Trận Manzikert
Một phần của Chiến tranh Seljuk-Đông La Mã

In this 15th-century French miniature depicting the Battle of Manzikert, the combatants are clad in contemporary Western European armour.
Thời gian26 tháng 8 năm 1071
Địa điểm
Kết quả Chiến thắng quyết định của Seljuk
Tham chiến

Đế quốc Đông La Mã

  • Lính đánh thuê người Frank, Anh, Norman, Gruzia, Armenia, Bulgaria, Pecheneg Thổ và Cuman

Đế quốc Đại Seljuk

Chỉ huy và lãnh đạo
Romanos IV (POW)
Nikephoros Bryennios
Theodore Alyates
Andronikos Doukas
Alp Arslan
Afshin
Artuk
Suleiman Shah
Lực lượng
40,000[1] tới 70,000[2] 20000[3] tới 30000[1]
Thương vong và tổn thất

Tử trận: 2.000[4] tới 8,000[3]

  • gần như toàn bộ vệ binh Varangon (lính đánh thuê người Scandinavia và Anglo-Saxon)
  • 2.000 lính đánh thuê người Thổ Nhĩ Kỳ trung thành

Bị bắt: 4.000[4] Đào ngũ: 20000 to 35000

  • phần lớn là lính đánh thuê người Frank và Norman, họ đều tránh giao chiến
không rõ

Hậu quả

sửa
Tập tin:Aftermath of Manzikert.PNG
Quân Thổ đã không di chuyển vào Anatolia cho đến khi Alp Arslan qua đời năm 1072.

Mặc dù là về mặt chiến lược dài hạn đây là một thảm họa đối với Đông La Mã, nhưng trận Manzikert lại không phải là một cuộc thảm sát mà các sử gia trước đây cho là như vậy. Các học giả hiện đại ước tính rằng thiệt hại của người Đông La Mã tương đối thấp,[5][6] nhiều đơn vị còn nguyên vẹn sau trận chiến và lại tham chiến ở nơi khác trong vòng vài tháng sau và hầu hết các tù binh bị bắt đều được thả.[6] Chắc chắn, tất cả các chỉ huy ở phía Đông La Mã (Doukas, Tarchaneiotes, Bryennios, de Bailleul và trên tất cả là vị Hoàng đế) đều sống sót và đã tham gia vào các sự kiện sau đó.[7] Trận chiến không trực tiếp thay đổi cán cân quyền lực giữa Đông La Mã và Seljuk, song những cuộc đấu đá trong nội bộ Đông La Mã đã làm suy tổn nguyên khí, giúp Seljuk giành được thế thượng phong.[6]

Doukas đã trốn thoát và không có nhiều thương vong, và nhanh chóng hành quân trở về Constantinopolis, nơi ông đã lãnh đạo cuộc đảo chính chống lại Romanos và tuyên bố dựng Mikhael VII lên làm basileus.[8] Bryennios cũng chỉ bị mất một ít quân trong cánh của mình khi tháo chạy. Người Seljuk đã không truy đuổi đến cũng những người Đông La Mã đã bỏ chạy, họ cũng không chiếm lại chính Manzikert vào thời điểm này. Quân đội Đông La Mã tập hợp lại và đi đến Dokeia, nơi họ được gia nhập bởi Romanos khi ông được thả ra một tuần sau đó. Những mất mát nghiêm trọng về vật chất dường như lại chính là số hành lý được mang theo đến quá mức của Hoàng đế.

