Thảo luận:Định lý Đào về sáu tâm đường tròn

Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Eightcirclestheorem trong đề tài Hơn 24 trang hay hơn 72 trang A4 ?

Giới thiệu lý do viết bài và nguồn của bài viết sửa

Do chưa kịp tìm hiểu đầy đủ chính sách viết bài của wiki nên nên em đã chót viết bài Định lý Đào về sáu tâm đường tròn liên hệ với một lục giác nội tiếp. Vì ban đầu em cứ nghĩ là chỉ cần có nguồn hợp lý là viết được, không quan trọng là ai viết, khi viết nên wiki em đã bị phản đối kịch liệt và nhiều người bảo em bị vĩ cuồng, thần kinh, hoặc là những comment không cần thiết em đã xóa đi vì nó không có tính xây dựng.
Bài viết này dựa trên hai bài báo của các tác giả nước ngoài công bố tại tạp chí hình học cổ điển bên trường đại học Florida Atlantic của Dergiades và Telv Cohl
1- Nikolaos Dergiades, Volum 14, Issue 24, bài báo với tiêu đề: Dao's theorem on six circumcenters associated with a cyclic hexagon, http://forumgeom.fau.edu/FG2014volume14/FG201424.pdf
2- Telv Cohl, Volum 14, Issue 29, bài báo với tiêu đề: A Purely Synthetic Proof of Dao’s Theorem on Six Circumcenters Associated with a Cyclic Hexagon http://forumgeom.fau.edu/FG2014volume14/FG201429.pdf

Tạp chí Geometricorum của khoa Toán trường đại học Florida Atlantic, đã được xếp hạng tạp chí quốc tế (chuyên ngành về hình học cổ điển). Và một số nguồn khác chủ yếu để bổ sung vào lịch sử hình thành vấn đề.

Thảo luận sửa

* Tự đặt thẻ nổi bật: Sau khi biết chính sách wiki không muốn tác giả tự viết về bài của mình nên tự đặt thẻ nổi bật.
Còn bạn bảo nó T. O. Dao, Advanced Plane Geometry, message 1531, August 28, 2014 ở đây thì tôi băn khoăn muốn biết bạn đặt vấn đề gì trong đó.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 17:03, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trả lời:

  • Cái trang T. O. Dao, Advanced Plane Geometry, message 1531, August 28, 2014 là cái nơi mà tôi chia sẻ định lý này với các nhà toán học của tạp chí FG. Chắc bạn không biết, một số tạp chí chuyên ngành bên Mỹ họ lập ra các group để thảo luận khoa học. Tại cái yahoo group Advanced Plane Geometry đó là trang thảo luận của tạp chí FG(FG là viết tắt của tạp chí Forum Geometricorum) bạn có thể click vào đây để biết https://groups.yahoo.com/neo/groups/AdvancedPlaneGeometry/conversations/topics/1531
  • Định lý tại đây được viết là Định lý Đào về sáu tâm đường tròn liên hệ với một lục giác nội tiếp được lấy từ tiêu đề của bài báo của Telv Cohl và Dergiade. Bài báo của Telv Cohl có tiêu đề là: A purely synthetic proof of Dao's theorem on six circumcenters associated with a cyclic hexagon tiếng Việt nghĩa là một chứng minh hoàn toàn tổng hợp định lý Đào về sáu tâm đường tròn liên hệ với một lục giác nội tiếp còn tiêu đề bài báo của Dergiade là Dao's theorem on six circumcenters associated with a cyclic hexagon có nghĩa Định lý Đào về sáu tâm đường tròn liên hệ với một lục giác nội tiếp. Việc đặt tiêu đề cho bài viết này phù hợp với tiêu đề hai bài báo trên.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 17:40, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trong http://www.cut-the-knot.org/m/Geometry/AnotherSevenCircles.shtml bạn không hề nhắc đến hay thiết lập 1 cái theorem nào cả, chỉ có 1 cái lemma và bạn chứng minh cái đó, ý bạn là theorem = lemma? À tôi có thấy là problem bạn đặt ra, đó đúng chính xác là định lý của bạn. Nhưng bạn không đặt tên nó là Dao?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 17:14, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trả lời:

Định lý và bài toán bản chất là như nhau, không khác nhau gì nhiều, người ta suy tôn cái gì đó là định lý chẳng qua vì nó thể hiện một tính chất nguyên thủy của vấn đề nào đó, nhưng được chứng minh. Trong toán học người ta thường có những vấn đề chưa giải quyết được thì gọi là vấn đề, thông thường các vấn đề này đăng trên các tạp chí, sau khi chứng minh thành công thì gọi nó là định lý.
Tôi không đặt tên nó là Đào thì càng chứng minh được tính nhân văn trong đó, tôi không dám tự đặt tên một tính chất, một bài toán tôi tìm ra theo tên tôi, mà việc này do người khác đặt thì càng khách quan hơn, đó là sự vinh danh mà tạp chí và tác giả bài báo đặt cho tôi. Đó là tăng thêm độ nổi bật về nhân cách.
Ngoài ra trên thực tế gọi là Định lý Fermat không phải vì ông ta tự đặt tên cho định lý đó theo tên mình, đó là cách làm của toán học, tác giả không bao giờ tự đặt tên định lý theo tên mình mà việc đó là do một người thứ ba.Lưu ý rằng định lý Fermat cũng chỉ được viết trên nề cuốn sách, nên việc ban đầu nó công bố ở đâu không quan trọng --Eightcirclestheorem (thảo luận) 18:10, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Định lý Đào là một định lý về hình học về bảy đường tròn được mô tả ở thông điệp 1531, tại tạp chí Toán học Geometriccorum. Định lý này được 2 nhà toán học khác là Nikolaos Dergiades và Telv Cohl cùng chứng minh độc lập.

Mình nghĩ bạn nên tìm một định nghĩa hay hơn. Rotave (thảo luận) 17:26, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi viết cho đấy. Bưởi xem trong bài đi nhiều chỗ còn thắc mắc lắm.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 17:30, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trả lời: Các bạn hay tôi không tùy tiện đặt tên cho định lý được, chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc đặt tên theo tạp chí đã đặt tên --Eightcirclestheorem (thảo luận) 18:29, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Công bố sửa

