— [Làng Phú Khê FanClub] —

- Fanpage [Làng Phú Khê]: https://m.facebook.com/page.langphukhe - Youtube Channel [Làng Phú Khê]: https://m.youtube.com/channel/UCymLhPniHSMWdqDQ9vpKJFQ

. Kiến trúc nghệ thuật Đình Phú Khê:

Đình Phú Khê thuộc [Làng Phú khê], xã [Hoằng Phú]. Đình Phú Khê cách [thành phố Thanh Hoá] 12 km về phía nam. Được công nhận là di tích Quốc gia năm 1993.

Thần Thành hoàng đình Phú Khê có hai vị. Vị thần thứ nhất là Hiển Hựu Cao Minh tức Minh, vị thứ hai là Hồng Vĩ Tiêu Giang tức Tuấn. Nơi đây thời 02 vị thành hoàng [Chu Minh] [Chu Tuấn] . Truyền thuyết kể rằng: Có 2 vợ chồng nhà nọ ở Kinh Bắc đưa con trai Chu Minh và Chu Tuấn vào tạ lễ tại [Chùa Bảo Phúc]-[Làng Phú Khê] không may gặp trận lụt lớn cả 04 người đều chết. Hai xác cậu con trai trôi dạt vào [Làng Phú Khê], qua đêm mối đùn thành mộ. Thuở ấy giặc Ai Lao gây biến. Thái úy [Lý Thường Hiến] đem quân đi đánh giặc qua [Làng Phú Khê] hạ trai lưu trú, đêm mơ rằng thấy hai chàng trai thiếu niên lại chấp tay cung kính xin Thái Úy được đi đánh giặc Ai Lao. Trận dẹp loạn giặc Ai Lao toàn thắng. Về triều,[Lý Thường Hiến] tâu lên vua sắc phong thần Thượng đẳng tối linh cho [Chu Minh] [Chu Tuấn] . Bố cáo cho hương dân [Làng Phú Khê] lập đền thờ cúng. Đình được xây dựng vào niên hiệu Càn phu hữu đao ( 1039-1049 ) thời [Lý Thánh Tông] ( 1028-1057), được dân [phủ Trừng Trang] xây dựng để thờ hai người con trai bị cơn hồng thủy trôi dạt vào làng đó là năm Mậu Dần (1038). Một năm sau đó vua [Lý Thánh Tông] đánh giặc qua làng được hai cậu hiển linh giúp vua đánh giặc, nhờ đó mà năm đó vua đánh thắng giặc. Vua nhớ ơn nên cho tu sửa khang trang hơn đề phụng thờ ( năm 1039 ). Lễ hội [Làng Phú Khê] với những tập tục hội làng giàu bản sắc như rước cỗ, Tế cung đình, hát tuồng, hát chèo và các trò chơi dân gian như kéo co, bắt trạch, nấu cơm, đu dây, đấu vật, bài điếm, chọi gà, cờ người… mang đậm hương sắc Phú Khê. Từ sáng sớm đã nghe thấy tiếng trống giục giã, các thôn nô nức rước cỗ về đình. Đoàn rước cỗ kéo dài tít tắp, hết kiệu này đến kiệu khác, hết mâm này đến mâm khác với màu sắc rực rỡ của hoa, cờ và trang phục của những người tham gia đoàn rước cỗ. Bằng những bàn tay khéo léo, các nghệ nhân làm nên những sản phẩm đặc trưng của quê hương dâng lên các vị thần và cầu thần phù hộ cho dân làng, dòng tộc và mọi gia đình. Phẩm vật thờ cúng ban ngày có rượu, xôi, gà, lợn và phẩm vật dâng lên các thần buổi tối có hoa, quả, bánh, kẹo, chè… Lễ vật được dân làng chuẩn bị từ trước, đóng góp theo trình tự luân phiên. Sau khi tế lễ, phẩm vật thờ cúng được chia đều cho dân làng thụ lộc.

.Từ đường dòng họ Lê Trần - xã [Hoằng Phú] .

Là nơi thờ Đức Tổ Trung vũ Hầu Thượng Tướng quân [Lê Trần Giám] ( Phò Lê diệt Trịnh) Theo tộc phả họ Lê Trần vào năm 1740 ông [Lê Trần Giám] giữ chức Thượng tướng quân kiêm nội ngoại chủ quân do có nhiều công lao dẹp giặc Trịnh nên ông được phong Trung Vũ Tước Hầu ( Hầu là tước thứ 2 trong 5 tước của triều đình phong kiến). Từ Đường họ Lê Trần được xếp hạng cấp quốc gia năm 2004.

.Từ đường dòng họ Lê Duy - xã [Hoằng Phú] .

Nơi thờ [Lê Duy Mật] (theo sách danh lam thắng cảnh và lễ hội Việt Nam tập II, trang 242).

[Lê Duy Mật] là Hoàng tử út của Vua [Lê Dụ Tông] ( tức Lê Duy Đường ) năm 1740 [Lê Duy Mật] và một số quan đại thần âm mưu lật đổ chính quyền họ Trịnh, mưu cơ bị lộ ông cùng các quan đại thần vào Thanh Hóa lấy thành lũy Phố Cát làm căn cứ khởi nghĩa đặt tên là cuộc khởi nghĩa nông dân, ông tự xưng là Vua áo đỏ trong cuộc khởi nghĩa chống cường quyền họ Trịnh. Khi ông mất các đời sau truy phong ông là : Nam thiên đế tử tức là ông vua con dưới trời nam. Từ đường họ Lê Duy được xếp hạng cấp quốc gia năm 1996.