Thảo luận:Lê Quý Quỳnh

Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Vuonglenghi trong đề tài Nhắn Redflowers

Nhận xét sửa

Tôi đọc phần giới thiệu của bài này mà không hiểu là nó nói gì!

  • Khoán sản phẩm "chui" hay khoán "chui" là gì? Đã không có định nghĩa, lại không có số liệu chính xác...!
  • "Khoán hộ" là gì? Có liên quan gì với "khoán chui"?
  • Dẫu sao,những việc làm ,sáng kiến cũng như đóng góp của ông-Lê Quý Quỳnh cũng cần được ghi nhận xứng đáng là ý kiến của người viết hay của ai?
  • Tại sao lại dùng "thời điểm", thay vì "năm"? Vì "thời điểm" dài hơn "năm", vì "thời điểm 1962" hay hơn "năm 1962"... hay vì sao?

Mekong Bluesman 13:34, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

--"Khoán hộ" và "khoán chui" là khác nhau."Khoán hộ" thì chắc là bác hiểu rồi,"khoán chui" là "khoán hộ" nhưng được diễn ra trong thời gian mà việc "khoán hộ" chưa được coi là chính sách đúng của Đảng và nhà nước,cụ thể là trước thời điểm năm 1981,khi "khoán sản xuất" bắt đầu được TW nhìn nhận là 1 fương thức có thể có tác dụng thúc đẩy sản xuất và chắc chắn nhất là sau Khoán 10 của cụ Linh.
--Câu mà bác trích ra là câu do tôi viết,nhưng nếu bác không công nhân nội dung của câu nói đó thì tôi xin chịu,có lẽ hôm nào về Hưng Yên thì tôi đành fải fỏng vấn lấy độ chục vị cựu chức sắc trong tỉnh rồi thâu vào băng,gửi cho bác vậy.
--Trong trường hợp này thì "thời điểm" và "năm" có ý nghĩa như nhau thôi,văn fong của tôi là vậy,chắc cũng không hại gì nhiều tới nội dung bài viết.
Có mấy nhời như vậy,nếu bác thấy chưa thỏa đáng thì xin cứ ghi lại,tôi xin sẵn sàng tiếp thu.
--redflowers 15:31, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nếu tôi biết "khoán hộ" và "khoán chui" thì tôi đã sửa bài này. Các từ "khoán" và "chui" cho tôi biết trong đầu chúng có thể là gì, nhưng vì không chắc chắn nên tôi đã đặt câu hỏi và mong có các người khác giúp làm cho bài đọc dễ hiểu hơn. Redflowers nên nhớ là trình độ tiếng Việt lóng cho các thành viên của Wikipedia khác nhau rất nhiều -- có nhiều từ có rất nhiều người ra khỏi Việt Nam 40-50 năm không biết chúng là gì.
Câu "Dẫu sao,những việc làm ,sáng kiến cũng như đóng góp của ông-Lê Quý Quỳnh cũng cần được ghi nhận xứng đáng" là một câu mang lối nhìn của người viết và, do đó, nên bỏ đi. Nếu muốn giữ thì nên được viết lại thành "theo ông X thì những sáng kiến của ông Lê Quý Quỳnh cũng cần được ghi nhận xứng đáng" hay "theo ý kiến quần chúng tại thời gian đó thì ..."
Một năm là một thời gian dài, do đó dùng "thời điểm", theo tôi, không đúng (vì có chữ "điểm"). Ngoại trừ khi được so sánh trong một khoảng thời gian nhiều thế kỷ thì năm mới đủ nhỏ để gọi là "thời điểm", tôi nghĩ.
Mekong Bluesman 20:14, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bác ơi,"khoán hộ" và "khoán chui" không fải là tiếng lóng đâu,bác ạ."Khoán hộ" là từ được dùng trong các văn kiện,còn "khoán chui" thì được người dân dùng rất phổ biến,em có cảm giác là nếu bảo mọi người fải kiếm 1 từ khác đồng nghĩa nhưng không đồng âm để thế cho từ này,thì mọi người sẽ bối rối ngay.:P
Câu "Dẫu sao,những việc làm ,sáng kiến cũng như đóng góp của ông-Lê Quý Quỳnh cũng cần được ghi nhận xứng đáng" thì bác thắc mắc cũng fải,nên thôi,nếu bác thấy có cách xử lí ngôn ngữ nào khả dĩ hơn thì mong bác cứ sửa luôn vào bài cho em vậy.
Thân,
--redflowers 20:35, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Khoán là giao hẳn cho người khác một việc gì với những quyền hạn, nhiệm vụ nhất định, trong một thời gian nhất định cùng với một nguồn lực hữu hạn sau đó người nhận khoán sẽ được chủ động thực hiện sao cho kết quả có lợi nhất cho họ, phần dôi ra sau khi thực hiện nhiệm vụ, nghĩa vụ họ được quyền hưởng mà không phải qua báo cáo. Khoán chui là khoán lén, ngầm lách qua khe hở, vùng tối. Xin làm ơn cho biết, ông Lê Quý Quỳnh đã khoán cái gì, diện tích đất, công tác làm đất, thủy lợi, giống, người dân được nhận bao nhiêu và phải nộp lại cái gì, như thế nào, quy mô thực hiện khoán trên diện rộng hay chỉ vài xã. Còn có tư liệu gì về việc này hay không, cơ quan chức năng có nghiên cứu gì và kết luận gì về việc này hay không, có phê phán và kiểm điểm những người thực hiện hay không, kể cả những người nông dân nhận khoán. Sau này đổi mới thì phong trào khoán ở Hưng Yên thế nào, có e dè hay mạnh dạn hơn nơi khác? Tại sao e dè, tại sao mạnh dạn?
Đoạn sau nhằm nói về cái gì? Việc thay đổi nhân sự là chuyện bình thường liên quan gì đến ông Lê Quý Quỳnh và phong trào khoán chui ở Hưng Yên, nên bỏ các từ "cặp đôi" và "phó tướng", làm sao xác định họ cặp đôi hoặc là phó tướng, họ ăn rơ nhau để xóa bỏ phong trào khoán mới manh nha hay họ hợp nhau để tham nhũng? Nếu không viết được cho rõ đề nghị cắt bỏ nguyên đoạn này: Từ thời điểm đó, "cặp đôi" Ngô Duy Đông - Trần Tạo đứng đầu tỉnh trong hơn chục năm, chính xác là cho tới thời điểm cận kề của Đổi mới: Trần Tạo bị thay thế vào ngày ngày 14/5/1985 bởi Nguyễn Văn Phúc, còn Ngô Duy Đông thì muộn hơn, tới ngày 20-25/10/1986, trước thềm Đại hội Đảng lần VI mới bị thay thế bằng Lê Đức Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, cựu "phó tướng" của Lê Đức Thọ. Coi chừng người ta kiện bác cái tội vu vạ ấy nhé.

