Thân chào!

Tôi là Thành viên:Tttrung, nhưng mấy năm qua bận việc riêng, nay tham gia trở lại, nhưng mật khẩu cũ quên rồi :) ...

Do đó có lẽ nên khởi động lại với tài khoản mới này vậy ...

... đã tìm thấy mật khẩu cũ, thôi lại dùng tài khoản cũ.

Cập nhật : trong một lần nghe theo lời kêu gọi của Thành viên:Mxn mà mình đã cài đặt đăng nhập 2 bước cho Thành viên:Tttrung, sử dụng ứng dụng Google Authenticator trên điện thoại. Và khi điện thoại mất, mình không có cách nào vào trở lại tài khoản Thành viên:Tttrung được nữa. Đành quay lại dùng tài khoản này.

À, tài khoản này giờ còn bị tự động đổi tên, thêm chữ ~viwiki vào sau đuôi nữa :( Sau khi tài khoản này bị đổi tên, tôi còn có mở một tài khoản khác là Thành viên:Trần Thế Trung. Giờ tự dưng lại nhiều tài khoản quá :)

Cập nhật: đã quay lại được với tài khoản chính thức user:tttrung (nhờ email đến ca@wikimedia.org để xin hủy bỏ xác thực 2 yếu tố).

Các bước viết bài mới sửa

  1. Lựa chọn chủ đề yêu thích, xem chủ đề này có bài ở Wikipedia tiếng Việt chưa, nếu chưa thì đi tiếp bước sau
  2. Tìm hiểu từ thông tin về chủ đề này từ nhiều nguồn trong và ngoài Wikipedia các ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là các bài báo khoa học có phản biện chuyên môn
  3. Khởi động phần giới thiệu, có thể dịch từ wikipedia ngôn ngữ khác (ví dụ tiếng Anh) nếu thấy phù hợp
  4. Tạo liên kết (interwiki / meta data) tới các bài cùng chủ đề ở các ngôn ngữ khác
  5. Xếp thể loại bài viết, nếu cần thiết tạo thể loại chứa bài viết, để hỗ trợ người đọc tìm kiếm đến bài theo thể loại
  6. Tìm kiếm các bài viết liên quan trong Wikipedia tiếng Việt để :
    1. xếp vào các thể loại của bài, nếu chúng chưa được xếp. Việc này cũng hỗ trợ người đọc dễ tìm thấy thể loại chứa bài, và do đó dễ tìm thấy bài hơn
    2. bổ sung liên kết đến bài viết mới, tránh việc bài viết mới bị mồ côi. Việc này cũng giúp tăng cơ hội người đọc tìm thấy bài viết. Nếu xuất hiện "link đỏ" trỏ đến nội dung của bài viết, nhưng ở tên gọi khác, chỉ cần "xanh hóa" chúng bằng cách nhấn vào các link đó và tạo nội dung đổi hướng đến bài mới viết. Đôi khi, nếu nhận thấy tên khác phù hợp hơn cho bài, có thể di chuyển bài sang tên mới này.
  7. Ngoài các "link đỏ " trỏ đến bài viết đã phát hiện và đã "xanh hóa", tiếp tục cố thử tạo các bài với các tên gọi khác nữa, mà người đọc có thể gõ khi tìm kiếm về bài mới viết, đổi hướng về bài mới viết. Việc này làm tăng cơ hội tìm được bài viết và giảm nguy cơ người đóng góp sau này tạo thêm bài cùng nội dung nhưng tên khác , dẫn đến mất công phải nhập các bài lại sau đó.
  8. Lên cấu trúc (mục lục) bài viết, có thể tham khảo cấu trúc từ wikipedia ngôn ngữ khác
  9. Xây dựng nội dung từng mục trong mục lục đã lên, có thể ghép thông tin từ nhiều nguồn, bao gồm các đoạn thông tin dịch từ wikipedia ngôn ngữ khác (ví dụ tiếng Anh)
  10. Rà lại xem các ý được đưa ra ở phần giới thiệu đã được triển khai ở các mục hết chưa. Ngược lại có ý quan trọng nào ở các mục chưa được đề cập ở phần giới thiệu không. Bổ sung nếu cần.
  11. Xem lại từng luận điểm của bài viết chưa có dẫn chứng nguồn kiểm chứng, tìm kiếm nguồn kiểm chứng luận điểm đó và bổ sung chú thích nguồn. Có thể dùng chức năng "Chú thích" trong giao diện sửa đổi trực quan , hoặc dùng các bản mẫu theo giao diện sửa mã nguồn.
  12. Bổ sung hình ảnh minh họa cho một số luận điểm nêu ra trong bài viết, ưu tiên tìm kiếm nguồn hình từ Commons Wikimedia trước, nếu không thấy thì tìm từ các nguồn tự do khác và tải lên Commons để dùng. Quá trình tìm kiếm hình có thể cần tham khảo các bài viết Wikipedia liên quan đến luận điểm cần minh họa, ở các ngôn ngữ khác nhau, xem chúng có được minh họa không. Nếu cần thiết có thể "việt hóa" các hình có nội dung ngôn ngữ khác, hoặc vẽ mới, chụp ảnh quay video mới rồi tải lên Commons để dùng.
  13. Rà soát, sửa chính tả, dấu câu, sửa cách hành văn cho rõ nghĩa và súc tích hơn.
  14. Đề cử bài mới viết ở mục "Bạn có biết" của "Trang Chính". Nhớ chọn một ý đặc sắc từ bài viết mà có thể ít người ngờ đến, và ý đó có nguồn kiểm chứng rõ ràng, cần thì ghi luôn vào đề cử trích dẫn ở nguồn kiểm chứng mà hỗ trợ minh chứng cho ý này. Việc đề cử ở mục "Bạn có biết " gây sự chú ý của nhiều thành viên đóng góp tích cực và kinh nghiệm, tạo điều kiện bài viết được cải thiện nhờ góp ý hoặc chỉnh sửa trực tiếp từ họ, cũng như từ nhiều người đọc Wikipedia hơn nếu đề cử được chấp thuận và hiện trên Trang Chính.
  15. Theo dõi bài viết một thời gian sau khi được hiện ở Trang Chính, xem có góp ý của ai không. Song song với đó chuẩn bị viết bài tiếp theo, lặp lại chu kỳ vừa nêu :D