Thảo luận:Đỗ Phủ

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Nguyễn Đỗ trong đề tài Trao đổi với bạn soạn bài này
Dự án Văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Liên kết có ích sửa

Trao đổi với bạn soạn bài này sửa

Ông lập gia đình từ khoảng năm 752, và tới năm 757 họ đã có năm con (ba trai hai gái). Nhờ bạn trích dẫn nguồn.

năm 758 ông bị giáng cấp làm Tư công tham quân ở Hoa Châu. Chức vụ này làm ông chán ngán, trong một bài thơ, ông đã viết: "I am about to scream madly in the office/Especially when they bring more papers to pile higher on my desk." Bạn nên dịch hoặc nhờ người am hiểu dịch câu thơ này ra tiếng Việt. Vì tác giả là người Hoa, trích thơ của ông bằng tiếng Anh, đăng tải ở trang tiếng Việt, thì quả thật không bách khoa chút nào.

Chúc vui. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:42, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mình đã thay trích dẫn tiếng Anh bằng trích dẫn Hán Việt và dịch thơ, nhưng có ai chỉnh lại format hộ mình với, mình chỉnh không đúng.Nguyễn Đỗ (thảo luận) 03:48, ngày 18 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Góp thêm tài liệu sửa

Theo Dịch Quân Tả, một học giả người Trung Quốc, tác giả Văn học sử Trung Quốc, thì:

Nguyên nhân chết và địa điểm chết của Đỗ Phủ, từ lâu vẫn là đề tài tranh luận của các học giả. Ngay cả Đường thư chép về Đỗ Phủ cũng rất thiếu sót, sai nhiều nên ông không theo sách ấy khi viết tiểu sử của Đỗ Phủ.

Sau đây là tài liệu do Dịch Quân Tả cung cấp:

Đỗ Phủ, tự Tử Mỹ. Ngoài ra, ông còn được gọi là Đỗ Thiếu Lăng (杜少陵) hay Đỗ Công Bộ (杜工部)... Ông là nhà thơ rất nổi tiếng (được người đời gọi tôn là Thi thánh và thơ ông được gọi là Thi sử), vốn người Tương Dương (Trung Quốc), về sau dời về huyện Củng thuộc tỉnh Hà Nam.

Xuất thân trong một gia đình quan lại, có truyền thống văn học nhưng cảnh nhà đã sa sút. Nhờ hiếu học, bảy tuổi ông đã biết làm thơ, 14 tuổi đã giao lưu với các văn nhân, 20 tuổi bắt đầu đi chơi ở Giang Nam; lưu lại ở Trường An ngót 4 năm, ứng thí tiến sĩ hai lần nhưng đều không đậu.

Sau đó ông bắt đầu mạn du đến Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam gần tám, chín năm, rồi trở lại Trường An và vẫn chưa được mọi người biết đến, ông buồn bã quay về nhà.

Năm Thiên Bảo cửu niên, Đổ Phủ đã 39 tuổi. Ông hiến một bài phú lên Đường Huyền Tông, nhưng không thấy nhà vua có phản ứng gì. Năm sau, ông lại hiến bài Đại lễ phú, từ đó nhà vua mới bắt đầu xem trọng ông, phong ông làm Tây Hà úy.

Về sau được cải nhậm là Trụ tào tham quân, lúc bấy giờ ông đã 43 tuổi.

Chưa đầy một năm sau, tức năm 755, tướng An Lộc Sơn khởi quân chống nhà Đường, ông đến Linh Vũ yết kiến Đường Túc Tông, không ngờ giữa đường bị quân nổi dậy bắt. Phải hơn năm sau ông mới thoát khỏi, hối hả đến Phụng Tường.

Tại đây, Túc Tông phong ông làm Tả thập di. Không lâu, nhân vì muốn cứu Phòng Quản, ông bị biếm làm Tư hộ tham quân tại Hoa Châu.

Kể từ đó, ông chán nản công danh nên đến ở tại Thành Đô (Tứ Xuyên), dựng thảo đường ở Hoãn Hoa khê. Tại đây ông đã phải sống qua một thời kỳ cùng khổ và u nhàn.

Về sau, Nghiêm Vũ đến trấn ở Thục. Vốn là bạn cố hữu, nên viên quan này đã tiến cử ông làm Tiết độ tham mưu và Kiểm hiệu Công bộ ngoại lang[1]. Không lâu sau, Nghiêm Vũ mất, ông đến với Cao Thích[2] lúc bấy giờ đang làm Tiết độ sứ ở Tây Xuyên.

Nhưng Đỗ Phủ vừa đến thì Cao Thích cũng vừa mất, thế là ông phải mang gia đình đến Tam Giáp ở một thời gian.

Trong khi rời Thục, đang đi trên sông Tương, ông mất trên thuyền con, hưởng thọ 59 tuổi.

Trước ngày chết, ông có đến huyện Lôi Dương thuộc tỉnh Hồ Nam. Lúc bấy giờ huyện đang bị ngập nước và quan huyện có hiến ông rượu trắng cùng thịt bò, đó là một việc có thực. Tuy nhiên Đường thi lại ghi ông chết vì tham ăn thịt rượu, thật là một điều oan uổng đối với ông.

Hiện ở huyện này, còn ngôi mộ của Đỗ Phủ. Tôi (Dịch Quân Tả) đã từng khảo cứ và kết luận rằng đó chính thực là ngôi mộ của ông, do người đời sau vì mến ông mà xây cất lại. Lúc kháng chiến, tôi có dịp đến ngôi thảo đường của ông tại Thành Đô để chiêm điếu, thấy di phong như còn phảng phất đau đây.

