Thảo luận:Chiến tranh Falkland

Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Phuongcacanh

Bài này tôi cho đăng trên Văn nghệ Xứ Đoài: [1] Vì không có thời gian biên tập nên cóp ra đây. Nhờ các bạn biên tập vào bài chính. --Duyphuong (thảo luận) 11:08, ngày 28 tháng 10 năm 2016 (UTC)Trả lời


TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO MANVINAT

Nguyễn Ngọc Điệp

Quần đảo Manvinat nằm ở nam Đại Tây Dương, cách Achentina 500 km, cách Anh 13 000 km, gồm 2 đảo lớn và khoảng 346 đảo nhỏ, tổng diện tích 11 800 km2, dân số hơn 2000 người.

Tranh chấp chủ quyền quần đảo Manvinat giữa Anh và Ahentina đã có từ lâu. Achentina cho rằng năm 1520, Gomes trong đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do Magellan đứng đầu là người phát hiện sớm nhất. Người Anh thì cho rằng nhà hàng hải Anh- Davis điều khiển con tàu mang tên “ Hi vọng” phát hiện ra Manvinat ngày 14/8/1592. Năm 1690, người Anh John Manchester khi đến Manvinat đã phát hiện giữa hai đảo lớn phía đông và phía tây có một eo biển, và ông gọi là “ Eo biển Falkand”, từ đó người Anh gọi quần đảo này là Falkand ( Phoóc-len). Năm 1764, người Pháp xây dựng khu dân cư trên đảo gọi đảo này là Marlow. Năm 1770, người Tây Ban Nha chiếm quần đảo này, gọi là đảo “ Malvinas- Manvinat”. Năm 1816, Achentina tuyên bố độc lập từ Tây Ban Nha và tuyên bố kế thừa chủ quyền toàn bộ với quần đảo Manvinat, đặt quần đảo là tỉnh thứ 24 của Achentina.Người Anh lấy lí do là có người đầu tiên phát hiện ra Manvinat, năm 1832 đã đưa quân ra chiếm đảo. Để thực thi chủ quyền, người Anh đã thiết lập cơ cấu chính quyền Phủ Tổng đốc, thực hiện di dân Anh lên đảo và xua đuổi toàn bộ dân bản xứ khỏi quần đảo mà họ chiếm đóng, kể từ đó, coi Manvinat là thuộc địa của Anh. Còn phía Achentina cũng từ đó không ngừng đưa ra yêu sách chủ quyền với quần đảo Manvinat. Năm 1958 hai nước đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ ra Liên Hợp Quốc, tổ chức này đã 4 lần thông qua nghị quyết yêu cầu hai nước dùng phương thức đàm phán để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, nhưng không đạt được kết quả gì dù là nhỏ nhất. Ngày 20/2/1982, đàm phán giữa 2 nước tái thực hiện, trong lần này, phía Achentina đã không còn sức nhẫn nại trong đàm phán, họ không còn có hi vọng gì vào đàm phán và họ quyết định dùng vũ lực để thu hồi Manvinat, vì thế cuộc chiến tranh giữa 2 nước đã bùng nổ.