Tác giả ban đầu của định lý lại công bố trên en:Cut-the-Knot, một trang không phải uy tín về nghiên cứu toán học hay 1 hội thảo toán học. Điểm này có thể xem là đăng nghiên cứu chưa công bố. Chết thật. Còn bạn bảo mô tả ở thông điệp số bao nhiêu đó tại journal Geo gì đó thì cũng chỉ nêu vấn đề mà chưa công bố? Còn 2 chứng minh thì đúng có công bố ở nơi tạm chấp nhận là uy tín nhưng của 2 tác giả khác. Tôi hết sức quan ngại điểm này. Tại sao từ đầu tác giả không tìm 1 hội thảo chính thống, chí ít cũng là 1 hội thảo tầm bé như hội thảo của 1 trường đại học mà lại đi đăng trên Cut-The-Knot.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 17:43, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thứ nhất trang cut the knot không phải là trang vớ vẩn, vì nó có khi còn được dẫn nguồn cho các trang khác như tạp chí toán học hàng tháng của Mỹ. Thứ hai trang đó được 20 giải thưởng về khoa học và giáo dục của Mỹ, đến như các tạp chí nhỏ cũng không được đưa lên wiki anh nhưng trang đó mặc dù không phải là tạp chí cũng được đưa lên wiki anh, thứ ba là trong khoa học không quan trong công bố tại đâu, đầu tiên có thể chỉ là công bố trên một lá thư gửi cho bạn, hoặc chia sẻ trên diễn đàn,.....càng quan trọng hơn nữa là ban đầu nó công bố tại một nơi không phải là tạp chí nhưng vẫn được nhặt lại để công bố trên tạp chí. điều đó càng chứng minh độ nổi bât, vì thông thường tạp chí không bao giờ đăng lại các vấn đề đã được xuất hiện online trước đó, phải thật sự nổi bật tạp chí mới đăng lại.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 17:54, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
Trong khoa học cái nghiên cứu đầu tiên hoặc post trên mạng, diễn đàn là không có giá trị tham khảo, nhưng sau khi nó được công bố lại tại tạp chí thì đủ tính pháp lý về nguồn bài viết để đưa vào từ điển và tin cậy.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 18:00, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
Hai tác giả khác nhau chứng minh cùng một định lý với hai phương pháo khác nhau, điều đó càng chứng minh độ nổi bật của định lý vì nó thu hút được sự quan tâm của hai tác giả đó, càng chứng minh được tính đúng đắn của định lý, càng tăng thêm nguồn thứ cấp, càng không phải là nghiên cứu ban đầu. Điều quan trọng là định lý trong bài báo của hai tác gải đó cùng tên với tiêu đề bài viết tại đây. Điều đó là nổi bật chứ không quan ngại.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 18:00, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi đang cố gắng bỏ sức làm cho cái định lý của bạn cho nó xong nhưng bạn lại giễu tôi, cũng được không sao. Tiếp tục nè, vấn đề nằm ở chỗ nếu bạn công bố được trên 1 tạp chí nào đó hay 1 hội thảo luận nào đó thay vì Cut The Knot thì sẽ mạnh hơn, Cut The Knot có thể mạnh như bạn nói nhưng nó không phải là 1 hội thảo chính thống, đúng không? Đúng là cái này có 2 tác giả quan tâm và giúp định lý bạn được review, điểm này có thể coi định lý của bạn được review. Tôi khá quan ngại 1 điểm nữa, có thể định lý của bạn chỉ là trường hợp của 1 định lý nào đó phát biểu dạng như một đa giác với số cạnh bất kỳ (chẵn) nội tiếp 1 đường tròn thì tất cả các điểm nội tiếp của các tam giác ngoài được hình thành bởi đa giác đó là đồng quy. Trường hợp của bạn là đa giác 6 cạnh, người ta có thể đã chứng minh cái này cho bất kỳ số cạnh? Nếu có định lý kiểu này (bạn xem có không) thì rõ là định lý của bạn chỉ là trường hợp con, bổ đề,?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 18:08, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cut-the-knot is a free, advertisement-funded educational website maintained by Alexander Bogomolny and devoted to popular exposition of many topics in mathematics.. CTK Wiki Math. Bạn nên cân nhắc kỹ và đừng ảo tưởng quá nhiều với trang này. Thêm nữa, tôi tjhấy bạn viết được bài báo hoàn chỉnh nhưng lại đăng trên Cut-the-knot quả là đáng tiếc.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 18:12, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Điều này là không thể xảy ra vì tôi đã kiểm nghiệm rất nhiều, ba đường đồng quy đã rất khó, rất khó khó khó để tìm được cả nhiều đường đồng quy như thế. Giả sử nếu như có trường hợp đó xảy ra thì càng tốt vì cái mở rộng đó tăng thêm độ nổi bật của định lý tại đây, càng có thêm nhiều trích dẫn. Vì định lý tại đây là cơ sở để tìm ra các định lý tổng quát hơn. Ví dụ tôi mở rộng định lý Goormaghtigh, Goormaghtigh mở rộng Droz-Farny nhưng cái nguyên thủy Droz-Fany mởi là cái quan trọng hơn, hay hơn. Chỉ một số ít trường hợp thì cái mở rộng về sau mới đáng chú ý hơn, trong toán học là vậy mà.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 18:23, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bài về cut the knot bên wiki Anh đã được đăng từ lâu lắm rồi, nhưng không bị xóa, còn việc ai đó ác ý gắn cái thẻ đó thì có gì là ghe gớm đâu, điều quan trọng là gắn lâu lắm rồi nhưng không bị xóa. Và cũng mong bạn hiểu toán học, những người tôn trọng bản quyển thì không cần phải công bố rầm rộ trên cái gì đó ghê gớm đâu, những người làm khoa học rất tôn trọng bản quyền. Việc công bố trên cut the knot hay diễn đàn đó là bài đăng ban đầu thì không quan trọng đâu, quan trọng là sau đó nó đã được nhặt về từ sọt rác và đặt tạ nơi uy tín.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 18:24, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
Xin lỗi tôi chưa có chứng minh của cá nhân tôi cho định lý này, mà chính hai tác giả kia chứng minh, tôi có nhiều bạn chuyên gia về hình học sơ cấp nhưng trong cả vài chục người không ai chứng minh được. Đăng trên cut the knot chỉ là vấn đề.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 18:26, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
Việc này cũng thường thấy ví dụ Pascal không đưa ra chứng minh định lý của ông, van Lamoen không đưa ra chứng minh cho định lý mang tên ông, Fermat cũng vậy, ....việc này là phổ biến trong toán học. Thông thường định lý mang tên người tạo ra chứ không phải người giải quyết.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 18:28, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bây giờ là thời hiện đại rồi, bạn nói đúng chất phiêu của dân Toán. Có lẽ tôi khác ngành, ở ngành tôi tính cạnh tranh công nghiệp quá cao nên cái gì cũng cẩn thận.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 18:29, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC).Trả lời

* Phương Tây họ rất quan trọng bản quyền, họ không vì bài viết của tôi đăng ở một nơi hèn hạ mà không đặt tên nó theo tên tôi, họ tôn trọng bản quyền là vậy, nhưng Việt Nam có thể không được như họ, thấy chưa được công bố trên tạp chí mà chứng minh được là công bố mặc nhiên coi đó là định lý của mình. Thậm chí nhiều trường hợp đi đạo sách, đạo văn, đạo giáo trình.....do vậy việc đăng trên cut the knot hay diễn đàn thật sự không quan trọng, quan trọng hơn nó đã xác minh bằng việc công bố trên tạp chí