Lịch sử văn minh Trung Quốc của Will Durant, một nhà sử học người Mỹ gốc Pháp, cho biết thêm:

Gần về già, Đỗ Phủ theo Nghiêm Vũ sang đất Thục. Nghiêm Vũ quí ông lắm, vận động cho ông chức Công bộ viên ngoại lang. Nhưng khi Nghiêm Vũ mất rồi, nội loạn tăng lên, ông trở lại cảnh sống không một đồng dính túi, mà con cái thì nheo nhóc...

Về già, ông sống rầu rĩ, bị mọi người bỏ rơi, thành một “vật xấu xa không ai muốn nhìn”. Đến khi ấy, nóc nhà bị gió thổi tung, bọn trộm cướp vào lấy tới cả mớ rơm lót giường, mà ông yếu quá, không ngăn nổi. Sau cùng, không thể làm thơ để mưu sinh được nữa, thêm buồn rầu, mới năm mươi lăm tuổi mà trông ông đã già khọm.

Một hôm, một ông quan đã đọc thơ ông, gặp ông, đưa ông về nhà, làm một bữa tiệc đãi ông. Thịt bò bốc hơi thơm phức, rượu ngon đầy bình; đã bao lâu nay Đỗ Phủ chưa được một bữa thịnh soạn như vậy. Vì đói, ông ăn ngấu nghiến. Chủ nhân xin ông một bài thơ, ông rán làm rồi ngâm lên, nhưng vì bội thực, ông té xuống. Hôm sau ông tắt thở.

Và trong Đại cương Văn học sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê:

Đọc tiểu sử các danh nhân trên thế giới, tôi mới được biết hai người vì chứng thương thực mà mất: một người tự ý bỏ ngôi chí tôn để sống với dân nghèo, một người muốn tìm minh chúa để phụng sự mà bất đắc chí, phải lang thang trong cảnh loạn ly. Cả hai đều ấp ủ cái mộng giải thoát xã hội: người thứ nhất bằng triết lý, người thứ nhì bằng văn thơ; đó chính là Thích-ca Mâu-ni [3] và Đỗ Phủ.

Trong gần 60 năm trời, Đỗ Phủ chìm đắm trong bể khổ, lăn lóc trong cát bụi, có lúc áo rách như tàu lá chuối, có khi đói đến lả người. Một thiên tài của Trung quốc, danh ngang với Lý Bạch, mà cơ cực đến bực ấy!

Ông gốc ở Tương Dương, sinh trong một nhà văn học và nghèo, hồi trẻ lang thang ở Ngô, Việt, Tề, Lỗ, 30 năm trời không rời lưng lừa, mãi tới lúc 39 tuổi mới lãnh được chức quan nhỏ. Khi An Lộc Sơn làm loạn, ông bị giặc bắt, thoát được, lại lang thang trong cảnh cơ hàn, có lần gần chết đói. Não lòng nhất là một lần, về được tới nhà thì vừa gặp lúc vợ đang khóc con.

Sau ông lại được làm một chức quan nhỏ, nhưng có lẽ vì ông ngay thẳng, không chịu a dua, nhiều khi còn tỏ nỗi bất bình về cảnh huống xã hội, nên ông bị bãi chức, ông lại phải long đong…

Gần về già, Đỗ Phủ theo Nghiêm Vũ sang đất Thục, làm đến chức viên ngoại lang ở Bộ Công. Tóc đã bạc, sức đã suy mà cứ phải tha hương, ông đau lòng lắm.

Ít năm sau ông mất. Sử (Trung Quốc) chép "đương lúc đói, ăn nhiều thịt bò quá, ông bị chứng thương thực qua đời" [4].

Còn Từ điển Văn học (bộ mới) chỉ viết ngắn: mùa đông 770 (đời Đường Đại Tông), Đỗ Phủ qua đời trong cảnh nghèo túng, bệnh tật, để lại 1453 bài thơ. [5]

Chú thích sửa

  1. ^ Vì thế ông còn được người đời gọi là Đỗ Công Bộ
  2. ^ Cao Thích (702-765), người Thương Châu, cũng là nhà thơ có tiếng thời Đường. Đỗ Phủ đã gặp và kết bạn với Cao Thích, Lý Bạch trong khoảng thời gian sau khi thi hỏng lần đầu
  3. ^ Sau khi thọ thực ở nhà người thợ rèn tên Cunda, Thích-ca Mâu-ni nhiễm bịnh lỵ huyết trầm trọng, vài hôm sau ngài tịch diệt. (Theo NaRaDa, Đức Phật và Phật pháp, Thành hội PG TP. HCM ấn hành, 1991, tr. 230
  4. ^ Nxb Trẻ, 1997, tr. 342- 350
  5. ^ Nxb thế giới, 2004, tr.442

Nguồn tham khảo chính sửa

  • Will Durant, Lịch sử văn minh Trung Quốc (Nguyễn Hiến Lê dịch, Trung tâm thông tin thuộc Đại học sư phạm TP. HCM xuất 1990, tr.146-147.
  • Dịch Quân Tả, Văn học sử Trung Quốc, GS. Huỳnh Minh Đức dịch. Nxb Trẻ, 1992, tr. 392-393.
  • Nguyễn Hiến Lê, Đại cương Văn học sử Trung Quốc, Nxb Trẻ, 1997.

Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 09:01, ngày 3 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Đỗ Phủ”.