Thành viên:Slavril2018/Nháp

Chiến tranh Mông Cổ - Nhật Bản.

sửa

Chiến tranh Mông Cổ - Nhật bản thường được xem như là cuộc xâm lược Nhật Bản của đế chế Mông Cổ diễn ra hai lần vào các năm 1274 và 1281. Đây là một nỗ lực quân sự của Đại Hãn Mông Cổ - Hốt Tất Liệt trong việc chinh phục các quần đảo Nhật Bản sau khi đã hoàn tất sát nhập vương triều Cao Ly vào đế chế. Cuối cùng, các cuộc xâm lược kết thúc trong thất bại, nó đánh dấu một sự kiện lịch sử quan trọng mang tầm vóc vĩ mô, bởi vì nó đã thể hiện sự giới hạn , kết thúc việc mở rộng bờ cõi lãnh thổ Mông Cổ, đồng thời được xem như là sự kiện định hình quốc gia trong lịch sử của Nhật Bản.

Cuộc xâm lược này, được xem như tiền thân của chiến tranh hiện đại, nơi nhiều công nghệ kỹ thuật chiến thuật mới được đưa vào áp dụng, điển hình là sử dụng thuốc nổ, các loại vũ khí nổ ném được.

Cuộc xâm lược cũng được đề cập tới trong nhiều tác phẩm hư cấu. Tại đây, lần đầu tiên khái niệm Kamikaze (thần phong) được biết tới và sử dụng rộng rãi. Bản chất nguồn gốc là hai cơn bảo quét ngang và phá huỷ hạm đội mông cổ.

Bối cảnh

sửa

Sau một loạt các cuộc xâm lược của Mông Cổ vào Cao Ly giữa những năm 1231 và 1281, vua Cao Ly ký một hiệp định với Mông Cổ để trở thành một nước chư hầu của đế chế. Năm 1260 Hốt Tất Liệt tuyên bố trở thành Đại Hãn của đế chế Mông Cổ (mặc dù lúc đó, đa phần người Mông Cổ ở phía tây không công nhận điều này). Năm 1264 ông cho xây dựng kinh đô Đại Đô - hiện là Bắc Kinh ngày nay.

Nhật Bản thời gian này đang nằm dưới quyền cai trị của shikken (Japanese: 執権) - (người Chấp quyền được phương Tây gọi là Regent of the Shogunate) của gia tộc Hōjō, người mà đã kết hôn và nắm quyền từ tay Minamoto no Yoriie, Mạc Chúa của Mạc Phủ Kamakura, sau khi ông ta mất vào năm 1203. Lúc này, nội chính bên trong của gia tộc Hōjō đã trở nên mạnh mẽ hơn khi không còn phải tham khảo ý kiến từ hội đồng Mạc Phủ (Hyōjō (評定)), Toà án Hoàng Gia ở Kyoto hoặc từ các chư hầu nữa. Kể từ đây, họ quyết định các kế hoạch của mình trong những buổi họp kín ngay chính dinh thự của mình.

Mông Cổ lúc này này cũng đang cố chinh phục các bộ tộc bản địa người Ainu, Orok và Nivkh ở Sakhalin từ 1260 tới 1308.

Các liên hệ đầu tiên

sửa

Vào năm 1266, Hốt Tất Liệt gửi sứ giả tới Nhật Bản kèm một lá thư viết bằng chữ Hán nói rằng:

Thể theo ý trời, Đại Hãn đại đế quốc Mông Cổ gửi bức thư này tới vua của xứ Nhật Bản. Chúa tể của những quốc gia nhỏ, chia sẻ biên giới với nhau, đã có một thời gian dài trao đổi thân thiện. Đặc biệt là kể tử khi tổ tiên của ta cai trị theo vận mệnh của trời đất, vô số quốc gia đã tranh cãi về quyền lực và sự xứng đáng của Mông Cổ. Vua Cao Ly rất cảm ơn vì ta đã ban cho họ ngưng chiến, đất đai và phục hồi quyền lợi cho dòng tộc của họ. Mối quan hệ của ta và các chư hầu như cha và con. Ta nghĩ, các ngươi biết rõ điều đó. Cao Ly giờ là chư hầu phương tây của ta. Nhật Bản đã là đồng minh với Cao Ly, thậm chí với cả Trung Hoa từ khi lập nước đến nay; tuy nhiên, Nhật Bản chưa bao giờ trình sứ thư công nhận vương triều. Ta e rằng vương quốc của người chưa biết điều này. Chính vì vậy, ta gửi bức thư này mong muốn các ngươi thuận theo ý nguyện của ta. Tham gia vào một mối quan hệ thân thiện, tất cả điều thuộc một gia đình. làm sao để thực hiện được điều đóđó, không ai muốn dùng vũ lực cả.