Thảo luận:Hy Lạp cổ điển

Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Ti2008 trong đề tài Untitled

Untitled sửa

Làm gì có khái niệm nào gọi là hy lạp kinh điển, chưa thấy trong sách nào ghi thế cả, chỉ có hy lạp cổ điển thôi, xin phép đổi tên bài--nemo (thảo luận) 06:10, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đồng ý, cổ điển và kinh điển là hai từ có nghĩa khác nhau (một cái chỉ thể loại, cái kia chỉ tính chất)--Huy Phương (thảo luận) 07:21, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thực ra từ classical dịch là kinh điển chính xác hơn. Kinh điển là tính từ hàm ý là 1 cái gì có tính chất đặc trưng và khuôn mẫu, nhưng hiện giờ dân mình rất nhập nhằng từ này với nghĩa "cổ điển", cái gì quen dùng chưa chắc đã đúng, tuy nhiên wiki chủ trương bách khoa, tức là cái quen dùng, haiz. majjhimā paṭipadā Diskussion 08:27, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi cũng đồng ý với thành viên phương huy, còn bạn alleinstein có lẽ bạn đã hiểu hơi máy móc từ này:), tôi thấy nghĩa kinh điển dùng để chỉ các tác phẩm văn học xuất chúng, hay các trận chiến nổi tiếng hơn, còn từ cổ điển được dùng rất thông dụng trong tất cả các sách sử đấy, có thể thấy các cách viết như thời kì cổ điển, văn hóa hindu cổ điển,... nên tôi nghĩ HY Lạp cổ điển là chính xác nhất và giống như cách viết thông dụng của các sách--nemo (thảo luận) 10:49, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhắp chuột vào từ điển này, thì tôi thấy:
  • Kinh điển: "Có giá trị mẫu mực, tiêu biểu cho một học thuyết, một chủ nghĩa". Vậy có thể nghe qua lời bàn của Napoléon về trận chiến vĩ đại ở Leuthen: "Trận đánh Leuthen là một kiệt tác về hành binh, cơ động và quyết định. Chỉ mỗi nó đã khiến cho Friedrich trở nên bất hủ và đặt ông vào hàng ngũ các vị tướng soái kiệt xuất hơn cả". Vậy rõ trận Leuthen có giá trị kinh điển trong lịch sử quân sự, và nó cũng là kinh điển như những trận đánh vẻ vang khác (Hohenfriedberg, Austerlitz, Leipzig, Waterloo, Sedan, Tannenberg, Stalingrad, v.v...) chứ ko hề có ý nghĩa rằng nó là một trận đánh cổ điển. Trận đánh này là một trong những chiến thắng kinh điển để học hỏi theo, nhưng nó không hề là một giá trị cổ đại!
  • Cổ điển: "Có tính chất tiêu biểu, được coi là mẫu mực của thời cổ hoặc thời kì trước đây" hoặc là "theo lề lối cũ, đã có rất lâu từ trước; đối lập với hiện đạI". Có thể thấy, nền văn minh cổ điển Hy Lạp với những tinh hóa văn hóa to lớn của nó đã tạo tiền đề cho nền văn minh Hy Lạp hóa cùng với nền văn hóa La Mã cổ đại, và nó trở thành khuôn mẫu ở thời cổ! Tôi thấy kinh điển và cổ điển không khác nhau lắm, nhưng Hy Lạp cổ điển thông dụng hơn đồng thời nó phù hợp với cách gọi một giá trị văn hóa cổ đại hơn! Đồng ý đổi tên thành Hy Lạp cổ điển!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:33, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Hy Lạp cổ điển”.