Thảo luận:Hàn Mặc Tử

Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Trần Nguyễn Minh Huy trong đề tài Viết nghiêng tên bài

Bút danh sửa

"Hàn Mạc Tử... cũng là bút danh của ông" là không chính xác. Thực ra trong 2 tên Hàn Mặc Tử / Hàn Mạc Tử chỉ có 1 cái đúng là bút danh thôi, cái kia là người ta gọi sai. Xem bài trên báo Thanh niên Avia (thảo luận) 10:06, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đoạn đó cần chỉnh lại vì viết chưa rõ do lần trước tôi sửa hơi vội. Tuy nhiên theo bài báo đó thì có giả thuyết "...Nhưng được ít lâu Quách Tấn lại chê. Tử lại đổi qua Hàn Mạc Tử. Quách Tấn lại chê nữa. Khi đó Tử nổi nóng. Quách Tấn liền gợi ý: "Đã có rèm thì thêm bóng trăng vào. Hỏi còn cảnh nào nên thơ bằng?". Nghe vậy, Tử thêm "bóng trăng" là dấu á trên đầu chữ a nên chữ Mạc thành ra Mặc. Từ đó bút danh đổi nghĩa từ kiếp rèm lạnh ra anh chàng bút mực. Bút danh này khiến Tử rất thích và dùng luôn." Không rõ là HMT ký dưới bút danh nào, hay là cả hai. --Á Lý Sa (thảo luận) 10:24, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Thật ra thì Hàn Mặc Tử và Hàn Mạc Tử là hai bút danh khác nhau của ông. Hàn Mạc Tử nghĩa là " người đứng sau bức rèm lạnh", nhưng sau đó ông được khuyên sửa lại là Hàn Mặc Tử, nghĩa là "anh chàng bút mực". --Phuchung31 14:19, ngày 9 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ban đầu Nguyễn Trọng Trí lấy bút danh Hàn Mạc Tử (chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải) sau đó. Bạn bè ông thấy vậy gợi ý ông nên vẽ thêm mặt trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. "Mặt trăng khuyết" đã được "đặt vào" chữ "Mạc" thành ra chữ "Mặc". Hàn Mặc Tử có nghĩa là "chàng bút nghiên", không sai khi hiểu là "anh chàng bút mực", nhưng sẽ hay hơn khi dùng chữ "chàng bút nghiên". Wikience (thảo luận) 01:25, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thêm lời bình của Hoài Thanh - Hoài Chân? sửa

Giá ở đây có trích thêm lời bình của Hoài Thanh-Hoài Chân trong tập Thi nhân Việt Nam thì hay. Tôi cảm giác như cứ nói đến bình thơ thì lại nhớ ngay đến hai tác giả này. Tiếc là hiện tôi không có cuốn Thi nhân Việt Nam nào ở đây để trích lấy một đoạn.(Tmct 22:12, ngày 21 tháng 2 năm 2006 (UTC))Trả lời

Có ở trang https://web.archive.org/web/20071224045607/http://annonymous.online.fr/Thivien/viewwriting.php?ID=48

Newone 04:33, ngày 22 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trong khi đó thì lời bình của Huy Cận thì nghe cứ như là lãnh đạo nhận xét về nhân viên. Đề nghị xóa. (Tmct 22:15, ngày 21 tháng 2 năm 2006 (UTC))Trả lời

Tôi đồng ý, lời bình này không cho biết thêm gì về thơ HMT cả. Nguyễn Hữu Dng 07:20, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
ha ha ha, tôi cũng thấy nhưng khi trích lời, Huy Cận cũng là 1 nhà thơ lớn, lời phê cho thấy tính cách con người chấm bút mà phán người khác ... Để vào cho đủ các mặt, còn cảm nhận thì dành cho người đọc tự đánh giá; theo tôi không cần xóa đâu! Ngài Huy Cận cũng đi thăm ông bà lâu rồi tha cho ông ta đi. Chắc hồiổng đánh giá về HMT ổng đang ngồi trước buổi họp kiểm điểm chi bộ Đảng nên ... sợ quá đánh rớt chữ Huy còn lại có cái kính Cận! LĐ
Ngôn ngữ của anh LĐ đánh giá người khác châm biếm như vậy, theo tôi chẳng hay ho gì đâu. conbo 07:27, ngày 26 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vinh danh sửa