Vuonglenghi 01:28, ngày 19 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đồng ý với ý kiến của Vuonglenghi, cách viết bài này mang tính chủ quan cá nhân, nhận xét chung chung, không có cái gì là cụ thể cả, dẫn chứng không đúng, làm cho sự nghi ngờ tăng lên.--duongdttt 15:19, ngày 19 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bài này sau các sửa đổi, đặc biệt là của Tttrung, đã trở thành dễ đọc hơn rất nhiều. Mekong Bluesman 17:53, ngày 19 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tiêu chuẩn sửa

Lê Quý Quỳnh chỉ có 6 hits, liệu có đủ tiêu chuẩn đưa vào? các dữ liệu đưa vào không có nguồn kiểm chứng, nên không biết là sai hay đúng nữa ?--duongdttt 14:46, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cái kiểu không biết đóng góp của người ta(cụ Quỳnh),chỉ biết to tay đếm hit nọ hit kia rồi "có đủ tiêu chuẩn" không thật đúng buồn cười và thiếu kiến thức !!! Nếu 1 gương mặt tiền fong về "khoán hộ" mà cũng không đủ tiêu chuẩn thì tôi thật không hiểu cái "tiêu chuẩn" của cậu to tới cỡ nào?Quả đất chăng?Chắc là vậy, nhỉ?
--redflowers 15:21, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi chỉ thấy Ông Kim Ngọc là gương mặt tiên phong của khoán hộ hay khoán Sản phẩm, có hàng trăm bài báo điện tử trong và ngoài nước viết về ông này cả phân tích và bình luận (ông này đủ tiêu chuẩn vào Wiki). Còn không nghe nói đến khoán hộ hay khoán sản phẩm với ông Lê Quý Quỳnh bao giờ, kể cả báo tỉnh nơi ông ta sống.--duongdttt 16:07, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ông này là Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên đã đủ để đưa vào Wiki rồi (3 người đứng đầu tỉnh: Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND và Chủ tịch HĐND).--An Apple of Newton 16:20, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nếu vậy thì chỉ viết về ông ta như người đứng đầu tỉnh và bỏ khoán sản phẩm đi, còn khoán hộ hay khoán sản phẩm chỉ có thể nên nói với ông Kim Ngọc vì ông ta được nhiều người công nhận. còn Lê Quý Quỳnh với khoán thì không có ai biết và không nguồn dẫn chứng--duongdttt 16:35, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Cậu không biết ông Quỳnh là do kiến thức chính trị của cậu không đầy đủ,trong trường hợp này,tốt hơn hết là cậu ngồi yên mà lắng nghe.Chuyện 1 người dám xé rào làm khoán chui trong cái không khí chính trị sát sàn sạt của những năm 60,70 là chuyện cần được trân trọng và ghi lại.Không fải người nào có công,đáng ghi nhận của thời đó cũng được đời sau ghi lên Net để bây giờ cậu ngồi đếm số Hit mà luận này luận kia đâu.Nước ta giờ có tận 64 tỉnh thành,Bí thư tỉnh ủy trước tới giờ có tới ngàn người,tôi làm mục về cụ Quỳnh là vì những sáng kiến và sự dám làm của cụ,chứ chả hơi đâu mà đi ghi danh cho 1 trong cả ngàn cái ông Bí thư tỉnh ủy,cậu ạ.
Tính tôi vốn nóng và thẳng,có chi quá lời thì cậu bỏ quá cho.Nhưng quả thật,tôi thấy bức xúc vì sự thiếu mẫn cảm chính trị của cậu.
Thân,
--redflowers 20:35, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bạn nói không cần kiểm chứng trên Net, bạn dựa vào tài liệu nào vây ? bạn có thể ghi rõ ràng tên tài liệu,... đó được không? hay là chỉ có mình bạn biết được ? tôi cũng không phải làm khó gì bạn nhưng nếu viết không rõ thì người khác cũng thắc mắc, nếu đúng thì không sao nhưng nếu sai thì người ta sẽ nghĩ Wikipedia này như nào?--duongdttt 09:54, ngày 19 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi chỉ chống lại cách viết mơ hồ không có nguồn kiểm chứng, nếu như vài ông nông dân khác nói rằng ý tưởng khoán hộ hay khoán sản phẩm là của ông ta thì sao? muốn nói gì thì nói phải có sự kiện nào đó chứng mình rằng ông là là người đi tiên phong. sao bạn cứ nói loằng ngoằng và không gãy góc vậy?--duongdttt 07:03, ngày 19 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý với anh Dương. Người viết bài này {{cần chú thích}} cho các thông tin chưa kiểm chứng. Nếu có chú thích, sẽ không ai thắc mắc. Còn nếu không, các thông tin trên sẽ bị tạm thời xóa đi.--An Apple of Newton 09:04, ngày 19 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi đề nghị redflowers hãy đọc Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào để hiểu duongdttt muốn nói gì. Ngoài ra nên dùng lời lẽ hòa nhã để nói với nhau, tránh công kích cá nhân. Phan Ba 13:13, ngày 19 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhắn Redflowers sửa

Theo tôi, bác nên bổ sung về nội dung khoán và nội dung 'Hưng Yên mở hội làm giàu" nếu bác có biết về chuyện đó. Câu Một sáng kiến khác của ông xoay quanh việc cải thiện đời sống cho người dân, sáng kiến này tập trung quanh khẩu hiệu "Hưng Yên mở hội làm giàu". khó hiểu lắm, sáng kiến đã thực hiện chưa, nếu thực hiện rồi thì thành phong trào chưa, tại sao chỉ mới đưa ra sáng kiến mà ông Trường Chinh đã phải lưu ý, nhắc nhở? Một sáng kiến mà chỉ tập trung quanh một câu khẩu hiệu, ai nghĩ ra câu đó?

Một số số liệu năng suất thời đó cho bác tham khảo để so sánh với phong trào khoán chui:

Vụ mùa năm 1966 đạt năng suất 24,50 tạ thóc/1 ha (năng suất lúa cao nhất trong 6 năm vừa qua). Huyện Yên Mỹ đạt 5 tấn thóc/ha cả năm. Vụ đông xuân 1966-1967 giành được thắng lợi to lớn và toàn diện. •Lúa chiêm tốt hơn những năm trước đây đạt 20 tạ 45 kg thóc/1ha. •Lúa xuân cấy nhiều nhất miền Bắc, đạt năng suất từ 26 đến 28 tạ/1ha. •Khoai lang, sản lượng tăng hơn năm 1965: 86,5% •Ngô đạt năng suất 18 tạ/1ha, vượt kế hoạch 213%.

Một số vấn đề để bác suy nghĩ về việc ông Lê Quý Quỳnh mất chức:

Ngày 27-29/5/1971: Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI họp kỳ thứ nhất. … Hội đồng nhân dân ra nghị quyết ... tích cực bảo vệ đê điều, phòng chống lụt bão.

Ngày 23/8/1971: Vỡ đê Nhất Trai (Gia Lương, Bắc Ninh). Nhân dân Hải Hưng khắc phục hậu quả của trận lụt chưa từng có trong 100 năm (kể từ năm 1971 trở về trước) ở đồng bằng Bắc bộ

Ngày 1/3/1972: Ban Bí thư Trung ương Đảng họp, ra Thông báo số 02... đồng chí Ngô Duy Đông, ủy viên Ủy ban Nông nghiệp Trung ương về làm Bí thư Tỉnh ủy;

Vỡ đê thì mất chức, đưa ông rành về Nông nghiệp lãnh đạo tỉnh có vị trí trọng yếu về kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp, sản lượng lương thực hàng năm đạt 600.000 tấn, chiếm 13% tổng số sản lượng miền Bắc thì quá đúng rồi có gì mà thắc mắc ?

Vuonglenghi 06:55, ngày 20 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thảo luận của IP 58.186.53.62 sửa

Cám ơn ai đã cung cấp thông tin bài viết này. Bố mẹ và các anh tôi kể cho chúng tôi về Bác Lê Quý Quỳnh, vì những năm chống Mỹ tỉnh ủy Hải Hưng về quê tôi sơ tán và ở ngay gia đình tôi.Lúc đó chúng tôi còn nhỏ.

Quay lại trang “Lê Quý Quỳnh”.