Thảo luận:Đường phượng bay

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Lưu Ly trong đề tài Untitled

Untitled sửa

"Nằm bên cạnh khu vực hoàng thành, sự trầm mặc của dấu tích, nét thâm trầm đặc trưng của cố đô khiến cho con đường trở nên vô cùng thơ mộng. Con đường ngắn, ít dân cư sinh sống nhưng màu xanh mướt cây cối rất phù hợp với lối sống nhàn tản, thích đi bộ, tư lự, trầm ngâm của người dân xứ Huế. Mùa đông ấm áp, mùa hè rực rỡ không chỉ riêng có màu đỏ của sắc phượng bay mà còn vàng dịu nhẹ của hoa điệp, màu tím thanh tao của những bông hoa bằng lăng..." con đường này đẹp nhờ ... cái gì, mùa đông ấm áp ... bài viết chủ quan, đọc nghe chừng bâng khuâng nhớ lại bóng dáng các tà áo dài tha thướt trong sương buổi sớm mùa thu. Bánh Ướt 03:39, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin cho dẫn chứng từ 1 nguồn uy tín là Trịnh Công Sơn dùng chữ Đường phượng bay cho đường Đoàn Thị Điểm ở Huế (mà không phải là đoạn cầu Trường Tiền). Và xin cho biết là tên này do TCS đặt ra hay là đã được dùng từ trước, tên gọi này có phổ thông không ? Nhà thơ Phan Anh và câu thơ của ông có được nhiều người biết không ? 89.61.240.126 (thảo luận) 19:52, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhờ Lưu Ly kiểm chứng thôi Người con gái của đường phượng bay: "Nơi ấy, mấy chục năm trước, đêm đêm chị trốn cậu (ba của chị) rời nhà đi qua cầu Phủ Cam về Bến Ngự thăm anh Sơn, rồi anh tiễn chị về, đi theo con đường bên kia sông có hai hàng phượng chụm đầu vào nhau. Anh gọi đó là đường phượng bay, con đường tình yêu của anh, con đường nhớ nhung một đời của chị. Con đường mà bắt đầu từ đó, trong hơn một nửa sáng tác của anh để cho đời đều có hình bóng chị, người mà anh chỉ gọi bằng một từ lúc nào cũng được viết hoa trong nhạc của anh: Em" Newone 06:03, ngày 13 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Kiểm chứng cái chi đây? tìm "bà" N.V.D.A. nhé. Lưu Ly (thảo luận) 06:12, ngày 13 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Đường phượng bay”.