Trích dẫn: "Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, Phan Thiết." Phố Hàn Mặc Tử ở Hà Nội nằm ở đâu ý nhỉ? Newone 03:30, 28 tháng 10 2006 (UTC)

Chi tiết này không chính xác, ở Hà Nội chưa có phố Hàn Mặc Tử, tôi đã xoá chi tiết này trong bài. conbo 07:26, ngày 26 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ở Huế có đường Hàn Mặc Tử, tôi đã thêm vào bài. Avia (thảo luận) 07:32, ngày 27 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thơ họa sửa

Hồng Nhật Cận đã hoạ lại bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ như sau:


Vỹ Dạ không về Mặc Tử ơi?

Nắng mới hàng cau đợi bên trời

Vườn xưa người cũ lòng không đổi

Lá trúc xanh buồn Mặc Tử ơi!


Mây gió chia đường anh có hay

Bắp lay dòng nước chảy đêm ngày

Ru con thuyền mộng về bên ấy

Trăng tìm bến cũ kịp tối nay?


Ôi khách đường xa hẹn lối xưa

Là tim ai đó gọi sang mùa

Mà hay ảo mộng mờ nhân ảnh

Vỹ Dạ không về Mặc Tử ơi?

Lên Sài Gòn sửa

Ông sinh ra ở Quảng Bình, vậy phải dùng cụm từ "vào Sài Gòn" thay vì "lên Sài Gòn" chứ. Chỉ vùng Tây Nam bộ người ta mới dùng cách gọi "lên Sài gòn" để nói tới việc tới Sài Gòn.--123.16.126.138 (thảo luận) 07:40, ngày 27 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Góp ý sửa

Liệt kê ra từng bài trong từng tác phẩm, làm bài bị mất cân đối. Theo tôi, mỗi tác phẩm nên có một trang riêng. Ở trang này, ta sẽ có phần liệt kê chi tiết. Đề nghị bạn nào đưa thêm phần này vào bài cân nhắc lại xem sao. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận)

Không đề sửa

Theo dịch giả Hoàng Hữu Đản thì bút hiệu Lệ Thanh của HMT lấy từ LỆ là Lệ Mỹ (Quảng Bình) - nơi sinh của Hàn Mặc Tử và THANH là Thanh Hóa - quê quán nội tộc nhiều đời của HMT. Còn theo ông Nguyễn Bá Tín (em ruột HMT) thì LỆ là Lệ Mỹ-nơi sinh và THANH là Thanh Tân (Thừa Thiên)- quê cha và ông nội của HMT. Vì ở làng Thanh Tân còn ngôi mộ của ông Phạm Bồi (Bôi) là ông nội HMT. Vậy ai ĐÚNG, ai SAI? (Thảo luận của Heart Fung)


- Theo tôi, nội tổ của gia đình Hàn Mặc Tử gốc ở Thanh Hóa, sau vào lập nghiệp ở Thừa Thiên. Cho nên, chữ Thanh trong Lệ Thanh là ghép của chữ Thanh Tân (Thừa Thiên)

Viết nghiêng tên bài sửa

Không rõ tại sao tên bài này bị viết nghiêng. NHD (thảo luận) 22:39, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ai đó đã thêm {{Thông tin phim}} vào thân bài, khiến cho tên bài cũng bị in nghiêng theo mặc định của bản mẫu này (vốn dành cho tên phim). Tôi không đồng tình việc thêm infobox vào thân bài, đặc biệt là bài về một nhà văn, nên đã bỏ đi. --minhhuy (thảo luận) 04:05, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Hàn Mặc Tử”.