Thảo luận:Đoàn Minh Huyên

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Thuydaonguyen trong đề tài Cách viết chú thích

Cách viết chú thích sửa

Bài này viết "...nhưng buộc ông phải đến tu ở chùa Tây An để dễ kiểm soát [2]" nên làm tôi đọc xuống dưới để tìm một dẫn chứng là ông này đã bị buộc đến tu tại đó.

Nhưng khi đọc xuống dưới thì chú thích [2] viết "Vào khoảng năm 1847, Đoàn Minh Huyên đi hành đạo ở vùng Tòng Sơn (nay thuộc Lấp Vò, Đồng Tháp) và cốc Ông Kiến (nay là Tây An cổ tự, Chợ Mới, An Giang), ông bị triều đình bắt rồi đưa về ở chùa Tây An, Châu Đốc; buộc ông phải chính thức xuất gia thọ giới theo nghi lễ chánh thức của Phật giáo. Vì vậy, ông phải thọ giới tì kheo với thiền sư Hải Tịnh, được ban pháp danh là Minh Huyên, hiệu Pháp Tạng và trở thành vị thiền sư thuộc thế hệ thứ 38 của phái thiền Lâm Tế tông. (Theo Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng trong, NXB T.P HCM, 1995, tr.380-381)".

Cái chú thích này có liên quan nào đến việc ông bị buộc tu ở chùa Tây An?

Tương tự, cái chú thích [1] nói là ông sinh cùng một giờ có liên quan gì đến việc dẫn chứng cho năm sinh và năm chết của ông?

Mekong Bluesman (thảo luận) 06:00, ngày 27 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cả hai chỉ cùng một ý, phần chú thích chỉ để giải thích thêm việc ông phải đến tu tại chùa Tây An, Châu Đốc. Việc ông sinh và mất cùng giờ, nó là sự thật và mình không "huyền thoại hóa " đâu.

Việc ông là một tu sĩ yêu nước và có công khai hoang vùng đất phía Tây Nam miền Nam, nội dung bài và phần chú thích đã đủ, có lẽ mình không cần giải thích thêm.

Chúc vui.

Thuydaonguyen (thảo luận) 17:25, ngày 27 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời


Tôi tình cờ đọc được thông tin về thân thế của Đoàn Minh Huyên thuộc chi họ Đoàn ở Cái Bè- Tiền Giang, xin copy dưới đây để mọi người tham khảo:

Trở lại Chi họ Đoàn của chúng ta hiện nay là do Sơ Tổ ông ĐOÀN VĂN NON sinh năm khoản (1790 – 1795) từ Thừa Thiên Huế di cư vào Nam, khoản những năm từ 1815 đến 1820 dưới triều Nguyễn Gia Long. Tương truyền không phải ông vào một mình mà ông di cư tổng cộng có bốn người và chúng tôi đã tìm được tư liệu như sau:

1./ Ông ĐOÀN VĂN NON sinh năm 1792 (chi An Giang - Cái Bè Tiền Giang)

2./ Ông ĐOÀN VĂN ĐE sinh năm 1802 (chi ở gò Công Đông)

3./ Ông ĐOÀN MINH HUYÊN sinh năm 1807 (12/8/1856)

4./ Ông ở Long An phía dưới cầu Bến Lức hướng về Sài Gòn nay còn đền thờ và gia phả rất lốn. Rất tiếc chúng tôi chưa đến được.

Như vậy đã đúng theo lời truyền khẩu. Nhưng chưa biết có phải là anh em ruột không? Nhưng sau khi sắp xếp thứ tự năm sinh thì ta thấy: (còn thiếu 1 ông chưa biết tên và năm sinh). Ông Đoàn Văn Non là anh, kế là Đoàn Văn Đe sau là Đoàn Minh Huyên. Khi và đến đây mỗi người sống một nơi. -Ông ở Long An (chưa biết tên và năm sinh)

-Ông Đoàn Văn Đe sống ở Gò Công Đông

-Ông Đoàn Văn Non sống ở Cái Nứa, Cái Bè, Tiền Giang.

-Ông Đoàn Minh Huyên đi tu, đến năm 1847 về làng Tòng Sơn Tổng “Định Hòa” phát phù trị bệnh và tìm lại nguồn cội, nơi đây ông đã gặp lại cháu của ông là ông ĐOÀN VĂN ĐIỂU (theo tư liệu của nguyễn Văn Hầu) lúc ấy ông Đoàn Minh Huyên râu tóc như một ông già (ông lúc nầy 43 tuổi) còn ông Đoàn Văn Điểu lúc bấy giờ còn quá trẻ (khoản 12 – 15 tuổi).

Hiện nay ông Đoàn Văn Non còn mộ (nhưng không có nấm) và do ông Đoàn Văn Hoanh ở Cái Nứa thờ cúng hằng năm.

Trong chuyến di cư nầy theo tư liệu và truyền khẩu thì ngoài bốn ông. Ông Đoàn Văn Non có mang theo 1 người con chứ không có vợ theo và người con nầy là ông Đoàn Văn Đường. Như vậy theo suy luận chúng ta có thể dùng từ “chạy vào Nam” chứ không di cư thông thường”? vì lúc nầy tuổi đời các ông như sau : (theo dự đoán):

-Ông Đoàn Văn Non khoản 25 tuổi (tính đến năm 1817)

-Ông Đoàn Văn Đe khoản 15 tuổi (tính đến năm 1817)

-Ông Đoàn Minh Huyên khoản 15 tuổi (tính đến năm 1817)

[Đức Phật Thầy Ty An- Pháp huý: Minh Huyên- Pháp Tạng]

-Ông Đoàn Văn Đường khoản 4 tuổi (tính đến năm 1817)

Liên kết ngoài sửa

Quay lại trang “Đoàn Minh Huyên”.