Tôi nghi ngờ tập san cut-the-knot này, nó có lẽ là tập san khoa học dỏm. Nó không có nhà xuất bản, địa chỉ cụ thể nào, cũng chẳng có hiệp hội nào bảo trợ.--175.202.25.249 (thảo luận) 11:18, ngày 8 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nó không phải tập san gì đâu mà là trang web cá nhân, một trang phổ biên kiến thức đã được trích 2670 lượt trên wiki Anh. Và nó là blog thì cũng không có gì là quan trọng quá tại đây--Eightcirclestheorem (thảo luận) 11:32, ngày 8 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ok, tôi cứ nghĩ nó là tập san, tôi cũng không rõ trang web này được cộng đồng toán học đánh giá đến đâu. À, nếu tôi nhớ không nhầm trong số người quản trị của chúng ta có một người làm về toán, apple hay conbo thì phải, bạn có thể mời họ tham gia thảo luận thêm.--175.202.25.249 (thảo luận) 12:01, ngày 10 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời
Giới học thức bình dân như chúng tôi đánh giá nó cao, vì nó đã phổ biến rất nhiều rất nhiều kiến thức hình học sơ cấp. Khi tìm trên google định lý hình học nào đó thì cái hiện lên trang đầu là Cut the knot-mà không phải là tạp chí(bây giờ mới là wiki, trước đây là trang Cut the knot), cái đó cũng được làm nguồn cho wiki Anh và có đến 2670 lượt trích dẫn bên wiki Anh. Vả lại nó là sọt rác cũng không quan trọng, điều quan trọng nhất đối với những người tôn trọng bản quyền là không quan trọng nó đăng ở đâu mà quan trọng thực sự nó ý nghĩa như thế nào? Không nhất thiết phải đăng trên tạp chí danh tiếng. Tuy nhiên hiện nay định lý này đã được bảo hộ bởi tạp chí hình học cổ điển của khoa toán trường đại học Florida atlantic(đủ cơ sở pháp lý về nguồn uy tín cho định lý này) nên chúng ta không cần quan tâm cái Cut the knot nữa. Nó chỉ là định lý hình học sơ cấp thôi, không có gì gọi là quá nổi bật cả. Tôi không đề cao nó nhưng với cá nhân tôi nếu để so sánh thì định lý này cũng không có thua kém gì một số định lý hình học sơ cấp khác--Eightcirclestheorem (thảo luận) 12:19, ngày 10 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Số lượng nguồn và sự độc lập với chủ thể sửa

Trong bài này, 2 bài báo đều cùng nằm 1 cùng hội thảo. Tại độ nổi bật quy định cần nhiều nguồn nhắc tới, nếu bạn tìm 1 bài báo nhắc tới định lý Đào về 6 đường tròn của 1 tác giả nào đó ở 1 hội nghị khác thì nếu có xảy ra biểu quyết thì tôi sẽ bỏ phiếu giữ, nếu chưa có tôi phải rất cân nhắc, có thể phiếu trắng như Arc Warden. Vậy nhé  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 18:28, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trả lời:

