ĐẠI CƯƠNG VỀ MÁY ĐO KHÍ, DÒ KHÍ sửa

Giới thiệu chung: sửa

  • Trong xu hướng phát triển của ngành công nghiệp nói chung, vấn đề an toàn và chính xác ngày càng được đề cao, trong đó an toàn cháy nổ và an toàn sức khỏe dần đã và được quan tâm ở mức độ nhất định.
  • Để góp phần phòng ngừa hiểm họa về cháy nổ do các loại khí dễ cháy và ngăn ngừa hiểm họa chết người hoặc ảnh hưởng sức khỏe do hít phải các loại khí độc hoặc nồng độ ôxy không đủ trong môi trường làm việc, thiết bị đo khí, hay còn gọi là thiết bị dò khí, máy dò khí ra đời.
Một mẫu máy đo khí cầm tay
Một mẫu máy đo khí cầm tay


Phân loại máy đo khí: sửa

Trong loạt bài viết này, tôi chỉ giới hạn về dòng thiết bị đo khí loại cầm tay dùng trong an toàn cháy nổ và sức khỏe nên việc phân loại máy có thể phân theo những cách sau:

1.      Mục đích sử dụng: sửa

Khi hỏi về máy, các nhà sản xuất hoặc cung cấp thường hỏi người sử dụng mua máy phát hiện khí cho Personal monitoring hay cho Confined space có nghĩa là máy đo khí dùng để dùng đeo trên người trong lúc làm việc hay loại dùng kiểm tra khu vực trước khi vào làm việc. Đối với các khu vực trống, nếu tồn tại các nguy cơ về khí dễ cháy, khí độc hoặc khí oxy loãng, chỉ cần dùng loại thiết bị phát hiện khí dạng Personal monitoring đeo trên người (có thể đeo trước ngực, đai lưng hoặc ngực, tùy theo thiết kế từng hãng), nổi trội lên, có máy đó khí Crowcon có thiết kế khá hay, màn hình bên trên (top side) rất tiện để nhìn khi đeo trên người. Nhưng đối với các khu vực kín, phải kiểm tra khu vực đó trước khi định vào làm việc (sau khi vào vẫn phải đeo máy), thường các nhà sản xuất máy phát hiện khí của G7 đểu có đủ khả năng và công nghệ để tích hợp bơm hút vào trong máy (Trung quốc thì vẫn chưa), nhưng tùy máy khác nhau mà công suất hút có thể khác nhau, ví dụ như máy phát hiện khí BW có công suất bơm hút trên 20m với ống hút Dia. 6mm nên khá thỏa mái cho hầu hết các ứng dụng. Đặc biết hơn, máy dò khí BW loại Gasalertmax XT II còn có tích hợp 2 tính năng trong 1 – có thể dụng như Confined space, đồng thời có thể dùng như Personal monitoring.

2.      Loại khí cần đo: sửa

Có rất rất nhiều loại khí cần đo do hoặc dò nhưng có dụng cụ đo khí này có thể phân ra làm 4 loại chính để dễ phân biệt.

2.1.   Máy dò khí cháy, hay còn gọi là máy phát hiện Mê tan: sửa

Máy có thể đo và phát hiện các loại khí Hydro carbon (đo khí Mê tan CH4, đo khí Propan C2H2….) cùng một lúc nhưng sẽ hiển thị nồng độ khí cháy là %LEL hoặc %Vol. Khi cần đo cụ thể khí gì đó, một số máy sẽ có tùy chọn hiển thị chính xác tên khí đó trên màn hình kiểu như %CH4 chẳng hạn. Trong dòng máy này, còn ngoại lệ máy đo khí Hydro H2, và các loại khí sinh học dễ bay hơi cũng là khí cháy nhưng có những đặc điểm riêng mà tôi sẽ nói ở một bài khác.

2.2.   Máy đo khí Oxy: sửa

Ai cũng biết Ôxy rất quan trọng, ngoài việc quan trọng cho sự sống, trong việc đo khí thì một số khí sẽ không thể đo được nếu trong không khí không có ôxy (điều này hơi vô nghĩa ở bài này, :D). Nồng độ O2 trong không khí đạt tiêu chuẩn bình thường là 20.9%Vol, con người sẽ làm việc bình thường, O2 quan trọng thế nhưng có một điều oái oăm là con người không có phản ứng khi nồng độ oxy giảm dần mà lại cứ tự nhiên ngất đi, còn việc bao nhiêu % là báo động cao, bao nhiêu % là báo động thấp, rồi bao nhiêu % thì ngất hoặc chịu được bao nhiêu phút thì phải tùy vao tiêu chuẩn mà các bên sử dụng đang theo.

2.3.   Máy đo khí độc hay còn gọi là máy phát hiện khí độc: sửa

Một số loại thông dụng thường thấy như máy đo H2S, máy đo CO, máy phát hiện NH3, máy dò CO2…

2.4.   Máy khác: sửa

Một số máy dùng để phát hiện các loại khí khác không phải O2, không cháy, không độc và chỉ dùng cho nghiên cứu hoặc thí nghiệm thì không được nói đến trong bài này.

3.      Phân loại theo số khí đo được: sửa

Trong thực tế, nếu phân loại theo số khí đo được thì các nhà sản xuất có các cách đặt tên như: Máy đo đơn khí, Máy đo đa khí, máy đo 2 khí, máy đo 4 khí tùy vào lượng khí mà chiếc máy đó đo được.

4.     Phân loại theo cảm biến đo khí: sửa

Việc phân loại này là không chính thống nhưng vẫn có dùng ít và được phân thành:

4.1.   Máy đo khí PID: sửa

PID là viết tắt của Photo-Ionization Detection, có thể gọi nôm la là phát hiện khí kiểu i-on quang hóa, dùng phát hiện các loại khí VOC

4.2.   Máy đo khí hồng ngoại IR: sửa

Máy dùng cảm biến hồng ngoại, loại cảm biến này phổ biến chỉ dùng đo khí CO2.

4.3.   Máy đo khí dùng cảm biến điện hóa hoặc xúc tác khác: sửa

Dùng đo các loại khí còn lại.

Tham khảo thêm kiến thức máy đo khí: https://tesindustry.vn/tag/kien-thuc-may-do-khi/