Ngày 18/3/1982, một số người Achentina vượt qua sự kháng cự của quân Anh, đổ bộ lên đảo, cắm cờ Achentina trên đảo. Phía Anh phản ứng mạnh mẽ, phái 40 lính hải quân lục chiến lên khôi phục trật tự trên đảo. Achentina cũng không nhượng bộ, tức tốc điều 2 tàu hộ tống tên lửa tiến vào đảo và bắt toàn bộ quân Anh trên đảo.Anh lập tức điều 2 tàu chiến và 1 tàu ngầm tiến vào vùng biển Manvinat, đồng thời thủ tướng Thatcher thư cho tổng thống Ri- Gân yêu cầu Mỹ ủng hộ. Sáng 2/4, 5000 lính Achentina đổ bộ lên đảo, chỉ sau mấy tiếng đồng hồ chống đối yếu ớt, quân Anh tuyên bố đầu hàng, toàn bộ quân Anh bị đưa lên 1 tàu chiến và bị chở sang Urugoay và về nước. Chính phủ Achentina ra thông báo toàn quốc, đã thu hồi quần đảo Manvinat. Ngày 3/4, Hạ viện Anh họp khẩn cấp, có nghị sĩ đã phát biếu “ thà bị mất đi 5 Bắc Ai-len để giữ lại 1 Manvinat”. Anh thành lập Nội các thời chiến, quyết định huy động 2/3 tổng lực lượng hải quân tham chiến. So sánh lực lượng tham chiến của 2 bên như sau: Quân Anh có 111 tàu chiến, 28 máy bay Harrier hải quân, 13 máy bay Harier không quân, 9 000 thủy quân lục chiến, 2 tàu sân bay” Vô địch” và “Cạnh tranh tinh thần”, 2 tàu ngầm hạt nhân, tạo thành hạm đội hỗn hợp, theo Anh thì đây là hạm đội mạnh nhất thế giới chỉ đứng sau Mỹ và Liên Xô. Quân Achentina có: 34 tàu chiến, 223 máy bay chiến đấu- đây gần như là toàn bộ lực lượng không quân của nước này, 1 lữ đoàn hải quân lục chiến, 3 lữ đoàn bộ binh, cộng 15 000 quân. Bà Thatcher tuyên bố:”Manvinat đã trở thành sinh mạng của tôi, là máu của tôi”. Còn tổng thống Achentina - Galtieri thì cho rằng:” nằm mơ cũng không thể có chuyện bà Thatcher lại chỉ vì 1 quần đảo hoang xa xôi, lại phái một đội quân khổng lồ vượt qua chặng đường hàng vạn km trên Đai Tây Dương để đến Manvinat”. Đến ngày 30/4, hạm đội hỗn hợp đã hoàn thành việc bố trí phong tỏa vùng biển, vùng trời trong phạm vi 200 hải lí quanh Manvinat và tuyên bố từ 11 giờ 3o/4, cấm tất cả tàu thuyền, máy bay của các nước đi vào vùng cấm bay trên. Ngày 15/4, một máy bay ném bom chiến lược “ thần lửa” ném 2 quả bom 1000 bảng Anh và máy bay từ tàu sân bay cũng ném bom ồ ạt vào trận địa trên đảo của quân Achentina. Ngày 2/5, tàu ngầm hạt nhân “ Người chinh phục” đã bắn chìm tuần dương hạm “ tướng quân Bell Geno” và làm chết 320 quân Achentina. Hôm sau, tên lửa “hải âu” của Anh bắn chìm tàu tuần tra Sobral của Achentina. Quân Anh hoan hỉ trong thắng lợi, có ngờ đâu, cơn ác mộng đang đến gần. Lúc này, tuần dương hạm lớn nhất, hiện đại nhất của hải quân Hoàng gia Anh – Sheffield đang bình an trong vùng biển chiến sự, tàu này có hệ thống rada tiên tiến nhất thế giới, quân Anh tin rằng máy bay của đối phương vừa xuất phát từ căn cứ đã bị phát hiện và vì vậy quân Anh trên tàu rất mất cảnh giác, 11 giờ ngày 4/5, tàu sân bay “ 25/5” của Achentina chở 2 máy bay “ quân kỳ siêu cấp” xuất kích ở khoảng cách 300 hải lí bay về phía tuần dương hạm Sheffield, khi tiếp cận vùng cảnh giới của rada đối phương, nó hạ thấp độ cao còn 40-50m, thì tắt ra đa, đến 12 giờ,” quân kỳ siêu cấp” đã bay vào vùng bắn có hiệu quả, ở khoảng cách 32 km, 2 tên lửa” Cá bay-AM39” mang theo lòng căm thù của quân Achentina đã rời bệ phóng, 1 trong 2 tên lửa AM39 đã rơi đúng trung tâm chỉ huy của hạm tàu, và như vậy chỉ với 1 tên lửa AM39 giá 300 000 USD, đã bắn chìm tuần dương hạm hiện đại nhất của hải quân Anh trị giá gần 1 tỉ USD, và cũng đánh chìm luôn cả lòng kiêu ngạo của hải quân Anh. Ngày 12/5, 12 máy bay“Thiên ưng” của Achentina đã bắn chìm 2 tàu hộ tống “ Đại đao” và “Hoa mỹ” của Anh, ngày 21/5 quân Anh bắt đầu đổ bộ lên đảo, không quân và hải quân Achentina bắn rơi 5 máy bay và bắn chìm 1 tàu hộ tống của Anh. Ngày 25/5, nhân ngày quốc khánh của Achentina, Achentina tiến hành không kích qui mô lớn vào quân Anh, ngày hôm đó, 2 máy bay “ Quân kì siêu cấp”mang 2 tên lửa “AM39-Cá bay”, xuất phát từ lục địa bay về phía tàu sân bay “Vô địch” của Anh, với nhiệm vụ to lớn là bắn chìm tàu sân bay này. Khi bay đến vùng dự định, Phi công trên máy bay phát hiện trên màn hình rada 1 điểm sáng lớn, và anh ta tin rằng đây chính là mục tiêu mong đợi, 2 quả tên lửa “cá bay” đồng thời được ấn nút và bay thẳng vào mục tiêu, 1 tên lửa đã trúng mục tiêu, và con tàu khổng lồ của Anh đã bị đánh chìm xuống Đai Tây Dương, mang theo một lượng lớn máy bay , khí tài và quân lính cùng chung số phận. Sau đó, người Achentina mới hiểu ra rằng con tàu bị đánh chìm lại không phải là tàu sân bay, mà là tàu vận tải khổng lồ mang tên “ Người vận tải Đại Tây Dương”, tàu này có kích thước tương đương với tàu sân bay “Vô địch”, hôm sau tàu khu trục “ Conventi” của Anh cũng bị bắn chìm.

Sau một loạt những thất bại quá đau đớn trên, quân Anh mới nhìn thấy tính cực kì nguy hiểm của tên lửa “AM39- Cá bay”, tư lệnh hạm đội hỗn hợp ra lệnh tất cả tàu phải rời xa vùng biển Manvinat để tránh tổn thất. Lúc xảy ra chiến tranh, không quân Achentina có vẻn vẹn đúng 5 tên lửa AM39, mua từ Pháp, mỗi tên lửa giá 300 000 USD.Achentina đặt mua khẩn cấp 10 tên lửa nữa, nhưng theo yêu cầu của Anh, Pháp không bán tên lửa này cho Achentina nữa, Achentina bèn đặt hàng với giá cao, nhờ Pê -ru mua, nhưng Pháp cố tình trì hoãn việc giao hàng, mãi đến khi chiến tranh kết thúc, hàng mới tới Pê-ru. Không có tên lửa “ Cá bay”, Achentina không có khắc tinh chống lại hạm đội hùng mạnh của Anh, cục diện chiến tranh chuyển sang bước ngoặt mới. Ngày 29/5, quân Anh bắt đầu tổ chức đổ bộ lên đảo, công kích cảng Stenli, tiêu diệt 260 quân, bắt sống 1400 lính. Để cứu vãn quân trên đảo, Tổng thống Galtieri ra lệnh tập trung lực lượng không quân, không kích qui mô lớn vào quân Anh, 190 lính Anh bị diệt, bắn chìm 3 tàu đổ bộ trong đó có tàu nổi tiếng “Galahad”.Trong khi không quân Achentyina tỏ ra xuất sắc, thì lục quân lại tỏ ra yếu thế, không có khả năng thực thi tác chiến phối hợp. Quân Anh tuy bị tổn thất lớn, song vẫn quyết tâm chiếm đảo. Ngày 5/6, tàu khách “ Nữ hoàng Elizabeth” chở 3000 quân tăng viện lên đảo, đưa tổng số quân Anh lên 9000, 30 trọng pháo, 20 xe tăng. Ngày 11/6, quân Anh tổng công kích, quân Achentina bị cô lập, thất bại thảm hại, trước tình thế nguy cấp, Bộ Quốc phòng Achentina điện cho Tư lệnh trên đảo “ Trong tình hình không làm tổn hại đến danh dự của lực lượng vũ trang và chính sách trong nước, được tự do hành động”, đến chiều 14/6, tư lệnh của 2 bên trên đảo gặp nhau, đạt được 1 hiệp nghị ngừng bắn không chính thức. Tư lệnh lực lượng Achentina trên đảo khi kí vào văn bản do phía Anh đề xuất là “ đầu hàng vô điều kiện”, đã lờ đi 3 từ “vô điều kiện”, cuộc chiến 74 ngày ác liệt đã kết thúc.

Khói lửa của chiến tranh Manvinat đã tiêu tan, trong cuộc đọ sức này, quân Anh đã phải trả giá với cái chết của hơn 1000 quân Anh, tiêu hao 2,7 tỉ USD, để giành lại một chiến thắng trên danh nghĩa. Thất bại trên danh nghĩa của Achentina cũng không làm nản lòng Achentina trong việc đấu tranh giành chủ quyền Manvinat. Achentina lấy ngày 10/6 hàng năm là “ Ngày chủ quyền Manvinat”.Một nhà bình luận phương Tây cho rằng:”cuộc chiến tranh này không có bên thắng, mà chỉ có bên thua”. Nhà báo nổi tiếng người Anh- Hanrahan cảm nghĩ “trải qua chặng đường dài, thậm chí là nguy hiểm, chúng ta mới tới đó, sau khi trả một giá quá đắt, không nói đến cái giá đó có giá trị thực hay không, chúng ta chiến thắng trong cuộc chiến này, thực ra cũng không giải quyết được vấn đề gì, chiến tranh không làm tắt được cuộc tranh chấp chủ quyền Manvinat giữa 2 nước, trái lại nó càng làm cho 2 dân tộc xa càng xa, thù hận càng sâu đậm”. --Duyphuong (thảo luận) 11:08, ngày 28 tháng 10 năm 2016 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Chiến tranh Falkland”.