Chắc chắn còn nhiều bài báo cho vấn đề này, như bạn đã biết bài báo vừa công bố tháng mười nên nếu muốn trích dẫn phải mất vài năm đợi chờ. Nhưng đây có thể xem là nổi bât theo khía cạnh nó là một tính chất quan trọng của hình lục giác nội tiếp(trong hình học định lý liên quan đến tam giác hàng vạn, nhưng lục giác thì chưa đếm hết đầu ngòn tay). Ngoài ra hệ quả của nó là định lý Kosnita, điều đó sẽ tăng thêm độ nổi bật, mặt khác như bạn biết cũng có nhiều bài báo đăng trên tạp chí này, chỉ có mỗi một bài mà vẫn viết thành một bài độc lập bên wiki Anh--Eightcirclestheorem (thảo luận) 18:35, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bên wiki tiếng anh cũng có rất nhiều bài được lấy từ một hoặc hai nguồn trên tạp chí này, do vậy nếu đối chiếu về cơ bản là nguồn uy tín, và độ khó, và thời gian xuất hiện thì rõ ràng cái định lý này nổi bật hơn nhiều định lý khác đăng trên wiki Anh. Nếu muốn đối chiếu để thấy điều này tôi sẽ đem nó về đây.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 18:37, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn đã đặt nhiều câu hỏi hay.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 18:37, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Wikipedia không hề dự báo tương lai, chuyện tương lai để tương lai tính. Bạn nên gửi lời thách đố giải định lý này cho các tác giả tiếp theo ở Việt Nam và thế giới chứng minh ngoài 2 cách đã biết. Đến đây bạn thấy Wikipedia nó có thể hơi quá phức tạp vậy đó.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 18:42, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cái đó là suy luận hiển nhiên mà, định lý không phải là dễ, nếu dễ thì đăng hôm trước đến vài hôm sau là chứng minh được, còn muốn chúng minh định lý này với cách thứ ba chắc cũng khó, muốn có chích dẫn về nó cũng rất khó. Tôi ấn tượng với bạn vì câu thẳng như ruột ngựa chứ không có ý chế giễu đâu, bạn xem vì câu đó tôi tưởng bạn người nước ngoài. Tôi sẽ ấn tượng với bạn, nếu sau này chúng ta là bạn thì đó là kỷ niệm đẹp đó. --Eightcirclestheorem (thảo luận) 18:47, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi cũng đã gửi đến thầy Nguyễn Minh Hà, thầy Trần Quang Hùng, thầy Nguyễn Văn Linh và nhiều thầy khác nhưng chưa có phản hồi, chắc các thầy rất bận chăng. Cảm ơn bạn vì nhứng sửa đổi--Eightcirclestheorem (thảo luận) 18:51, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trong đây cũng nhiều người nước ngoài nói tiếng Việt đó bạn (những người mà bạn thông điệp giúp đỡ ấy). Như vậy cũng có thể nói nghiên cứu bạn công bố sớm và 1 chiến trường khốc liệt như Wikipedia Tiếng Anh, bài của bạn bị xóa vì lý do này là quá bình thường.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 18:52, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Các lý do như tôi đã nói với bạn, tôi làm việc này hi vọng để được sự đồng thuận tiếp tục nghiên cứu(vì là dẫn nghiệp dư nên bị phản đối rất nhiều(cả từ gia đình lẫn cơ quan_chứ không vì đoạt học vị tiến sĩ hay giáo sư gì cả). Mặc dù bạn đã đi qua đến một vài đường link bên wiki tôi đưa, bên đó có nhiều bài cũng tầm thường nhưng vẫn giữ lại. Một khía cạnh nào đó tôi bị xóa bên đó có lẽ vì bài viết như bạn đã biết(rất hổ lốn) không tập chung vào cái gì, và chưa am hiểu luật chơi của wiki cũng như chưa đủ trình độ ngôn ngữ. Tuy nhiên đây cũng là định lý hình học sơ cấp hiếm hoi từ Việt Nam, có thể coi là nổi bật trong nước, wiki là khá linh hoạt mà điều kiện trong nước cũng khác điều kiện bên Anh, và lại tôi cũng là dân nghiệp dư. Nếu cứ lấy tiêu chuẩn của Anh ra thì nhiều vị trong nước ta nếu dịch sang tiếng Anh tôi tin sẽ bị delete quá nửa. Muộn quá(mình đi ngủ nhé)-tôi thưc mấy hôm rồi, Chúc bạn ngủ ngon. Định lý này tương lai chắc cũng bên đó thôi. xem thêm các định lý năm đường tròn, định lý bảy đường tròn --Eightcirclestheorem (thảo luận) 19:20, ngày 23 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
  • Như bạn biết đấy nền toán học trong nước, chính sách phát triển khuyến khích thành quả sáng tạo trong nước, cũng như nhiều yếu tố khác thì cái định lý này chắc chắn sẽ chẳng bao giờ được các hội thảo trong nước để ý đến. Trên cơ bản là đây là định lý sơ cấp và tôi là dân nghiệp dư, nên càng ít cơ hội hơn, nếu tôi là dân chuyên nghiệp thì cái định lý này may chăng được báo cáo tại hội nghị cấp trường, hoặc cấp viện, nhưng tôi ít cớ cơ hội điều kiện tiếp xúc báo cáo kết quả này với Viện Toán. Hội thảo khoa học lớn thường là nơi dành cho các định lý lớn, các công trình của nhà toán học lơn chuyên nghiệp chứ không phải là nơi báo cáo một định lý sơ cấp như này. Nhưng định lý sơ cấp này phù hợp với wiki, nó gần gữi với kiến thức học phổ thông.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 00:56, ngày 24 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Một số chú thich sửa

  • Trích nguồn từ Yahoo, nhưng đó là nguồn uy tín đối với trường hợp này(tránh việc đánh đồng vơ đũa cả lắm). Một số tạp chí bên mỹ thường tạo ra một group yahoo cho những thành viên và bạn đọc của tạp chí vào đăng ký thành viên và thảo luận. Ví dụ trang web về số nguyên tố [1] thì trang thảo luận tại đây: [2] bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết để xác thực ; ví dụ tạp chí về hình học cổ điển [3] thì trang thảo luận tại đây: [4]. Do vậy trang group yahoo mà được bài này dẫn nguồn đều là uy tín, và chủ yếu đó liên quan đến lịch sử hình thành định lý và các thông tin phụ, nên không quan trọng.
Tại chú thích về câu kết quả tính toán hơn 24 trang [5] nếu truy cập vào sau đó coppy ra paste vào A4 sẽ được một kết quả tính toán dài 24 trang, nhưng đoạn cuối cái đó có ghi (Message over 64 KB, truncated) nên chắc chắn phải hơn 24 trang. Trích dẫn trên đưa ra bởi chính Dergiade nên về nguyên tắc là nguồn tin cậy cao(trực tiếp từ tác giả).--Eightcirclestheorem (thảo luận) 03:33, ngày 24 tháng 10 năm 2014 (UTC).Trả lời
Tại chú thích sáu, thì dễ dàng nhận ra đó là hệ quả trực tiếp. Bên Wiki English cũng có một số chỗ chấp nhận chú thích từ các group kiểu này ví dụ chú thích 4 và 5 tại đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Gossard_perspector --Eightcirclestheorem (thảo luận) 02:49, ngày 25 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời


Độ nổi bật sửa

Định lý này hiện nay có hai nguồn độc lập với tác giả nhắc đến, đó là một ai đó ở Hy Lạp và một ai đó ở Đài Loan, đăng trên một tạp chí được cho là chuyên ngành và có peer review. Tuy nhiên, trong bài này lại cho rằng hai nhân vật đó là nhà toán học và học sinh, nhưng tôi chưa thấy nguồn nào nhắc đến vị trí của hai người này. NHD (thảo luận) 05:55, ngày 24 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cũng nói thêm là, bên Wikipedia tiếng Anh, trong những bài chuyên đề vẫn dùng Forum Geometricorum làm nguồn tham khảo, đây là 1 journal uy tín : [1]. --37.201.170.41 (thảo luận) 06:01, ngày 24 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
  • Bác đúng là người trong ngành nên comment thật sự là rất chính xác, cảm ơn bác nhiều
  • Có nên xem Dergiades là nhà toán học hay nên xem ông ta chỉ là người chứng minh? thì tùy bạn đọc cho ý kiến, tạm thời tôi sửa lại ông này là người chứng minh thôi. Ông ta không có trang web cá nhân, và nếu có là thành viên của cơ quan, viện toán học nào đó bên Hylap thì cũng không dẫn ra đây được bởi sử dụng ký tự alpha, beta rất khó dẫn search và đưa lên trên google(tên của ông ta viết theo tiếng Hylap như thế nào chúng ta khó viết được), cái đó bàn phìm tôi không đủ khả năng, không viết được ký hiệu đó. NHưng các bạn có thể xem qua các công trình của ông này cá nhân tôi nhận xét với đóng góp đó thì vượt qua các nhà toán học (người có bằng tiến sĩ toán học thông thường, trong nước ta về toán nhưng có mấy ai được 4-5 công trình trên tạp chí quốc tế, cá nhân tôi cho ông Dergiade là nhà toán học bởi số công trình ông này [6] )
Comment lưu ý em đã sửa về Dergiade, còn việc ông ấy là người Hy lạp là chắc chắn bởi cuối địa chỉ của tác giả có ghi Nikolaos Dergiades: I. Zanna 27, Thessaloniki 54643, Greece xem tại cuối bài báo này http://forumgeom.fau.edu/FG2014volume14/FG201424.pdf ; Telv Cohl cũng vậy http://forumgeom.fau.edu/FG2014volume14/FG201429.pdf cuối địa chỉ có ghi, và có thể tham khảo thêm tại đây https://www.facebook.com/telv.cohl?fref=ts--Eightcirclestheorem (thảo luận) 06:24, ngày 24 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
Xin nói thêm về các tạp chí FORUM. Theo tôi hiểu là không phải vì dùng tiếng Latinh mà những tạp chí (đúng ra nên gọi là tập san) mang tên Forum này, bước đầu là những nội san của 1 phân khoa Đại học (hay là của 1 tổ chức nghiệp vụ) dùng làm nơi trao đổi kiến thức và kinh nghiệm, từ từ những nội san này phát triển quy mô hơn, trở thành những tập san chuyên ngành. (cách thức phát triển gần giống như Tập san Sử Địa). Vì là những nội san này thường có trước thời phổ cập của Internet, nên tuy cũng là mang tên Forum (Diễn đàn) nhưng nó không giống những Diễn đàn Internet thường thấy sau này. Những tập san chuyên ngành này (báo có đánh số và có ban biên tập) thường là có số bán không cao (vì không dành cho người thường mà dành cho chuyên gia) nhưng lại được đánh giá rất cao, và rất uy tín, vì lâu đời, và có nhiều giáo sư, chuyên gia tham gia, và thường là có 1 phân khoa Đại học uy tín (hay 1 tổ chức nghiệp vụ) bảo trợ. Đừng cứ thấy FORUM và BLOG mà nghĩ là chúng không uy tín, nhiều khi là ngược lại. Như nhiều tờ báo bây giờ có mục Blog, thường là do những người đã nổi tiếng, được tờ báo mời về đảm nhiệm 1 chuyên mục thường xuyên hay mục Feuilleton, bây giờ gọi là Blog, (còn gọi là bỉnh bút), những người này còn nổi tiếng và uy tín hơn những phóng viên, nhà báo cộng tác viết báo thông thường.-37.201.168.157 (thảo luận) 22:33, ngày 3 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Treo bảng độ nổi bật sửa

