩa là tất cả thông tin phải được trình bày chính xác và không thiên vị; nguồn phải dẫn từ nguồn bên thứ ba; và chủ thể được mô tả trong một bài viết trên Wikipedia phải đủ độ nổi bật và nguồn dẫn phải "lấy từ các tài liệu nghiên cứu, sách, báo mạng đáng tin cậy".

Wikipedia miễn phí, phi lợi nhuận, và đã hoạt động trong hơn hai thập kỷ, được tạp chí Wired xem là “nơi tốt đẹp cuối cùng trên cõi mạng”.[1] Vào thời điểm ngày càng khó phân định tin thật và tin giả, thật giả lẫn lộn, Wikipedia là một công cụ dễ tiếp cận để kiểm chứng thông tin và chống lại thông tin, kiến thức sai lệch.

Tại sao Wikipedia lại đáng tin cậy như vậy? sửa

Nhiều giáo viên cho rằng việc bất kỳ ai cũng có thể chỉnh sửa một trang Wikipedia sẽ khiến cho chất lượng bài viết suy giảm, thậm chí dễ dàng để lọt phá hoại. Nhưng điều này không làm cho thông tin của Wikipedia không đáng tin cậy. Ví dụ, các thuyết âm mưu, các nghiên cứu chưa công bố hay sự "sáng tạo" về kiến thức hay quan điểm của những người biên tập bài viết không bao giờ được chấp nhận trên Wikipedia.

Tham khảo sửa

  1. ^ ONLINE, TUOI TRE (6 tháng 5 năm 2020). “Wikipedia: nơi tốt đẹp cuối cùng trên internet”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022.