Thảo luận:Biên giới Việt Nam-Campuchia

Quyết định phân định đường biên giới Cao Miên ngày 9-7-1870 sửa

Quyền Thống đôc, Phó Đô đốc Hải quân, Tổng chỉ huy. QUYẾT ĐỊNH

Sau khi đã xem xét dự thảo phân định đường biên giới được trình bày trên danh nghĩa của nhà vua và dự thảo do Ủy ban của Pháp đề xuất, Ủy ban đã quyết định:

Đường biên giới vẫn giữ nguyên như đã xác định từ cột mốc số 1 (ở cửa sông Prach-Prien) cho đến cột mốc số 16 (ở Ta-sang trên sông Cái Cậy). Vùng đất nằm giữa Cái Bạch và Cái Cậy thuộc lãnh thổ của Pháp (với thu nhập hằng năm vào khoảng 1.000 phrăng) sẽ được chuyển nhượng cho Campuchia để đổi lấy 486 ngôi nhà tạo thành các làng ở khu vực Sóc Trăng và Bang-Chrum.

Cột mốc số 17 và 18 và các số tiếp theo cho đến Hung- nguyên sẽ được hủy bỏ; Campuchia giữ lại toàn bộ khu vực lãnh thổ hiện có người Campuchia của các tỉnh Preyveng Boni Fuol, Sóc-Thiet sinh sống.

Đường ranh giới sẽ được xác định sau và phía Pháp sẽ tiếp tục sở hữu dải đất chạy dọc theo sông Vàm cỏ, do người An Nam cư trú hoặc khai thác.

Sài Gòn, ngày 9 tháng 7 năm 1870 VIAL - RHEINART Chuẩn y
Quốc vương Campuchia NORODOM. Thống đốc, Phó Đô đốc Hải quân DE CORNULIER - LUCINIÈRE[1]

Thỏa ước về việc xác định dứt điểm đường biên giới giữa Vương quốc Campuchia và xứ Nam kỳ thuộc Pháp, ký ngày 15-7-1873 sửa

Ngài Préa Bat Som Dâch Prea Norodom Baroui Réam Té Yéa Tânâ Préa Chau Crung Campuchia Thip Phdey, vua Campuchia. Và ông Phó Đô đốc Hải quân Dupré (Marie - Jules), Thống đốc và Tổng tư lệnh xứ Nam Kỳ, thay mặt Chính phủ Pháp;

Mong muốn xác định dứt điểm, qua thỏa thuận, đường biên giới giữa vương quốc Campuchia và xứ Nam Kỳ thuộc Pháp, sau khi đã cho tiến hành nghiên cứu địa hình khu vực để có cơ sở xác định đường phân giới theo các dòng chảy hoặc các chỗ lồi lõm đủ bền vững và rõ ràng nhằm tránh mọi tranh cãi về sau, đã thông qua và ký vào Thỏa ước này, gồm các điều khoản sau:

̽Biên giới giữa xứ Nam Kỳ thuộc Pháp và vương quốc Campuchia sẽ được đánh dấu bằng các cột mốc có đánh số, có ghi chú nêu công dụng của cột. Tổng số cột mốc là 124. Cột mốc số 1 sẽ được đặt ở điểm cực đông của đường biên giới và các cột tiếp theo sẽ tiến dần về hướng tây, theo trật tự tự nhiên của các con số, cho đến cột số 124, đặt cách kênh Vĩnh Tế và làng Hoa Thanh của xứ An Nam 1.200 mét về phía bắc.

Đường biên giới này sẽ đi qua những điểm chính sau: Điểm bắt đầu là cột mốc số 1 đặt trên bờ con sông nhỏ Tonlé Tru; hướng chung của đường biên giới là đi về hướng tây nam và đi ngang qua các làng Sroc Tun, Sroc Papan, Sroc Banchrung, Rung Knoch, Sroc Tranh, Sroc Chung Ngon, Phumandet, Sroc Câe, Sroc Kompong Menchey (hay Bengo), đi theo bờ Cái Bắc, ngược tả ngạn của sông Cái Cây, đi qua Phum Kompong Cassang; Sroc Tameng, Sroc Tahong, Sroc Chéo, Phum Bathu, Sroc May, Sroc Rach Chanh, Sroc Tanu, đi theo bờ Bắc rạch Chris Asey (tên An Nam là Ta Du); đi theo bờ Bắc ranh Banan, cắt sông Hậu ở phía Nam đảo Co Ki (tên An Nam là cù lao Cái Sen); đi qua giao điểm của Prèk Croch và Prèk Slot; rồi theo đường song song với kênh Vĩnh Tế ở phía Bắc, đến làng Giang Thành và từ đó đi thẳng tới Hà Tiên để kênh Prèk Croch về phía Đông.

Được ký và đóng dấu tại Phnôm Pênh, ngày 15 tháng 7 năm 1873, tương ứng với ngày 5 (rôch), tháng Asat, năm Roca Panhcha Sac, 1235 theo lịch Campuchia.

(Đã đóng dấu) Con dấu Vương quốc
(Đã ký) Phó Đô đốc Hải quân DUPRÉ[2]
  1. ^ [1]
  2. ^ [2]
Quay lại trang “Biên giới Việt Nam-Campuchia”.