Tôi treo bảng độ nổi bật trong bài này vì hoài nghi về tính xác thực, hữu dụng và nguồn hàn lâm của bài. Blphama (thảo luận) 08:15, ngày 25 tháng 10 năm 2014 (UTC).Trả lời

Cảm ơn bạn nhiều Blphama, điều này mang tính xây dựng wiki, tôi đồng ý --Eightcirclestheorem (thảo luận) 06:39, ngày 29 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đừng so sánh một ca sĩ với định lý này, nếu các bạn không có chuyên môn hãy đọc thêm các định lý sau(trên wiki Anh đã chuyển sang wiki Việt)

Điểm Vecten (hình học tam giác)

Định lý bảy đường tròn

Định lý đường thẳng Droz-Farny

Định lý Kosnita

Định lý Lester

Định lý năm đường tròn

Định lý bảy đường tròn

Đường tròn van Lamoen

Định lý Pascal

Định lý Đào về sáu tâm đường tròn liên hệ với một lục giác nội tiếp

Tặng anh chàng tác giả sửa

Tôi tặng cậu tác giả tính tình trẻ con lời của một bảo quản viên trên này vào đầu năm 2009 (nghĩa là gần 6 năm trước) mà tôi thấy đúng.

Wikipedia là nơi mà khi gặp các quan điểm chính trị trái chiều, những thứ khó ưa, thậm chí đáng kinh tởm, người ta cần giữ một cái đầu lạnh hơn ở ngoài đời

Tài khoản 6 tháng 11 (thảo luận) 16:23, ngày 6 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bác nhiều nhé --Eightcirclestheorem (thảo luận) 00:54, ngày 12 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nhờ ai đó giúp xác minh sửa

Lý do nó sớm không phải là lý do trực tiếp đi đến biểu quyết xóa, mà lý do sớm là lý do dẫn đến chưa đủ thời gian để chứng minh độ nổi bật. Độ nổi bật của một định lý được hiểu theo nghĩa được công bố trên nhiều nguồn độc lập, được trích dẫn trên nhiều nguồn độc lập(hai nguồn). Như vậy hãy bỏ qua lý do nó sớm(vì đây không phải lý do trực tiếp) chúng ta hãy cùng nhau đi vào lý do nó có được hai nguồn độc lập uy tín không?

(1) hai bài báo với hai cách chứng minh độc lập là hai nguồn độc lập. Nếu đúng thì giữ, nếu sai thì xóa
(2) hai bài báo độc lập đăng trên cùng một tạp chí vẫn bị coi là một nguồn. Nếu đúng thì xóa, nếu sai thì giữ

Căn cứ vào đâu để ta chọn đáp án (1) đúng hay đáp án (2) đúng??

Nói thêm, phiên bản bên English không phải riêng định lý này mà phiên bản bên English là Dao's theorem gồm một mớ bòng bỏng gần chục định lý đưa vào 1, và tại thời điểm viết cái đó chưa có bài báo của Telv Cohl(tức mới chỉ có một nguồn của Dergiades). --Eightcirclestheorem (thảo luận) 13:03, ngày 9 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

PS: Việc định lý đó là tổng quát định lý Kosnita là hiển nhiên, và đã có chứng minh cho kết quả này, đã được công bố trên trang thảo luận của tạp chí FG nhưng sợ có người bắt bẻ không chấp nhận cái đó nên tôi chưa đưa vào.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 13:14, ngày 9 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Định lý Kosnita sửa

https://groups.yahoo.com/neo/groups/AdvancedPlaneGeometry/conversations/topics/1717 (đây là thảo luận 1717)

Dear Dr. Kimberling,

I am very Thank to Mister Nikos Dergiades for proved my result, I also many thank to Dr. Paul for publish the paper on FG.

Now we see a special case of the theorem: "Dao's theorem associated with Tucker Hexagon",

I mean, if hexagon is tucker hexagon, then the locus of concurrency point lie on a line through Konista point,

What is codinated of the point?

Please see the figure attachment

Best regards

Sincerely

Dao Thanh Oai

https://groups.yahoo.com/neo/groups/AdvancedPlaneGeometry/conversations/topics/1718 (đây là thảo luận 1718)

Dear Dao,

this is the line through X6, X24, X54, X973, X2917, X3567.

Best regards,

Francisco Javier.

