Irênê (tiếng Hy Lạp: Εἰρηναῖος, tiếng Latinh và tiếng Anh: Irenaeus) (đầu thế kỷ II – k. 202 CN), cũng được tôn vinh là Thánh Irênê, là Giám mục thành Lugdunum xứ Gallia (Gaule), thuộc Đế quốc La Mã (nay là Lyon, Pháp). Ông là giáo phụ, nhà hộ giáo thuộc thời kỳ đầu, các tác phẩm của ông giúp hình thành nền thần học Kitô giáo sơ khởi. Ông là đệ tử của thánh Pôlycarpô,[1] người mà theo truyền thống là môn đệ của thánh Gioan Tông đồ.

Thánh Irênê
Tranh khắc vẽ thánh Irênê, giám mục thành Lugdunum
Giám mục, tử đạo, Tiến sĩ Hội Thánh
Sinh130
Smyrna, Tiểu Á (nay là İzmir, Thổ Nhĩ Kỳ)
Mất202
Lugdunum, xứ Gallia (nay là Lyon, Pháp)
Tôn kínhCông giáo Rôma
Chính thống giáo Đông phương
Chính thống giáo Cổ Đông phương
Lutheran
Anh giáo
Lễ kính28 tháng 6 (Tây phương)
23 tháng 8 (Đông phương)

Tác phẩm nổi bật nhất của Irênê, Về nhận dạng và đánh bại cái gọi là Ngộ giáo (Adversus Haereses) hay còn được gọi là Chống dị giáo (k. 180) là một sự đả kích nhằm vào Ngộ giáo - một mối đe dọa nghiêm trọng với Giáo hội thời bấy giờ, đặc biệt là nhằm vào phái ngộ giáo của Valentinus. Là một trong số những nhà thần học Kitô giáo quan trọng nhất, ông nhấn mạnh đến yếu tố truyền thống của Giáo hội, đặc biệt là về chức Giám mục, Thánh Kinh và Thánh Truyền.[2] Để chống lại những người ngộ giáo - những người cho rằng mình nắm giữ một hệ thống truyền khẩu bí mật từ chính Đức Giêsu, Irênê khẳng định rằng các giám mục tại các thành phố khác nhau được truy nguồn lui về tận các Tông đồ - không ai trong số các vị theo ngộ giáo - và rằng chỉ các giám mục mới mang lại những hướng dẫn an toàn trong việc giải thích Kinh thánh.[3] Các tác phẩm của Irênê cùng với Clêmentê thành RômaIgnatiô thành Antiokhia được xem là những dẫn chứng đầu tiên phát triển học thuyết về tính thượng quyền của ngai tòa Rôma.[4] Irênê cũng là nhân chứng sớm nhất công nhận tính quy điển của cả bốn Phúc Âm.[5]

Chú thích sửa

  1. ^ Eusebius of Caesarea, Ecclesiastical History Book v. Chapter v.
  2. ^ "Caesar and Christ"(New York: Simon and Schuster, 1972)
  3. ^ Encyclopaedia Britannica: Saint Irenaeus
  4. ^ Cross, F. L., ed. The Oxford Dictionary of the Christian Church (New York: Oxford University Press, 2005)
  5. ^ Brown, Raymond E. An Introduction to the New Testament, p. 14. Anchor Bible; 1st edition (ngày 13 tháng 10 năm 1997). ISBN 978-0-385-24767-2.

Đọc thêm sửa

  • Irenaeus, Proof of the Apostolic Preaching, trans JP Smith, (ACW 16, 1952)
  • Irenaeus, Proof of the Apostolic Preaching, trans John Behr (PPS, 1997)
  • Coxe, Arthur Cleveland biên tập (1885). The Ante-Nicene Fathers. Buffalo, NY: The Christian Literature Company.
  • Eusebius (1932). The Ecclesiastical History. Kirsopp Lake and John E.L. Oulton, trans. New York: Putnam.
  • Hägglund, Bengt (1968). History of Theology. Gene J.Lund, trans. St. Louis: Concordia Publishing.
  • Minns, Denis (1994). Irenaeus. Washington, D.C.: Georgetown University Press. ISBN 0-87840-553-4.
  • Payton Jr., James R. Irenaeus on the Christian Faith: A Condensation of 'Against Heresies' (Cambridge, James Clarke and Co Ltd, 2012).
  • Quasten, J. (1960). Patrology: The Beginnings of Patristic Literature. Westminster, MD: Newman Press.
  • Schaff, Philip (1980). History of the Christian Church: Ante-Nicene Christianity, A.D. 100–325. Grand Rapids, Mich: Eerdmans. ISBN 0-8028-8047-9.
  • Tyson, Joseph B. (1973). A Study of Early Christianity. New York: Macmillan.
  • Wolfson, Henry Austryn (1970). The Philosophy of the Church Fathers: Faith, Trinity, Incarnation. Cambridge, MA: Harvard University Press.

Liên kết ngoài sửa