Hậu quả tai hại của thất bại đơn giản nhất là sự mất mát của trung tâm phía Đông vùng Anatolia của Đế quốc La Mã. John Julius Norwich đã nói trong bộ ba tác phẩm của mình về đế quốc Đông La Mã rằng thất bại là "đòn chí mạng, mặc dù Đế quốc vẫn còn tồn tại trong nhiều thế kỷ nữa trước khi bị sụp đổ hoàn toàn. Các quận (thema) ở trong Anatolia được hiểu theo nghĩa đen là trung tâm của đế chế, và trong chỉ một thập kỷ sau trận Manzikert, chúng đã biến mất." Trong cuốn sách nhỏ của ông, "A Short History of Byzantium", Norwich mô tả trận chiến là "thảm họa lớn nhất của Đế quốc trong bảy thế kỷ rưỡi tồn tại".[9] Sir Steven Runciman trong chương 5-Tập Một quấn "History of the Crusades" đã lưu ý rằng “Trận Manzikert là thảm họa quyết định nhất trong lịch sử Đông La Mã. Bản thân người Đông La Mã không còn ảo tưởng về nó, rồi ngày lại qua ngày lịch sử của họ sẽ ti đến cái ngày đáng sợ đó."

Nữ sử gia Anna Komnene của Đông La Mã một vài thập kỷ sau khi cuộc chiến nổ ra đã viết:

...cơ đồ của đế quốc La Mã đã tụt dốc tới mức thấp nhất. Quân đội đế quốc ở phía Đông đã bị phân tán theo mọi hướng, bởi vì người Thổ Nhĩ Kỳ đã loang ra quá nhanh và họ đã dành được các vùng đất giữa vùng biển Euxine [Biển Đen] và Hellespont, vùng biển Aegean và vùng biển Syria [Địa Trung Hải], và một loạt các vịnh đặc biệt là những vịnh của Pamphylia, Cilicia và họ còn tiến vào biển Ai Cập [Địa Trung Hải].[10]

Nhiều năm và nhiều thập kỷ sau đó, Manzikert đã được xem như là một thảm họa cho đế quốc, do đó nhiều nguồn sau này đã phóng đại số lượng của quân và con số thương vong. Các sử gia người Đông La Mã thường nhìn lại và than thở về "thảm họa" của ngày hôm đó, và xác định nó như là khởi đầu cho sự suy tàn của Đế chế. Nó không phải là một thảm họa trước mắt, nhưng thất bại này làm cho người Seljuk thấy rằng người La Mã không phải là bất khả chiến bại, họ không phải là không thể thắng nổi Đế quốc La Mã nghìn năm tuổi (như cả phía La Mã và Seljuk đều vẫn gọi như vậy). Cuộc soán ngôi của Andronikos Doukas càng làm mất ổn định tình hình chính trị của đế quốc và gây ra nhiều khó khăn cho việc tổ chức kháng cự lại sự kiên dân Thổ Nhĩ Kỳ di cư ồ ạt tiếp sau cuộc chiến. Trong vòng một thập kỷ gần như toàn bộ vùng Tiểu Á đã bị tàn phá.[9] Đó là một phần quá trình biến "đồng bằng trung tâm của Anatolia thành vùng trắng và biến các trang trại chăn cừu của người Byzantine thành tài sản của họ-người Thổ" (theo Runciman). Cuối cùng, sau khi âm mưu và việc truất ngôi Hoàng đế đã xảy ra, số phận của Romanos trở nên đặc biệt bi đát và những bất ổn được gây ra bởi sự kiện này cũng lan truyền qua nhiều thế kỷ.

 
Settlements and regions affected during the first wave of Turkish invasions in Asia Minor (until 1204).