Tại thảo luận 1717 tôi đã nói nếu như lục giác suy biến thành lục giác Tucker thì cái điểm đồng quy nằm trên đường thẳng đi qua điểm Kosniar và tại thảo luận 1718 Ông Francisco Javier nói một trường hợp suy biến của định lý Đào là điểm Kosnita X(54).

Định lý Kosnita Cho   là tâm của đường tròn ngoại tiếp của tam giác  , đặt   lần lượt là là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác  , thì   đồng quy

Chứng minh định lý Kosnita là trường hợp đặc biệt của định lý Đào đơn giản đến lỗi không cần diễn đạt gì cả học sinh cấp ba khá giỏi toán sẽ biết ngay nhưng tôi cố gắng trình bày mang tính tham khảo tại đây:

Định lý Đào và định lý Kosnita

Chứng minh định lý Kosnita là trường hợp đặc biệt của định lý Đào: Áp dụng định lý Đào về sáu tâm đường tròn cho lục giác   ta định nghĩa các điểm tương tự định lý Đào(chú ý hoán vị    so với định lý Đào). Khi lục giác suy biến thành tam giác  . Ta thấy tam giác   lần lượt suy biến thành điểm  . Các đường thẳng   lần lượt sẽ là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác   tại    nên   vuông góc với   vuông góc với   do vậy tứ giác   nội tiếp nên tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác   cũng là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác  , tương tự với  . Áp dụng định lý Đào ta có ngay định lý Kosnita.

Tôi đưa câu hỏi lên diễn đàn AoPS là lập tức có nguồn ngay, hoặc đưa lên blog với trả lời của người khác là có thêm nhiều nguồn ngay lập tức. Tôi vừa đưa lên AoPS http://www.artofproblemsolving.com/Forum/viewtopic.php?f=48&t=613210 (diễn đàn này vẫn được lấy làm nguồn cho wiki English để cho người thứ 3 trả lời) --Eightcirclestheorem (thảo luận) 18:19, ngày 9 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Vô ích khi nào có nguồn hàn lâm hay tổ chức toán học thì hãy bàn tiếp, nói như bạn đã là vi phạm đăng nghiên cứu chưa công bố. Đây không phải là 1 sự thật mà nhiều người cho nó là sự thật hoàn toàn để mà không cần nguồn, chỉ giới hạn trong nhóm người hẹp biết thì không nên đưa vào Wiki dù nó đúng. Tóm lại là bạn muốn thêm thông tin ở Wikipedia thì cứ "nhắm nguồn hàn lâm" mạnh mà thêm vào, đừng suy diễn, đừng tưởng tượng, đừng tự chứng minh, đừng dùng blog bliếc gì nữa, khổ quá nói mãi.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 02:10, ngày 10 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cái diễn đàn đó, đôi khi vẫn được làm nguồn cho wiki english đấy --Eightcirclestheorem (thảo luận) 02:48, ngày 10 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời
Vậy bạn qua đó thử đi, xem được không?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 03:40, ngày 10 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

vẫn có thể làm nguồn tham khảo cho wiki: https://en.wikipedia.org/w/index.php?search=artofproblemsolving&title=Special%3ASearch&fulltext=1

Luis Gonzalet chứng minh cách đây 1 năm cho trường hợp đặc biệt là lục giác biến thành Tucker hexagon(xem #2):

http://www.artofproblemsolving.com/Forum/viewtopic.php?f=47&t=555071 --Eightcirclestheorem (thảo luận) 04:13, ngày 10 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Ít nhất có ba nguồn chứng minh định lý Kosnita là trường hợp đặc biệt của Định lý Đào, một chứng minh của Tôi, một chứng minh của Luis Gonzalet, một tính toán bằng phần mềm của Francisco Javier, và một mô phỏng bằng vẽ hình của tôi, chắc chắn điều này là đúng sự thật, còn việc có chấp nhận đó là nguồn hay không thì tùy mỗi người còn sự thật là như vậy --Eightcirclestheorem (thảo luận) 04:21, ngày 10 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Hơn 24 trang hay hơn 72 trang A4 ? sửa

1 điểm trong tọa độ tỉ cự sẽ biểu diễn bởi ba thành phần (a: b : c), các thành phần ngăn cách nhau bởi dấu : Tuy nhiên trong trao đổi đó 24 trang chưa biểu diễn hết thành phần thứ nhất vì chưa có dấu : , nghĩa là 24 trang chưa biểu diễn hết thành phần thứ nhất của tọa độ tỉ cự nên ba thành phần phải lớn hơn 72 trang A4 --Eightcirclestheorem (thảo luận) 11:33, ngày 20 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chú thích sửa

Quay lại trang “Định lý Đào về sáu tâm đường tròn”.