Thảo luận:Alcohol
Dự án bài cơ bản | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Dự án Hóa học | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Untitled
sửaTruớc khi sửa ol->on có lẽ nên thống nhất với nhiều người??Tttrung 11:31, 27 tháng 4 2005 (UTC)
- Cái này thuộc về danh pháp.--Á Lý Sa 11:31, 27 tháng 4 2005 (UTC)
Trong tiếng Việt, phụ âm l không bao giờ đứng ở sau nguyên âm, do vậy có lẽ từ xưa đã dịch -ol thành -on. Gần đây, trong sách báo không chính thống về hóa học người ta viết -ol và để nguyên ở dạng tiếng Anh. Tuy nhiên, trong các sách vở chính thống về hóa học vẫn viết -on.
- Nếu Á Lý Sa nhớ không lầm thì SGK phổ thông ở VN hiện nay dùng ol cho rượu. Nếu có thể, xin nhờ User:Vương Ngân Hà ra hiệu sách "nghía" giúp một cái (nếu trong nhà không có sẵn) :). À, họ cũng viết là etanol, chứ không êtanol.--Á Lý Sa 13:28, 27 tháng 4 2005 (UTC)
- À, sẵn bác User:Vương Ngân Hà, nếu có thể, xem coi giáo trình đại học của chuyên ngành Hoá (không phải sách hoá cho chuyên ngành khác) họ dùng kiểu tiếng Việt hay giữ nguyên ethanol.--Á Lý Sa 13:38, 27 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi đã không học hóa học hữu cơ 20 năm nay rồi, nhưng tôi nhớ chính xác. Nếu viết etanol/ethanol/êtanol thì nó không phải là tiếng Việt xịn.
Bài đầu tiên được học về hiđrôcacbon là Mêtan chứ không phải metan/methane/mêthan, về rượu là rượu êtylic/êtanon chứ không phải etanol/ethanol/êtanol.Ketone tiếng Anh dịch là Xêtôn chứ không phải keton hay kêton hay xêton. Có thể nó không đúng tuyệt đối với danh pháp quốc tế, nhưng đó là quy tắc của tiếng Việt. Phụ âm l không bao giờ đứng ở cuối câu.
Tóm lại, on trong tiếng Việt dùng cho rượu, ôn dành cho nhóm chức cacbôxin (carboxyl) của các xêtôn.
Sách giáo khoa mà Á Lý Sa sử dụng không hiểu được in khi nào? User:Vương Ngân Hà
- Nếu không lầm thì đó là SGK lớp 12 cải cách giáo dục mà hiện tại đang sử dụng.--Á Lý Sa 13:53, 27 tháng 4 2005 (UTC)
- Tên khoa học (hoá học, sinh học,...) thì khó có thể hoàn toàn tuân thủ quy tắc chặt chẽ của tiếng Việt (và cả tiếng Anh, chẳng hạn, nếu nó vay mượn từ tiếng khác), như "hiđrôxil" (hiđrôxyl) thì bác User:Vương Ngân Hà vẫn dùng chữ l cuối. Nếu các nhà hoá học VN đã đưa ra danh pháp (trong SGK,...) thì có lẽ nên theo.--Á Lý Sa 14:14, 27 tháng 4 2005 (UTC)
- Câu hỏi: liệu mấy anh soạn sách giáo khoa trung học có phải là các nhà nghiên cứu hóa học và giáo dục thực thụ có uy tín và đáng tin cậy không ? Và đã được công nhận thành chuẩn mực (có cấp bộ trở lên đóng dấu kí tên) chưa ?
- Thời buổi gì lạ, bạn tui ở VN đứa nào cũng có trên hai cái bằng "sau đại học" hết ráo mà còn than cần phải có thêm ? Đúng là Azit Nepxin phải dược xưng danh là công dân VN danh dự vì tác phẩm "con cái chúng ta GIỎI thật"!
- LĐ
Tên mục
sửaTại sao lại đổi tên mục thành Ankan (hoá học)? Phân biệt nó thế nào với Ankan? Danh pháp hóa học nào gọi các hợp chất hữu cơ có nhóm OH gắn vào nguyên tử carbon là ankan? Thành viên:Newone 09:17, ngày 5 tháng 11 năm 2008 (UTC)