Những gì xảy ra sau trận chiến là một chuỗi các sự kiện, trong đó trận chiến là sự kiện mở màn màn là suy yếu Đế chế trong những năm tới. Bao gồm cả âm mưu soán ngôi cùng với số phận khủng khiếp của Romanos và Roussel de Bailleul đã cố gắng tạo cho mình một vương quốc độc lập ở Galatia với 3.000 lính đánh thuê người Frank, Norman và Đức.[11] Ông đã đánh bại người chú của Hoàng đế Ioannes Doukas người đến để ngăn chặn ông ta, rồi tiến về hướng phía thủ đô để tiêu diệt vương quốc Chrysopolis (Üsküdar) trên bờ biển châu Á của vịnh Bosporus. Cuối cùng Đế quốc đã phải quay sang cầu viện người Seljuk để tiêu diệt kẻ nổi loạn này (và họ đã làm). Tuy nhiên người Thổ Nhĩ Kỳ đã cho ông được trả tiền chuộc để trở về với vợ mình, và phải đến khi viên tướng trẻ Alexios Komnenos truy đuổi thì ông này mới bị bắt. Sự kiện này và tất cả các chuỗi sự việc tiếp theo đã tạo ra một khoảng trống mà người Thổ Nhĩ Kỳ đã lấp đầy. Lựa chọn của họ trong việc xây dựng thủ đô ở Nikaea (İznik) trong năm 1077 có thể được giải thích bởi một mong muốn để xem các cuộc tranh giành nội bộ của đế quốc có thể mang lại cơ hội mới.

Trong nhận thức sau này, cả các sử gia Đông La Mã và sử gia đương đại đều nhất trí rằng trận chiến ngày hôm đó đã làm suy giảm cơ đồ của họ. Như Paul K. Davis viết, "Người Byzantine bị đánh bại trong việc sức mạnh của họ bị hạn chế và họ phải từ bỏ quyền kiểm soát đối với vùng Anatolia, một vùng đất có thể tuyển dụng được một số lượng lớn binh sĩ cho Đế quốc. Từ lúc này, người Hồi giáo kiểm soát vùng Anatolia. Đế chế Byzantine chỉ còn được giới hạn ở những khu vực sát ngay xung quanh Constantinopolis và Đế quốc Byzantine không bao giờ còn có lại một lực lượng quân sự hùng hậu nữa."[12] Trận chiến này cũng còn được hiểu như là một trong những nguyên nhân gốc rễ cho các cuộc Thập tự chinh sau này, đặc biệt là cuộc Thập tự chinh đầu tiên trong năm 1095 đã được coi như là một phản ứng của thế giới phương Tây trước lời kêu gọi hỗ trợ về quân sự của hoàng đế La Mã sau khi họ bị mất Anatolia.[13] Từ góc độ khác, thế giới phương Tây đã thấy Manzikert là một tín hiệu rằng Đông La Mã không còn có đủ khả năng để bảo vệ người Kitô giáo phương Đông và người Kitô giáo hành hương tới Đất Thánh tại Trung Đông.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Haldon 2001, tr. 173 Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Haldon173” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ Norwich 1991, tr. 238.
  3. ^ a b Markham, Paul. “Battle of Manzikert: Military Disaster or Political Failure?”.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  4. ^ a b Haldon 2001, tr. 180.
  5. ^ Haldon, John (2000). Byzantium at War 600–1453. New York: Osprey. tr. 46. ISBN 0-415-96861-5.
  6. ^ a b c Mikaberidze, Alexander (2011). Conflict and Conquest in the Islamic World: A Historical Encyclopedia. ABC-CLIO. tr. 563. ISBN 1-59884-336-2.
  7. ^ Norwich, John Julius (1997). A Short History of Byzantium. New York: Vintage Books. tr. 240–3. ISBN 0-679-45088-2.. Andronikus returned to the capital, Tarchaneiotes did not take part, Bryennios and all the others, including Romanos, took part in the ensuing civil war.
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Norwich241
  9. ^ a b Norwich, John Julius (1997). A Short History of Byzantium. New York: Vintage Books. tr. 242. ISBN 0-679-45088-2.
  10. ^ “Medieval Sourcebook: Anna Comnena: The Alexiad: Book I”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  11. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Norwich243
  12. ^ Paul K. Davis, 100 Decisive Battles from Ancient Times to the Present: The World’s Major Battles and How They Shaped History (Oxford: Oxford University Press, 1999), 118.
  13. ^ Madden, Thomas (2005). Crusades The Illustrated History. Ann Arbor: University of Michigan P. tr. 35. ISBN 0-8476-9429-1.


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “note”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="note"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu