Thảo luận:Dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại

Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Trungda trong đề tài Từ trung lập

Dã man hay man rợ không nên đưa vào từ điển bách khoa này, vì nó phi công cho người viết và người ta cũng không muốn đọc. trong khi đó các từ cần thiết cho xã hội và cộng đồng thì không có, nếu có ai đó muốn đưa nó lên thì tôi cũng hết lời để thảo luận !--Duongdttt 04:41, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bài này có thông tin không nên xóa, tuy nhiên chỉ cần sửa lại nội dung cho phù hợp với tính chất một bài bách khoa đồng thời đổi tên thành Tên gọi các dân tộc ngoài Trung Nguyên chẳng hạn; sau đó cho các từ man, di, mọi, rợ, địch, nhung.... chuyển hướng đến đây. Nguyễn Thanh Quang 09:37, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thuật ngữ sửa

Thường người Hán gọi tộc người phía đông là Đông Di (东夷), các tộc phía tây là Tây Nhung (西戎), phía Nam là Nam Man (南蛮), và phía Bắc là Bắc Địch(北狄); chứ không phải Bắc Rợ, Tây Địch??? Nguyễn Thanh Quang 14:31, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Từ trung lập sửa

Tại sao một từ có từ nguyên rất xấu lại được vay mượn để dùng ? Tại sao trong nước cứ dùng từ dã man với nghĩa là nhiều lắm như chơi dã man, ăn dã man, đẹp dã man, tại sao trong báo viết, báo nói và các phát biểu chính thức của phát ngôn viên bộ ngoại giao lại dùng từ dã man để nói về sự tàn ác.Tôi viết bài này không nhằm vào việc tìm hiểu các dân cổ ngoài Trung Hoa mà nhằm để cho các bạn trẻ người Việt đừng có mà mượn nhầm từ của người khác.Tôi đã có ý kiến nhắc các báo vnn.vn,tuoitre, thanhnien đừng dùng từ dã man nữa mà nên dùng từ hèn nhát (như người Nhật) hoặc phi nhân tính hoặc luật rừng để nói về các hành động cực đoan tàn ác nhưng chẳng có ai thèm nghe, thỉnh thoảng họ dùng từ man rợ để thay cho từ dã man, thay kiểu đó cũng như không. Ngày xưa người ta dùng từ bí rợ, bí ngô ngày nay người ta dùng từ bí đỏ. Ngày xưa người ta gọi ớt mọi,ớt chỉ thiên nay dùng là ớt hiểm. Ngày xưa người ta dùng từ hứa lèo (Lào) nay thì dùng từ hứa cuội. Đó nghĩa là gì nếu không phải là người dân thường tự động trung lập hóa từ ngữ dân gian. Sao lại có người thích dùng từ có từ nguyên quá xấu như dã man ? đó là tại vì người ta quá quen dùng từ này như man khai lý lịch,man trá, khai man trước tòa (xem bài tổng thống Hoa Kỳ đoạn ông Bill Clinton tôi đã sửa lại là khai dối mà các Anh đã xóa mất). Còn từ ngụy (bù nhìn) nữa nào là ngụy tạo, trá nguỵ, ngụy quân, ngụy quyền cũng là khái niệm vay mượn nếu không nói lại cho rõ các bạn trẻ ở trong nước hay nước ngoài đố mà hiểu nổi. Các Anh cũng hay , tôi không đăng nhập mà các Anh cũng biết, rồi nhắn tin cho tôi, sao hay quá vậy? Các Anh đựa mục dã man này vào đây thì coi như đã xóa tính từ dã man rồi, mà đã vậy thì nhờ một ông biết chữ Hán viết bổ sung cho nó đầy đủ. Các Anh có thể tham khảo các bài viết về tư tưởng Đại Hán của các tác giả khác (tôi có đọc từ nhỏ, nay không còn tài liệu).Trong các tài liệu đó đều có nhắc đến Di, Địch, Man, Rợ (tôi không rành chữ Hán, có nghe nói Tây Nhung chứ chưa nghe nói Bắc Địch). Ngoài ra , các Anh có thể tham khảo cách viết từ Man của các dân tộc phương Nam vùng Quý Châu, tôi nghe nói trước đây nó thuộc bộ trùng (sâu bọ), sau 1949 được Mao chủ tịch sửa lại thành bộ Ngọc (con người quý như ngọc) không biết có đúng hay không. Dù sao cũng nói lên sự tôn trọng với các dân tộc ít người. Trân trọng

Những phân tích của bạn (từ nguyên, ý nghĩa, cách dùng...) có tính chất phù hợp với một từ điển hơn là bách khoa toàn thư nên đưa sang Wiktionary tiếng Việt chứ không nên để trong Wikipedia. Ngoài ra theo tôi, bạn nên đưa ra các tài liệu tham khảo và trích dẫn tiếng Hán vì có một số điểm có lẽ chưa chuẩn xác. Chẳng hạn như ngụy là từ đồng âm Hán Việt: ngụy 僞 là dối trá trong khi Ngụy 魏 để chỉ nước Ngụy hay nhà Ngụy. Xin xem thêm Thảo luận:Khai man. Nguyễn Thanh Quang 12:20, ngày 11 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Chơi dã man, ăn dã man, đẹp dã man chẳng qua vốn xuất phát từ cách nói "chợ búa", "vỉa hè" của một số thanh thiếu niên "ngắn học" (tôi xin lỗi vì cách nói miệt thị như vậy) ở Việt Nam; cách nói này vốn rất sai về ngữ nghĩa nguyên bản trong tiếng Việt, nhưng sau đó nó lại được khá nhiều người "có nhiều chữ hơn" chấp nhận, trở thành phổ biến trong ăn nói và được hiểu là "rất"; cũng như "hơi bị đẹp", "hơi bị hay" tức là "rất đẹp", "rất hay".
Hiện nay, trên báo điện tử, báo viết và báo nói, thậm chí báo hình Việt Nam có khá nhiều phóng viên, nhà báo bị ảnh hưởng những từ vốn mang nghĩa "vỉa hè" và phát ngôn ra những chỗ "chính thống", "văn vẻ", "chữ nghĩa"; tức là mang văn nói vào văn viết. Họ dùng nhiều từ sai, sính dùng câu bị động vốn chỉ quen thuộc trong văn của ngôn ngữ phương Tây, nhưng vẫn đang được chấp nhận mà không bị phê phán thích đáng.--Trungda 17:18, ngày 7 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại”.