Thành viên:Nguyentrongphu/lưu trữ/Làm sao để dịch xuất sắc?

Không có bất cứ một phép màu, câu thần chú "úm ba la xì bùa" hoặc "đường tắt" nào ở đây hết. Muốn dịch xuất sắc đòi hỏi sự rèn luyện không ngừng nghỉ (suốt nhiều năm liền), trau chuốt, tư duy và không lười biếng! Một bài dịch mất 1 phút khác xa so với 1 bài dịch tốn 10 tiếng hoặc 100 tiếng. 1 bài dài có thể tốn 30 tới 50 tiếng (hoặc nhiều hơn) để dịch tùy theo độ dài và độ khó. Tôi sống ở Hoa Kỳ từ năm 2008 tới giờ và có thể tự tin trình độ tiếng Anh (En-5) của tôi thậm chí còn giỏi hơn rất nhiều người Mỹ khác vì tôi viết văn giỏi hơn họ. Tuy nhiên, khi dịch một bài bất kỳ thì tôi đều phải trau chuốt từng câu từng chữ một và phải đắn đo suy nghĩ nên dịch từ nào cho hay. Sau khi dịch xong tôi còn đọc đi đọc lại vài lần cho chắc cú để xem còn lỗi nào không trước khi xuất bản chúng lên Wikipedia. Dĩ nhiên, đôi khi tôi vẫn có sai sót vì trên đời không có ai là hoàn hảo 100% cả, nhưng vì quá trình biên tập quá kỹ càng nên tỉ lệ sai sót của tôi là cực kỳ thấp.

Máy chưa thể dịch thay cho người được. Nếu máy dịch tốt ngang với người thì mấy anh chị thông dịch viên mất việc hết à?

Các giai đoạn dịch cần có để dịch tốt

sửa
  • Thứ nhất: đọc hết nguyên câu để xem mình có hiểu câu đó nói cái gì không. Nếu hiểu thì dịch theo ý nghĩa của cả câu chứ không phải dịch theo từng chữ.
  • Thứ hai: dịch từng chữ một bằng từ điển online hoặc Wiktionary. Sau đó, viết định nghĩa ra giấy hoặc đánh định nghĩa ra máy. Từ nào bạn đã biết nghĩa rồi thì khỏi cần dịch.
  • Thứ ba: dùng não (não không phải để làm kiểng) để tư duy xem là gắn ghép mấy từ đó lại với nhau như thế nào cho nó hợp lý, có ý nghĩa và phù hợp với ngữ cảnh. Giống như chơi Lego nhưng là Lego phiên bản người lớn và khó hơn nhiều so với Lego mà bạn chơi hồi bé! 1 từ tiếng Anh đôi khi có hơn một chục nghĩa khác nhau, vậy sao biết dùng định nghĩa nào? Tư duy cái não thôi, chính tôi cũng phải tư duy để chọn định nghĩa phù hợp đây. Dĩ nhiên, tiếng Anh đã quá quen thuộc đối với tôi nên quá trình tư duy của tôi diễn ra khá nhanh. Đối với những bạn chưa thông thạo tiếng Anh thì cần nhiều thời gian để tư duy hơn để chọn định nghĩa của từ cho phù hợp với ngữ cảnh. Đây thường là công đoạn khó nhất trong quá trình phiên dịch.
  • Thứ tư: sửa lại cấu trúc câu. Tiếng Anh thường hay rất dùng thể bị động, trong khi tiếng Việt thường hay dùng thể chủ động. Ví dụ, ngân hàng bị cướp bởi tên cướp -> thể bị động từ tiếng Anh -> người VN không ai nói, viết theo kiểu đó hết. Vấn đề hai, đôi khi câu dịch có thể đọc rất rườm rà, dài dòng vì máy dịch không tối ưu -> người dịch tốt sẽ biết cách dịch chính xác và súc tích. Nếu sau khi dịch mà cấu trúc vẫn còn quá giống tiếng Anh đồng nghĩa là bạn đã quá lười biếng và không biên tập kỹ. Đó là sự khác biệt giữa máy dịch và người dịch. Người dịch luôn luôn dịch tốt hơn nếu như bạn tư duy và bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt để dịch.
  • Thứ năm: paraphrase lại câu nếu như thấy cần thiết hoặc paraphrase lại cho văn phong đọc trôi chảy hơn, hay hơn hoặc thuần Việt hơn. Đây là công đoạn "optional". Tuy nhiên, tôi khuyến khích các bạn nên làm nếu như muốn trở thành một cây bút dịch xuất sắc. Muốn xuất sắc hơn người khác thì phải chạy thêm 1 km trong khi những người khác đã ngừng lại và bỏ cuộc.

Các giai đoạn dịch (phiên bản tóm tắt)

sửa
  • Thứ nhất: dịch từng chữ một bằng từ điển online hoặc Wiktionary. Sau đó, viết định nghĩa ra giấy hoặc đánh định nghĩa ra máy. Từ nào bạn đã biết nghĩa rồi thì khỏi cần dịch.
  • Thứ hai: tư duy để gắn ghép mấy từ đó lại với nhau như thế nào cho nó hợp lý, có ý nghĩa và phù hợp với ngữ cảnh. Một từ tiếng Anh đôi khi có nhiều nghĩa khác nhau nên bạn phải suy nghĩ cẩn thận để chọn đúng định nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
  • Thứ ba: sửa lại cấu trúc câu cho thuần Việt.
  • Thứ tư: paraphrase.

Nên làm gì khi trình độ dịch còn kém?

sửa

Phương án một: dành nhiều năm (nhiều tiếng mỗi ngày) để trao dồi thêm trình độ tiếng Anh, dục tốc bất đạt. Hồi xưa, tôi đã phải mất 10 tiếng mỗi ngày để rèn luyện tiếng Anh trong suốt nhiều năm trời thì mới đạt tới trình độ như ngày hôm nay. Đó là cả một quá trình dài và nhiều mồ hôi nước mắt chứ không phải một sớm một chiều. Một khi đã giỏi tiếng Anh ở mức cao thì có thể trở lại và bắt đầu quá trình dịch thuật viết bài trên Wikipedia.

Phương án hai: khỏi dịch, không ai kề dao vô cổ bắt bạn phải dịch cả. Có rất nhiều cách để đóng góp cho Wikipedia. Ví dụ, mua sách ở nhà sách để dùng làm nguồn rồi viết lên Wikipedia hoặc ra nhà sách đọc cọp (trang nào cần chú thích lên Wikipedia thì dùng phone chụp về xài). Lịch sử Việt Nam còn rất nhiều bài sơ sài và cần được bổ sung thêm nhiều nên tha hồ mà viết. Ngoài ra, bạn có thể dùng báo chí uy tín để bổ sung thông tin cho mấy ca sĩ, diễn viên đủ nổi bật. Lịch sử VN chỉ là một ví dụ. Trên lý thuyết, nhà sách ở VN còn rất nhiều sách về các chủ đề khác. Bạn có thể tha hồ chọn lựa và viết bài thỏa thích mà không cần phải dịch!

Những chủ đề tự viết bằng nguồn tiếng Việt tiêu biểu: bản mẫu:Án lệ Việt Nam, danh sách giám mục người Việt và vân vân. Những chủ đề này hầu như lấy thông tin từ nguồn tiếng Việt (0 dịch hoặc thông tin dịch là rất ít).

Không ai ép bạn phải dịch. Do đó, nếu bạn dịch máy clk thì bạn phải chịu trách nhiệm 100% với hành vi xả rác của mình.

Đọc thêm

sửa